ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 11-5-25 02:40:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bùi ngùi ngày trở lại

Báo Cà Mau Vậy là đã 40 năm các cựu chiến binh Xưởng Quân giới Cà Mau mới có dịp về thăm lại chiến trường xưa trên địa bàn huyện Đầm Dơi. Con đường về ấp Thanh Tùng, xã Thanh Tùng, vừa nhỏ, lại ngoằn ngoèo, xe cứ dồn sốc liên hồi nhưng không làm các cụ bận tâm, bởi những cái tên Kinh Ông Đơn, Kinh Ba, Cả Đuốc… với những năm tháng nhiều gian khổ, hy sinh nhưng cũng lắm nghĩa tình đang hiện đầy trong tâm trí các cụ.

Vậy là đã 40 năm các cựu chiến binh Xưởng Quân giới Cà Mau mới có dịp về thăm lại chiến trường xưa trên địa bàn huyện Đầm Dơi. Con đường về ấp Thanh Tùng, xã Thanh Tùng, vừa nhỏ, lại ngoằn ngoèo, xe cứ dồn sốc liên hồi nhưng không làm các cụ bận tâm, bởi những cái tên Kinh Ông Đơn, Kinh Ba, Cả Đuốc… với những năm tháng nhiều gian khổ, hy sinh nhưng cũng lắm nghĩa tình đang hiện đầy trong tâm trí các cụ.

Ân nghĩa Thanh Tùng

Ông Tám Hải (Ðào Hồng Hải), nguyên Trưởng Ban kỹ thuật của xưởng, kể lại: “Hồi đó, sau khi chuyển từ địa bàn rừng tràm U Minh xuống rừng đước Năm Căn, các bộ phận của xưởng đóng quân rải rác từ Thanh Tùng (Ðầm Dơi) xuống đến hai bên bờ sông Tam Giang (Năm Căn, Ngọc Hiển). Xứ Thanh Tùng lúc ấy nước ngọt, rất dồi dào bồn bồn, rau muống, cá đồng. Anh chị em xưởng nhờ bà con đùm bọc, san sẻ từng con cá, nắm rau. Còn bên kia sông Tam Giang là nước mặn, cũng nhờ bà con nơi đây cung cấp nước ngọt để sinh hoạt hằng ngày”.

Các cựu chiến binh Xưởng Quân giới Cà Mau thăm lại địa danh Cả Đuốc, nơi ngày xưa xưởng đóng quân.

Trong bài phát biểu của mình tại buổi họp mặt bà con Thanh Tùng, ông Tám Hải cũng khẳng định, để hoàn thành tốt được nhiệm vụ sản xuất vũ khí phục vụ chiến đấu, để xưởng có được thành tích là đơn vị anh hùng, 2 cá nhân anh hùng, công đóng góp, giúp đỡ của bà con nơi đóng quân là vô cùng lớn, trong đó có bà con ở xứ sở Thanh Tùng”.

Hôm ấy hay tin đoàn đến, một số cựu chiến binh của các đơn vị chiến đấu ngày xưa từng sử dụng vũ khí của xưởng hiện về nghỉ hưu ở Thanh Tùng cũng có mặt. Các cụ gặp nhau, tay bắt mặt mừng và coi nhau như anh em thân thuộc. Bởi ngày xưa họ từng có sự phối hợp ăn ý, nhịp nhàng trong nhiệm vụ. Cho đến bây giờ, các chú vẫn rất tự hào về những chiến công từ vũ khí của xưởng, làm các cựu chiến binh của xưởng cũng thấy vui và hãnh diện.

Ông Huỳnh Bồi, nguyên Tiểu đội phó, Ðại đội Pháo binh tỉnh, bày tỏ: “Hồi đó cơ sở vật chất của xưởng chưa có gì, trình độ anh em xưởng cũng hạn chế, chỉ có vài cán bộ 9 năm còn lại, nhưng đơn vị chiến đấu chúng tôi yêu cầu loại vũ khí nào là xưởng nghiên cứu và đáp ứng được hết. Tôi nhớ lúc đó đánh tàu giặc phải dùng thuỷ lôi, mỗi trái nặng cả 250 kg, vận chuyển rất khó khăn mà đánh cũng trật giuộc. Vậy là xưởng nghiên cứu sản xuất thành công loại đạn SSAL có tầm bắn hơn 300 m, nhờ đó mà tiêu diệt được rất nhiều tàu sắt địch, bẻ gãy chiến dịch “Hạm đội nhỏ trên sông” của chúng. Còn nhiều loại vũ khí khác cũng ra đời theo yêu cầu chiến trường như thế. Phải nói anh em xưởng giỏi vô cùng!...”.

