ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 18:41:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cải cách hành chính ở thị trấn biển

Báo Cà Mau (CMO) Tại thị trấn biển Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân, cao điểm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT)” đã bước vào giai đoạn nước rút. Ông Trần Quốc Yên, Chủ tịch UBND thị trấn Cái Ðôi Vàm, cho biết: “Khi bắt đầu triển khai, chúng tôi đã chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất cả về nhân lực và cơ sở vật chất, kỹ thuật để hỗ trợ tối đa cho người dân tại trụ sở UBND thị trấn và các trụ sở khóm. Tuy nhiên, lượng bà con đến không như kỳ vọng, thế nên thị trấn quyết định thành lập các tổ lưu động đến tận từng nhà để hỗ trợ”.

Theo ông Yên, dù địa phương đã đặc biệt tăng cường tuyên truyền các thông tin liên quan đến Chiến dịch 69 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng DVCTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau" đến người dân, nhưng vì nhiều lý do, một số bà con vẫn chưa thật sự quan tâm đến quyền lợi, trách nhiệm của mình. Xuất phát từ thực tế trên, các tổ lưu động hỗ trợ người dân được thành lập với sự kết hợp của nhân viên các nhà mạng, cán bộ thị trấn và các tổ chức, đoàn thể của khóm.

“Ngoài việc hỗ trợ kỹ thuật cài đặt, cách sử dụng các phần mềm dịch vụ công trực tuyến, thành viên tổ lưu động còn hỗ trợ người dân đăng ký sim chính chủ, rà soát đối tượng chưa làm căn cước công dân gắn chip và giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của bà con. Thông qua đó sẽ thông tin, tuyên truyền đến người dân những quyền lợi, trách nhiệm của công dân”, ông Yên thông tin.

Chị Trần Hân Bình, Phó bí thư Chi đoàn Khóm 1, thị trấn Cái Ðôi Vàm, chia sẻ: “Khi đến hỗ trợ, bà con rất phấn khởi, ủng hộ. Trước khi tiến hành công việc, thành viên các tổ được quán triệt về mục đích, ý nghĩa của công việc; tập huấn thuần thục các kỹ năng cần thiết để hỗ trợ bà con một cách tốt nhất. Lực lượng ưu tiên hỗ trợ những gia đình có người cao tuổi, hộ ở những tuyến nhánh xa, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Sau 2 tuần thực hiện, kết quả và tiến độ rất tốt”.

Chị Trần Hân Bình (bên phải) hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng phần mềm dịch vụ công trực tuyến tại nhà.

Ông Nguyễn Kha Ly, Trưởng ban Công tác Mặt trận Khóm 1, thị trấn Cái Ðôi Vàm, thông tin: “Sau 2 tuần quyết liệt hỗ trợ bà con trong khóm, tỷ lệ bao phủ các phần mềm và hướng dẫn bà con tự thực hiện các thủ tục DVCTT mức độ 3, 4 tại nhà đã đạt trên 60%. Những ngày tới đây, khóm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của các tổ lưu động, cố gắng nâng cao tỷ lệ bao phủ cao nhất có thể”.

Bà Hà Thị Oanh, người dân Khóm 1, thị trấn Cái Ðôi Vàm, chia sẻ: “Ðược người tới tận nhà giúp đỡ, chỉ dẫn cặn kẽ như vầy thì quá tốt rồi. Người hướng dẫn thì nhiệt tình, vui vẻ, chỉ luôn cho cả nhà biết về cách làm, sự tiện lợi khi có các phần mềm trực tuyến. Nói chung, cái gì có lợi cho bản thân mình, cho người dân thì tôi rất ủng hộ”.

Ðồng quan điểm, ông Phạm Trung Nhật, cùng khóm, phấn khởi: "Người của tổ lưu động tới một nhà, những nhà lân cận cũng qua luôn, hiệu quả lắm. Cái này không có người chỉ dẫn thì khó, chớ chỉ tận tay, tận mắt thế này thì bà con làm theo được hết mà".

Anh Cao Văn Phú, nhân viên của Viettel Phú Tân, khi tham gia các tổ lưu động thì cảm nhận rằng: “Cách làm của thị trấn rất tâm huyết, chủ động, thay vì chờ người dân tới, thì mình đi tìm người dân để giúp. Công việc này không có gì khó khăn, chỉ là cách tổ chức sao cho phù hợp, hiệu quả”. Cũng theo anh Phú, khi cơ động thực hiện công việc, nhân viên nhà mạng còn có thể kết hợp giải quyết thêm được việc hỗ trợ người dân đăng ký sim chính chủ theo quy định mới, tránh gián đoạn liên lạc cho người dân.

Anh Cao Văn Phú (giữa) đánh giá: “Mô hình tổ lưu động hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng phần mềm dịch vụ công trực tuyến là cách làm hay, chủ động, hiệu quả”.

Ông Trần Quốc Yên cho biết thêm: “Qua công tác của tổ lưu động, địa phương còn xác định đây là dịp để nắm bắt thêm tâm tư, tình cảm, những vướng mắc của bà con trong việc sử dụng DVCTT. Ðây là vấn đề rất quan trọng, bởi địa phương sẽ có cái nhìn tổng quan về tình hình thực tế, từ đó có những giải pháp quyết liệt hơn, thiết thực hơn để đồng hành, hỗ trợ người dân. Qua cao điểm lần này, việc tuyên truyền, thông tin về quyền lợi, nghĩa vụ của người dân về sử dụng DVCTT cũng toàn diện hơn, sâu sắc hơn”.

