(CMO) Cà Mau, mảnh đất trù phú cùng nhiều thắng cảnh đẹp nguyên sơ, nổi tiếng với Vườn sinh quyển Đất Mũi và nhiều điểm đến khác lạ, đang trở thành vùng đất hấp dẫn du khách gần xa.
Nhắc đến Cà Mau, du khách không khỏi tò mò háo hức muốn 1 lần được đặt chân tới vùng đất cực Nam của tổ quốc. Đến bây giờ mong muốn ấy không còn khó thực hiện khi Cà Mau sắp chào đón cao tốc quy mô hơn 40.000 tỷ đồng, bên cạnh đó là mở các chặng bay thẳng đến Hà Nội, và nhiều tỉnh thành khác.
Tháng 6/2020, Chính phủ vừa ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, một trong những quan điểm nguyên tắc lập quy hoạch đó là huy động các nguồn lực, kết nối Cà Mau với các tỉnh ĐBSCL và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là kết nối hạ tầng liên vùng.
Mới đây, công trình vĩ mô mà Chính phủ đặc biệt quan tâm chính là tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đã được phê duyệt triển khai giai đoạn 2021 - 2025. Đây chính là cú hích mạnh mẽ tạo bệ phóng cho không chỉ Cà Mau mà các tỉnh thành như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ… cũng hưởng lợi lớn từ tuyến giao thông huyết mạch này.
Theo các phương án mà Công ty CP tư vấn thiết kế GTVT phía Nam đưa ra, dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau có thể sẽ sử dụng toàn bộ tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp hiện hữu hoặc sẽ chạy song song với tuyến này. Tuy nhiên các chuyên gia đánh giá, phương án 1 (lấy toàn bộ tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp) thì tổng mức đầu tư thấp hơn, giải phóng mặt bằng thấp hơn, không ảnh hưởng nhiều đến diện tích đất trồng lúa của người dân các tỉnh thành khu vực. Với phương án này, toàn tuyến cao tốc có chiều dài hơn 140 km, 13 nút giao, tổng mức đầu tư khoảng 46.000 tỉ đồng.
Tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp đang trong quá trình thi công nâng cấp, mở rộng
Tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau ngoài đáp ứng nhu cầu phát triển hành lang vận tải Cần Thơ - Cà Mau thì đây còn là 1 trong 2 cao tốc trục dọc trong khu vực ĐBSCL, kết nối vào hai tuyến cao tốc trục ngang, liên kết toàn vùng ĐBSCL.
Khi tuyến cao tốc này hoàn thành, chắc chắn kinh tế xã hội Cà Mau sẽ bước sang một trong mới, diện mạo đô thị Cà Mau sẽ còn phát triển vượt xa kỳ vọng.
Bên cạnh đó tỉnh cũng tăng cường các tiềm lực để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông liên tỉnh như nâng cấp tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, quốc lộ 63 đi Kiên Giang. Đặc biệt là triển khai tuyến tránh quốc lộ 1A (vốn đầu tư gần 1.800 tỷ đồng), sau khi hoàn thành sẽ kết nối với đường Vành đai 3, đường Hành lang ven biển phía Nam nhằm hoàn chỉnh mạng lưới giao thông theo quy hoạch của địa phương; từng bước hoàn chỉnh mạng lưới GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tiềm năng lớn về kinh tế biển
Một trong những công trình khuếch trương được tiềm năng kinh tế biển của Cà Mau chính là cảng quốc tế Hòn Khoai với vốn đầu tư 2.5 tỷ USD. Cảng quốc tế Hòn Khoai nằm cận kề tuyến hàng hải quốc tế, kết nối tuyến hành lang trên biển từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Đồng thời tạo thế kiềng 3 chân vững chắc cho động lực phát triển kinh tế ĐBSCL gồm Kiên Giang – Phú Quốc; Trà Vinh – Định An và Khu kinh tế Năm Căn – Hòn Khoai. Cùng với cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, quy hoạch xây dựng cảng Hòn Khoai một lần nữa cho thấy sự quan tâm của cả nước dành cho Cà Mau là rất lớn.
Đảo Hòn Khoai được quy hoạch trở thành cảng thông thương lớn nhất vùng ĐBSCL
Đó là nền tảng cho đô thị Cà Mau thay áo mới trong vài năm trở lại đây, góp phần đưa TP Cà Mau trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh vào năm 2020, tạo tiền đề để Cà Mau trở thành tỉnh phát triển khá của vùng ĐBSCL vào năm 2025.
Với định hướng ấy, thành phố Cà Mau kiến thiết đô thị theo hướng phát triển bền vững. Ðến nay, đã có 51 đồ án quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch được phê duyệt, tỷ lệ quy hoạch phân khu các phường nội ô bao phủ đạt hơn 52% diện tích.
Các trung tâm thương mại, công viên vui chơi giải trí, mua sắm, ẩm thực, địa điểm du lịch… tại Cà Mau ngày càng thu hút khách. Chỉ tính năm 2019, doanh thu ngành du lịch đạt 2.495 tỷ đồng và hiện tại Cà Mau đang sở hữu 10 điểm đến hấp dẫn bao gồm: Khu du lịch sinh thái U Minh Hạ, Khai Long, Hòn Đá Bạc, Biển đảo Hòn Khoai, Cột mốc Mũi Cà Mau... cùng với đó là ẩm thực biển phong phú, đa dạng, nổi tiếng là “xứ cua, tôm” ngon nhất vùng.
Cà Mau còn nổi tiếng là xứ “ăn chơi” đặc trưng cho sự phóng khoáng, hào sảng của người dân Tây Nam bộ. Chính vì thế nhu cầu hưởng thụ cuộc sống của người Cà Mau cũng đẳng cấp và “sang chảnh” hơn hẳn so với các tỉnh thành khác.
TP Cà Mau ngày càng phát triển theo hướng văn minh, xanh sạch đẹp
Điều này thể hiện rõ nét ở việc lựa chọn không gian sống. Giới trẻ địa phương đặc biệt là công viên chức, đang hướng đến việc sở hữu các khu đô thị hiện đại, tiện nghi, gần trung tâm thành phố để thuận tiện đi làm, con cái đi học, đồng thời dễ dàng kết nối các tiện ích nội ô và ngoại ô.
Một trong những dự án thuộc hạng sang đó chính là Happy Home Cà Mau của chủ đầu tư - Công ty CP Thương mại Phát triển Sài Gòn 268 và được phát triển bởi Công ty CIT Hà Nội. Đây là khu đô thị được quy hoạch tầm cỡ - 194 ha, với nhiều tiện ích hiện đại đáp ứng xu hướng sống “sang” của cư dân Cà Mau, đó chính là: công viên cây xanh, hồ bơi, sân tennis, sân bóng đá, trung tâm thương mại và trường mầm non, đặc biệt là hồ cảnh quan 12ha, trung tâm hồ chính là cụm quần thể khách sạn – resort hạng sang, bao quanh hồ là dãy nhà phố thương mại phục vụ chuyên biệt cho cư dân và khách du lịch.
Điểm mạnh của dự án là vị trí mặt tiền tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, tuyến đường đang được quy hoạch trở thành cao tốc Cần Thơ – Cà Mau trong tương lai. Từ vị trí này cũng có thể kết nối dễ dàng tới: trung tâm hành chính mới Cà Mau, nội ô Cà Mau, sân bay Cà Mau và các trường đại học, cao đẳng trong bán kính 1-3km…
Dự án được đánh giá góp phần thay đổi diện mạo đô thị, hướng đến mục tiêu thành phố Cà Mau được công nhận đô thị loại 1 trong năm 2020.