ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 29-5-25 05:53:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cà Mau tạo ấn tượng đẹp tại Hội thi Tiếng hát Người khuyết tật toàn quốc lần 3, năm 2025 khu vực phía Nam

Báo Cà Mau Trong 2 ngày: 26 và 27/5, tại UBND quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh), Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thi Tiếng hát Người khuyết tật toàn quốc lần thứ 3, năm 2025 - khu vực phía Nam với chủ đề “Tiếng hát từ trái tim”.

Đạo diễn Quốc Tín chăm chút phần biểu diễn cho thí sinh trước giờ tranh tài.Đạo diễn Quốc Tín chăm chút phần biểu diễn cho thí sinh trước giờ tranh tài.

Hội thi có sự tham gia của 84 thí sinh người khuyết tật thuộc 7 đoàn thi đến từ các tỉnh, thành phố gồm: Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Khánh Hoà, Sóc Trăng (trong đó, thí sinh nhỏ tuổi nhất là 12 tuổi, lớn tuổi nhất là 61 tuổi). Đây là dịp để người khuyết tật các tỉnh học hỏi, giao lưu, thể hiện khả năng của mình trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật; khẳng định giá trị bản thân và hoà nhập ngày càng sâu rộng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Hai tài tử Nguyễn Thị Hồng và Phạm Thái Hải tích cực tập luyện chuẩn bị tham gia hội thi.Hai tài tử Nguyễn Thị Hồng và Phạm Thái Hải tích cực tập luyện chuẩn bị tham gia hội thi.

Ông Nguyễn Trọng Đàm, Chủ tịch Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức hội thi, cho biết: “Trong bối cảnh các địa phương đang tích cực triển khai thực hiện chủ trương lớn của Đảng, sắp xếp tinh gọn hệ thống chính trị hành chính Nhà nước, tác động trực tiếp đến tổ chức và hoạt động của Hội nhưng nhiều tỉnh, thành hội vẫn tích cực chuẩn bị các vòng thi sơ tuyển, lựa chọn tiết mục tập luyện để tham gia các hội thi khu vực ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Hội thi thực sự là ngày hội của người khuyết tật, một hoạt động văn hoá, văn nghệ đậm tính nhân văn và nhân ái.

Với bài vọng cổ "Biển chiều", thí sinh Nguyễn Văn Nghiệm mang đến cho khán giả nhiều cảm xúc với chất giọng ngọt ngào, đậm tình quê biển Cà Mau.Với bài vọng cổ "Biển chiều", thí sinh Võ Văn Nghiệm mang đến cho khán giả nhiều cảm xúc với chất giọng ngọt ngào, đậm tình quê biển Cà Mau.

Tiết mục "Ánh sáng từ trái tim" (Nhạc sĩ Tuấn Quang) qua phần thể hiện đầy xúc động của thí sinh Nguyễn Văn Hận.Tiết mục "Tiếng hát từ trái tim" (Nhạc sĩ Tuấn Quang) qua phần thể hiện đầy xúc động của thí sinh Nguyễn Văn Hận.

Có tất cả 21 tiết mục góp vào hội thi, gồm nhiều thể loại: đơn ca, song ca, tam ca, múa, độc tấu, hoà tấu nhạc cụ... Đây chính là tâm huyết, tình cảm, tài năng của các thí sinh khuyết tật đã được tuyển chọn tại các phong trào văn hoá, văn nghệ tại địa phương, hứa hẹn mang đến cho Ban giám khảo và khán giả nhiều cảm xúc và trải nghiệm thú vị. Riêng tỉnh hội Cà Mau xây dựng chương trình tham gia gồm 3 tiết mục: ca cổ “Biển chiều” (tác giả: Huỳnh Bê, trình bày: Võ Văn Nghiệm), đơn ca “Tiếng hát từ trái tim” (Nhạc sĩ Tuấn Quang, trình bày: Nguyễn Văn Hận) và hoà tấu nhạc cụ dân tộc của 2 thí sinh Phạm Thị Hồng - Nguyễn Thái Hải. Kết quả, Cà Mau đoạt 1 giải Bạc, 2 giải Khuyến khích, 1 giải hoà tấu nhạc cụ ấn tượng, 1 bằng khen của Trung ương Hội. Bên cạnh đó, tiết mục ca cổ “Biển chiều” của thí sinh Võ Văn Nghiệm còn được NSƯT Lê Tứ, thành viên Ban giám khảo trao 1 phần quà dành cho tiết mục ấn tượng tại hội thi.

Ban tổ chức hội thi trao quà cho đại diện các thí sinh tham gia hội thi.

Thí sinh Võ Văn Nghiệm (thứ nhất từ trái sang) nhận giải Bạc tại hội thi.

Hai tiết mục: "Tiếng hát từ trái tim" (thí sinh Nguyễn Văn Hận) và hoà tấu nhạc cụ dân tộc (hai thí sinh Phạm Thái Hải - Nguyễn Thị Hồng) đoạt giải Khuyến khích tại hội thi.

“Đây đúng là sân chơi đẹp để đội ngũ người khuyết tật tỉnh nhà có dịp giao lưu với các tỉnh bạn để rút kinh nghiệm và tiếp tục phát huy vai trò của người khuyết tật trong quá trình tham gia văn nghệ cũng như sinh hoạt văn nghệ định kỳ hằng tháng tại địa phương”, ông Tạ Bửu Thương, Chủ tịch Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi tỉnh Cà Mau, bày tỏ./.

