ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 03:47:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cải cách hành chính phải hướng về người dân

Báo Cà Mau (CMO) Ðó là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến “Tổng kết chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2011-2020 và xây dựng chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2021-2030.

Đánh giá kết quả tổng thể, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng ban Chỉ đạo CCHC Chính phủ nhấn mạnh, kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, CCHC luôn là một nội dung quan trọng trong việc đổi mới của Ðảng ta, là 1 trong 3 giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, thúc đẩy đổi mới toàn diện đất nước, hội nhập quốc tế.

Cà Mau là 1 trong 59 tỉnh, thành trên cả nước thành lập Trung tâm Giải quyết TTHC.

Tổng chi phí xã hội tiết kiệm hơn 6.300 tỷ đồng/năm

Công tác CCHC được triển khai đồng bộ trên tất cả 6 nội dung. Trong đó, nổi bật là chỉ đạo, điều hành CCHC từ Trung ương đến địa phương đã tạo động lực cải cách mạnh mẽ và lan toả trong toàn hệ thống, tạo được niềm tin cho xã hội, người dân, doanh nghiệp. Ðã có trên 460 mô hình, sáng kiến CCHC các bộ, ngành; các tỉnh có trên 6.120 mô hình, sáng kiến CCHC.

Về cải cách quy định thủ tục hành chính (TTHC), tính từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khoá XIV đến nay, đã cắt giảm, đơn giản hoá hơn 1.000 TTHC, 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh; 6.776/9.926 danh mục hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành; tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm. Các bộ, ngành đã có phương án xử lý 1.501 mặt hàng có chồng chéo về thẩm quyền.

Ðặc biệt, giai đoạn 2013-2020, Chính phủ ban hành 19 nghị quyết chuyên đề về đơn giản hoá TTHC, giấy tờ công dân trên các lĩnh vực quản lý để phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hoá 1.097 thủ tục, với 992 mẫu đơn và 399 tờ khai, trong đó có nhiều phương án có đối tượng tác động lớn.

Có 59/63 địa phương thành lập trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh. Tính đến 31/3/2020 các bộ, ngành Trung ương giảm 10.284 biên chế công chức so với số biên chế giao năm 2015; các địa phương giảm 13.612 người. Ðến tháng 4/2020, tổng số cán bộ, công chức cấp xã có 234.617 người, bình quân 21 người/xã.

Về hiện đại hoá nền hành chính, hiện nay đã có 19/22 bộ, cơ quan ngang bộ; 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, ban hành kiến trúc Chính phủ điện tử và đang tổ chức triển khai, thực hiện.

Ðể giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, cho tới quý II/2020, số dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức 3 cả nước là 38.833; DVCTT mức 4 cả nước là 17.959 dịch vụ. Tỷ lệ trung bình hồ sơ giải quyết qua hệ thống một cửa điện tử tại các tỉnh từ năm 2015 đến tháng 3/2020 đạt 84,44%.

Nhờ vậy, về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu, năm 2019 Việt Nam xếp vị trí 67/141 quốc gia và nền kinh tế, tăng 10 bậc so với năm 2018, mức tăng cao nhất trên thế giới trong năm qua.

Tuy nhiên, cải cách thể chế vẫn còn những bất cập, hạn chế; cải cách TTHC vẫn chưa thực sự là động lực mạnh mẽ cho cải thiện môi trường kinh doanh. Tổ chức bộ máy hành chính còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có nơi chưa đồng đều, thậm chí còn yếu. Cải cách tài chính công còn nhiều hạn chế. Việc sử dụng ngân sách và vốn đầu tư công còn lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả. Việc xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, xã hội số còn chưa đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương.

Biểu dương các cơ quan, địa phương có nhiều thành tích đóng góp tích cực cho công tác CCHC 10 năm qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, CCHC phải hướng về người dân, phục vụ Nhân dân để phát triển, tạo niềm tin Nhân dân thông qua cải cách thể chế. Những tiến bộ, tạo môi trường đầu tư kinh doanh đã qua rất lớn. Thay đổi lề lối, phương thức làm việc theo hướng hiện đại, giảm tham nhũng vặt. Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ, công chức vẫn còn hiện tượng vòi vĩnh, thái độ ứng xử thiếu văn hoá.

Ðịnh hướng sắp tới, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, chúng ta phải thực hiện chiến lược số hoá, tăng cường kiểm tra giám sát cá nhân, tổ chức vi phạm trong CCHC, tăng cường công khai minh bạch để phục vụ, để “tiếng kêu” của người dân, doanh nghiệp ít đi.

Ngoài ra, Chương trình CCHC giai đoạn 2021-2030 phải quyết liệt, đồng bộ, có trọng tâm, lấy người dân làm trung tâm. Hoàn thiện hệ thống thể chế pháp luật về kinh tế, đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho sự đổi mới, phát triển và sáng tạo. Thủ tục là vấn đề quan tâm hiện nay, làm sao đơn giản nhất có thể, xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, liêm chính, phục vụ Nhân dân./.

 

Hồng Nhung

 

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).