Khi được biết sau khi cài đặt và sử dụng phần mềm DVCTT, gia đình không phải đến trực tiếp trụ sở UBND thị trấn mà có thể giải quyết hầu hết các thủ tục hành chính tại nhà, bà Trần Thị Liễu, Khóm 1, thị trấn Cái Ðôi Vàm, hết sức đồng tình: “Lâu nay người dân chúng tôi ngán ngại nhất là đi làm hồ sơ, giấy tờ vì tốn kém thời gian, đi lại vất vả. Nếu ở nhà mà giải quyết được hết thì còn gì bằng. Những người lớn tuổi thì tiếp thu chậm, nhưng ở nhà còn con em của mình, tụi nó biết thì làm ngon lành”.

Hiện tại, toàn bộ 8 khóm của thị trấn Cái Ðôi Vàm đã thành lập các tổ lưu động để hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng phần mềm DVCTT và phần mềm thanh toán trực tuyến.

Ông Trần Quốc Yên khẳng định: “Qua rà soát và nắm bắt phản hồi của người dân, địa phương càng củng cố niềm tin rằng cách làm này đang mang lại không chỉ là hiệu quả mà còn là sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân. Không dừng lại ở thời gian cao điểm của chiến dịch, chúng tôi sẽ tính toán để duy trì mô hình này lâu dài, từ đó tiếp tục đẩy mạnh số hoá trong cải cách thủ tục hành chính, mà mục đích cao nhất là vì quyền lợi và sự thụ hưởng của người dân”./.

 

Hải Nguyên

 

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.

Tạo sự hài lòng cho người dân

Với mục tiêu, phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, việc triển khai công tác chuyển đổi số, thực hiện Ðề án 06 của Chính phủ đã và đang mang lại những tiện ích lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm thay đổi căn bản nền hành chính thủ công sang môi trường điện tử hiện đại, tạo được sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

Cải tiến, sáng tạo để phục vụ Nhân dân tốt hơn

“Công việc nhiều hơn, thiết bị và công nghệ được đầu tư hiện đại, con người làm việc được tinh gọn, theo đó cần thay đổi nhận thức, phương pháp làm việc, có nhiều cải tiến, sáng tạo… để việc thực thi nhiệm vụ được đảm bảo vì mục tiêu phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, trưởng Đoàn công tác của HĐND tỉnh giám sát cải cách hành chính về hộ tịch tại huyện U Minh, sáng 01/11, nhấn mạnh.

Xoá rào cản giữa chính quyền và người dân

Với quyết tâm hướng về người dân để cải thiện Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC), chính quyền các cấp trong tỉnh chủ động triển khai nhiều mô hình, sáng kiến phù hợp, đã mang lại hiệu quả tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền địa phương, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Ðiển hình như xã Khánh An, huyện U Minh.

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, dân tin tưởng và hài lòng

Tiếp tục chương trình giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đối với công tác Cải cách hành chính (CCHC) trong lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 31/10, đồng chí Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh có buổi làm việc với UBND huyện Năm Căn về công tác này.

Cần đổi mới và cải tiến hơn trong cải cách hành chính lĩnh vực hộ tịch

“Chuyển đổi số trên các lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ, đi sâu vào đời sống xã hội, trong đó có cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt trên lĩnh vực hộ tịch. Đã qua, chúng ta đã có nhiều chuyển biến, phần nào đã tạo được sự tin tưởng, hài lòng của người dân, nhưng theo yêu cầu phát triển công nghệ số, trước thực tiễn xã hội, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa, có thêm nhiều cải tiến, đổi mới…”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế (HĐND tỉnh), trưởng đoàn công tác HĐND tỉnh, nêu tại buổi khảo sát của HĐND tỉnh về CCHC trên lĩnh vực hộ tịch ở huyện Thới Bình, sáng 31/10. 

Cần giải pháp, sáng kiến tạo đột phá

Ðoàn kiểm tra Cải cách hành chính (CCHC) tỉnh năm 2024 vừa kiểm tra công tác CCHC tại Sở Y tế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ghi nhận kết quả đạt được và góp ý, chỉ ra nhiều vấn đề cụ thể để công tác này tại các đơn vị đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Tạo nền tảng cho chính quyền số

Quyết liệt, kịp thời, thông suốt, là quyết tâm của TP Cà Mau trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC). Ðến nay, địa phương đã hoàn thành 20/23 nhiệm vụ đề ra theo kế hoạch năm, đạt 87%. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh áp dụng những giải pháp, sáng kiến mới nhằm tạo bước đột phá trong thực hiện CCHC, phát triển chính quyền điện tử - nền tảng vững chắc hướng tới chính quyền số.

Khánh Hội nâng chất lượng phục vụ

Từ đầu năm đến nay, công tác cải cách hành chính (CCHC) được xã Khánh Hội, huyện U Minh, tiếp tục triển khai đồng bộ, toàn diện trên các nội dung về cải cách thể chế, cải cách bộ máy hành chính, cải cách tài chính công, hiện đại hoá nền hành chính Nhà nước. Ðặc biệt, xã luôn chú trọng cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhất là thực hiện rà soát, đơn giản hoá TTHC và nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.

Chú trọng mức độ hài lòng

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không ngừng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và đạt hiệu quả cao. Từ đó, giúp rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ hành chính, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.