Ông Trần Thanh Nam, nguyên Tiểu đội trưởng, Ðại đội 3, Tiểu đoàn U Minh, cũng chia sẻ: “Nhớ lần bắn 2 chiếc phum (tàu sắt) của địch ở Vàm Cái Tàu. Lúc đó tàu địch có cấu tạo 3 lớp sắt dày, súng mình bắn nhiều lần không hiệu quả. Vì vậy mà bọn chúng huênh hoang “tàu sắt chứ không phải tàu gỗ, xin đừng bắn, bắn tróc nước sơn mất công sơn lại”. Vậy mà lần đó, mình dùng đạn SSAL của xưởng bắn thủng 2 tàu, từ đó địch vô cùng hoang mang lo sợ…”.

Ngày trở lại, người xưa phần lớn đã không còn, các cựu chiến binh xưởng cũng không có điều kiện để đi thăm lại hết các gia đình đã cưu mang làm các cụ thấy lòng hết sức ái ngại. Phần lớn các phần quà trao tặng được đại diện con cháu những gia đình có công nhận. Từ buổi gặp gỡ này, thế hệ tiếp sau cũng hiểu hơn về vùng đất của mình, về công lao của ông bà, cha mẹ mình trong công cuộc giải phóng quê hương. 

Anh Võ Thái Sơn, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Thanh Tùng, đại diện Ðảng uỷ, UBND xã bày tỏ niềm tự hào về truyền thống quê hương và hứa sẽ tuyên truyền để các thế hệ sau này hiểu và có trách nhiệm hơn trong hiện tại.

Đất đã hoá tâm hồn

Thanh Tùng hôm nay thay da đổi thịt. Những con đường đất, những cánh rừng âm u, rậm rạp ngày nào đơn vị đóng quân giờ được thay bằng những con lộ bê-tông, những vuông tôm trống trải. Dấu tích xưa không còn, nhưng vẫn còn trong lòng các cụ bao xúc động, bùi ngùi. Chỉ tay về phía một vuông tôm ở kinh Ông Ðơn, ông Năm Diệp (Phan Văn Diệp, nguyên Phó Giám đốc xưởng), bùi ngùi: “Ðây là nơi đóng quân của bộ phận hoá chất. Có đến 13 đồng chí đã hy sinh trong quá trình sản xuất vũ khí (phần nhiều là cưa trái lấy thuốc bị nổ). Thịt da các đồng chí đã hoà trộn, gởi vào bùn đất của xứ sở Thanh Tùng này…”.

Phải mãi đến 40 năm mới về thăm lại chiến trường xưa khi vạn vật đã đổi thay, người xưa vắng bóng làm các cựu chiến binh xưởng cảm thấy như có lỗi, nhưng ông Ba Phát (Nguyễn Tấn Phát, nguyên Phó Giám đốc xưởng), thật lòng: “Khi giải phóng rồi, xưởng giải tán, mỗi người một công việc, một nơi. Rồi bao ngổn ngang bừa bộn đổ nát của đất nước sau chiến tranh cần phần bắt tay vào kiến thiết, rồi học hành nâng cao trình độ, rồi con cái gia đình, rồi đánh vật với khó khăn cơm áo gạo tiền… mình không có điều kiện về thăm lại chiến trường xưa. Ðể rồi khi sắp xếp được thì đã người còn, người mất. Cái khó của các bác hiện nay là vấn đề sức khoẻ và tiền bạc. Ða số đều nghèo, muốn đi đâu là cả vấn đề. May mà anh Hồ Thanh Hải, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Cà Mau, ngày trước cũng là lính của xưởng, ảnh biết được, cho xe đưa và hỗ trợ tiền tặng 20 suất quà cùng những chi phí khác mới có được chuyến đi này”.

Còn nhiều việc rất cần làm như: xây dựng bia kỷ niệm nơi thành lập xưởng, thăm lại hết các địa bàn xưởng từng đóng quân, hỗ trợ các cựu binh xưởng đời sống khó khăn… nhưng Ban liên lạc xưởng dường như đang trong tình cảnh “lực bất tòng tâm”.

Bữa cơn chia tay thật thân tình, cảm động. Những món ăn quê nhà được các cựu chiến binh của xưởng giờ nghỉ hưu ở địa phương chợ búa, lo liệu. Là những món ăn đồng quê nhưng tình cảm thì ấm áp, mặn nồng. Các cụ lưu luyến mãi không muốn rời xa những người đồng đội cũ, xa mảnh đất Thanh Tùng, xa nơi ngày nào chịu đựng bao gian khổ, hy sinh… Bởi ở cái tuổi ngoài “thất thập”, trong lòng ai cũng ngầm hiểu biết có còn được trở lại lần sau?!

