Với nhiều giải pháp và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đoàn thể, cùng ý thức vươn lên của người dân, công tác giảm nghèo của tỉnh đạt nhiều kết quả khả quan, hộ nghèo giảm qua từng năm.
- Phụ nữ tích cực tham gia giảm nghèo bền vững
- Mô hình hay, giảm nghèo hiệu quả
- Vật nuôi giảm nghèo
- Chìa khoá giảm nghèo
Công tác giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội luôn được các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng với nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ, phù hợp điều kiện thực tế từng địa phương. Qua đó, giúp người nghèo tăng thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tăng thu nhập, tạo sinh kế đi đôi với nâng mức tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là những tiểu mục quan trọng trong tổng thể Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Vấn đề này đã được tỉnh Cà Mau cụ thể hoá bằng nhiều hành động cụ thể, thiết thực. Hằng năm, trong các kế hoạch giảm nghèo tại địa phương đều đưa ra những chỉ tiêu phấn đấu trong nội dung này.
Ðơn cử như trong năm 2024, tỉnh đặt mục tiêu: 90% trở lên hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; ít nhất 70% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; 75% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, Internet; 90% các hộ gia đình sinh sống ở địa bàn xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông; tối thiểu 300 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ kết nối việc làm thành công; 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế; phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi tại các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống dưới 14,3%...
Cùng với đó, bằng những động thái tuyên truyền của các cấp, ngành, địa phương, rất nhiều hộ dân là đối tượng hộ nghèo, cận nghèo đã tự chủ sinh kế; tự nguyện viết đơn thoát nghèo, không trông chờ ỷ lại.
Dù còn nhiều khó khăn, nhiều phần việc phải làm, nhưng tin rằng với sự điều tiết hiệu quả các chính sách hỗ trợ, sự chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, làm giàu chính đáng từ người dân, hành trình giảm nghèo của tỉnh sẽ tiếp tục gặt hái nhiều kết quả tích cực hơn nữa.
Bà Lê Minh Phượng (Khóm 5, Phường 6, TP Cà Mau) tự nguyện làm đơn xin thoát nghèo, với suy nghĩ muốn giảm gánh nặng cho địa phương, nhường sự hỗ trợ cho người khó khăn hơn.
Nhân viên y tế xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình thăm khám sức khoẻ tại nhà cho bà Lê Thị Quýt. Bà Quýt có điều kiện kinh tế khó khăn, mắc nhiều bệnh, đi lại khó khăn.
Trong năm 2024, tỉnh Cà Mau phấn đấu từ 90% trở lên trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi.
Người dân khó khăn về kinh tế tại thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời nhận bồn trữ nước do Công đoàn Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam phối hợp với Cảng Hàng không Cà Mau hỗ trợ.
Với 80 triệu đồng vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, anh Tôn Minh Thông (Ấp 17, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh) nuôi bò giống, cho thu nhập hơn 70 triệu đồng/năm.
Văn Ðum thực hiện