Minh Hoàng Phúc

 

 

 

 

KHI CÀ MAU – BẠC LIÊU HỢP NHẤT

Ta lại về cùng chung một mái nhà Như hai anh em mừng ngày sum họp Không gian rộng mở cho tình người tình đất Mảnh đất cuối trời chảy suốt những dòng sông

Ði tìm nét đẹp cuộc sống

Yêu thích chụp ảnh từ khi còn trẻ, nhưng vì nhiều mối bận tâm, công việc, gia đình..., đến năm 2017, được người bạn tặng máy ảnh, chị Nguyễn Hồng Nhung mới bắt đầu bén duyên với bộ môn yêu thích bấy lâu. Năm 2019, sức khoẻ chị giảm sút, sau đó dịch Covid-19 hoành hành nên cuộc chơi cùng nhiếp ảnh đành gián đoạn mất 4 năm.

“Búp sen xanh” - Sách gối đầu của thế hệ măng non

Trong vô số tác phẩm văn học Việt Nam viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Búp sen xanh” của Nhà văn Sơn Tùng là cuốn sách đặc biệt, cẩm nang xúc động về tuổi thơ, tuổi trẻ của Bác. "Búp sen xanh" là tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về Bác Hồ, ra đời năm 1982. Qua ngôn ngữ bình dị, thấm đẫm tình yêu của Nhà văn Sơn Tùng, tác phẩm tái hiện đầy đủ nhất hành trình hình thành lý tưởng cứu nước của Nguyễn Tất Thành từ lúc còn là cậu bé Làng Sen đến ngày rời Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

Ðạo diễn Nguyễn Phương Ðiền: "Khán giả càng khen, càng phải nâng cấp cách làm phim"

Ðạo diễn Nguyễn Phương Ðiền là cái tên không xa lạ với khán giả miền Tây. Anh "chuyên trị" dòng phim xưa với nhiều tác phẩm ăn khách như: "Lưới trời", "Tiếng sét trong mưa"...

Phúc khảo chương trình nghệ thuật “Cà Mau nhớ mãi ơn Người”

Sáng 17/5, tại Hội trường Trung tâm Văn hoá tỉnh Cà Mau diễn ra buổi phúc khảo chương trình Nghệ thuật đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025); kỷ niệm 75 năm thành lập huyện Trần Văn Thời (5/5/1950-5/5/2025) với chủ đề: “Cà Mau nhớ mãi ơn Người”.

Phượng đỏ trong miền ký ức

Tháng 5, trời bắt đầu khoác sắc áo của mùa hè. Nắng vàng đổ lửa, rọi qua từng con phố, từng mái hiên, từng vạt đồng mênh mang gió thổi. Ấy là lúc những chùm hoa phượng bắt đầu rực đỏ, reo vui trong tiếng ve râm ran trên từng cành lá. Hoa phượng - loài hoa học trò, loài hoa đánh thức bao miền ký ức, đã về như lời hẹn cũ của thời gian, gợi mở bao điều thân thương trong lòng người.

Ðồng hành cùng sự phát triển quê hương

Tại tỉnh Cà Mau, Phật giáo hiện là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất, với 5 hệ phái chính: Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nam tông Khmer, Phật giáo Hoa tông, Khất sĩ và Thiền phái Trúc lâm. Toàn tỉnh hiện có 53 cơ sở tự viện, 259 tăng ni và trên 300 ngàn tín đồ. Với phương châm: “Ðạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh đã có những đóng góp quan trọng vào công tác an sinh xã hội, góp phần cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Nhân Ðại lễ Phật đản (Ðại lễ Vesak) năm 2025 - sự kiện trọng đại của GHPGVN, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định tặng Bằng khen cho 5 tập thể và 4 cá nhân có nhiều đóng góp tích cực trong công tác an sinh xã hội và hoạt động Phật sự.

Phật giáo Cà Mau hướng tới những giá trị nhân văn tốt đẹp

Bám sát tôn chỉ, mục đích hoạt động theo quy định của Nhà nước, pháp luật, theo sự chỉ đạo của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), trong những năm qua, GHPGVN tỉnh Cà Mau đã cùng Nhân dân trong toàn tỉnh giữ vững và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực tham gia các hoạt động, đóng góp trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới quê hương.

Bí ẩn rắn hổ mây khổng lồ

Nhắc đến rừng tràm U Minh Hạ, gợi nhớ trong suy nghĩ của mọi người về vùng đất kỳ bí “rừng thiêng nước độc” với bao câu chuyện kể có sức hút lạ kỳ về thảm động, thực vật độc đáo mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất nơi đây. Ðặc biệt, chuyện về loài rắn hổ mây khổng lồ sinh sống tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ.

Yêu xứ mù sương

Tác giả Nguyễn Văn Sự sinh năm 1970, sống tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, hiện anh sinh hoạt tại Chi hội Nhiếp ảnh Lào Cai. Ngoài công việc chính là kinh doanh thương mại và du lịch, những lúc rảnh rỗi, anh lại tranh thủ đi sáng tác.