Chứng kiến cảnh chia tay đầy bịn rịn này, Ðại tá Lê Quốc Yên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Ðảng uỷ, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (những năm sắp giải phóng, anh là cậu bé vị thành niên theo cha vào làm công nhân trong xưởng), phải thốt lên: “Ðúng là Nơi ta ở chỉ là nơi đất ở/Nơi ta đi đất đã hoá tâm hồn”(*)./.

(*) Thơ Chế Lan Viên.

Bài và ảnh: Huyền Anh

70 năm hành trình giữ biển

70 năm trước, nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan bảo vệ trọn vẹn chủ quyền biển, đảo miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể - tiền thân của Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng ngày nay.

Anh hùng của những anh hùng

Gọi Ðại tá Nguyễn Văn Tàu (Trần Văn Quang, Tư Cang), Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (AHLLVTND), huyền thoại của tình báo Việt Nam, là "anh hùng của những anh hùng" cũng rất đúng và không hề tô hồng, ngợi ca. Bản thân ông Tư Cang cũng căn dặn chúng tôi rằng: “Hãy nói, hãy viết bằng sự thật lịch sử. Bởi chỉ cần nói thật, nói đúng về lịch sử của dân tộc ta trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thôi, thì đó đã là một câu chuyện phi thường”.

50 năm - Nhớ giờ phút này!

Thời điểm chuẩn bị giải phóng miền Nam, theo tinh thần nghị quyết của Quân khu 9 và Tỉnh uỷ Cà Mau: “Tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã”, đến nửa tháng 4/1975, toàn bộ cứ điểm, đồn bót của địch trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã bị tiêu diệt hoặc rút chạy, chi khu Rạch Ráng trơ trọi như một ốc đảo, sự chi viện từ tiểu khu An Xuyên bằng đường sông đã bị khống chế, đường bộ không có, duy nhất chỉ có trực thăng tiếp tế nhỏ giọt từ thức ăn đến nước uống. Hơn 400 tề nguỵ ở chi khu Rạch Ráng đang khốn đốn, hoang mang tột độ.

Tròn 50 năm tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 giải phóng Cà Mau

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy để giải phóng miền Nam, bắt đầu từ Chiến dịch Tây Nguyên đầu tháng 3/1975. Ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975 theo tinh thần “Tấn công thần tốc như Nguyễn Huệ” mà đồng chí Lê Duẩn nói trong Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Ðảng.

50 năm nhớ ngày lịch sử vẻ vang

50 năm tôi được sống trong độc lập tự do, hưởng hạnh phúc cùng toàn dân tộc, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì mà người chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận đã cống hiến, hy sinh để giành lại hoà bình, ấm no như ngày hôm nay.

Kỷ niệm về anh

Sau ngày đất nước toàn thắng và thống nhất, tôi từ miền Trung được chuyển về quê công tác. Mấy ngày ngồi trên xe đò từ Cố đô Huế trở về, trong đầu tôi hình dung biết bao hình ảnh về sự đổi thay của thị xã Cà Mau mà ngày tôi ra đi hơn 20 năm trước còn là một thị trấn khiêm tốn nằm ở tận cùng phương Nam Tổ quốc.

Món quà ký ức

Trong căn nhà đơn sơ trên đường Lý Văn Lâm (Phường 1, TP Cà Mau), cựu chiến binh (CCB) Lâm Anh Lữ cầm trên tay cuốn “Kỷ yếu Ban Liên lạc Thị đội Cà Mau và Huyện đội Châu Thành” vừa in xong, mắt ánh lên niềm vui và xúc động: “Cuối cùng thì cũng hoàn thành. Mừng lắm!”. Gương mặt rạng ngời, tay ông run run lật từng trang sách còn thơm nồng mùi giấy mới...

Nhớ ngày tiếp quản Cà Mau

Ngày 30/4, ngày lịch sử trọng đại của dân tộc, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam khỏi ách thống trị của bọn xâm lược và bè lũ tay sai, ngày mà triệu triệu người Việt Nam vỡ oà hạnh phúc.

50 năm - Bản hùng ca bất diệt

“Đại thắng mùa xuân năm 1975 là bản anh hùng ca bất diệt, là chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Chiến thắng đó đã chấm dứt hơn 100 năm đô hộ, xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc”, đồng chí Nguyễn Hồ Hải - Bí thư Tỉnh Uỷ nêu tại buổi Họp mặt Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 26/4.

Học sinh miền Nam đặc biệt

Trong ký ức của các thế hệ học sinh miền Nam (HSMN) tập kết ra Bắc, luôn có hình ảnh hai gương mặt rất đặc biệt, đó là hai chị em người da đen Irene và Monique. Trong suốt những năm tháng học tập, bạn bè chỉ biết họ được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nuôi dưỡng, còn gốc gác cụ thể thì ít người rõ.