ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:53:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cải cách hành chính vì nhân dân phục vụ

Báo Cà Mau (CMO) Những kết quả đạt được trong thời gian qua cho thấy, nỗ lực cải cách hành chính (CCHC) của TP Cà Mau đang phát huy hiệu quả, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực để hệ thống chính quyền ngày càng hoàn thiện, phục vụ tốt nhất lợi ích của Nhân dân và doanh nghiệp (DN).

Công tác CCHC của thành phố có những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ người dân, DN. Trong đó, rõ nhất là việc cắt giảm nhiều thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian chờ đợi, áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào xử lý công việc.

Hiện nay, UBND TP Cà Mau đã phê duyệt danh mục cắt giảm thời gian giải quyết đối với 138 thủ tục hành chính (TTHC), trong đó có 17 thủ tục cắt giảm dưới 30%, 102 thủ tục cắt giảm từ 30-50%, 19 thủ tục cắt giảm từ 51-75%; đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết. Người dân, DN dễ dàng tra cứu tình hình giải quyết hồ sơ ở bất kỳ đâu, đỡ mất thời gian, công sức đi lại.

Ông Tô Hoài Phương, Chủ tịch UBND TP Cà Mau, thông tin, người dân chỉ cần đến Bộ phận Một cửa thành phố một lần hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống thông tin Một cửa điện tử thành phố với đầy đủ thành phần hồ sơ hợp lệ của các thủ tục thì sẽ nhận được kết quả, gồm giấy chứng nhận của các TTHC đã nộp, sau 5 ngày làm việc, giúp rút ngắn từ 28-47% thời gian giải quyết, góp phần giảm chi phí, thời gian đi lại của người dân.

Cán bộ UBND xã An Xuyên hướng dẫn người dân đăng ký tài khoản dịch vụ công.

Bên cạnh đó, quy trình “4 tại chỗ” (gồm: tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả) trong giải quyết TTHC với 7 thủ tục các lĩnh vực: chứng thực, giáo dục và đào tạo, thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh, người có công thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND TP Cà Mau cũng giúp cắt giảm thời gian giải quyết, tạo thuận lợi cho người dân, DN trong giải quyết TTHC. Ngoài ra, có 10 thủ tục của 6 lĩnh vực được tiếp nhận tại nhà; 19 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính.

Song song, 505 thành viên của 115 tổ công nghệ số cộng đồng phát huy vai trò xung kích trong việc hướng dẫn DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh, người dân trên địa bàn thành phố đăng ký tham gia sàn thương mại điện tử; mở tài khoản thanh toán điện tử; sử dụng nền tảng số, công nghệ số để đăng ảnh, quảng bá sản phẩm, tạo gian hàng, nhận đơn, đóng gói sản phẩm và quan trọng nhất là cam kết cung cấp sản phẩm đúng chất lượng cho khách hàng; ứng dụng công nghệ số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Ðến nay, đã kết nối, đăng ký thành công 2.008 công ty, DN và 478 hộ kinh doanh trên địa bàn thực hiện kê khai hoá đơn điện tử do Chi cục Thuế Khu vực II tổ chức. Ðặc biệt, thành phố có 5 cơ sở kinh doanh được Sở Công thương phê duyệt hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử, qua đó các DN có thêm kênh quảng bá, xúc tiến thương mại bên cạnh các kênh hiện hữu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, tiết kiệm chi phí.

Các xã, phường của TP Cà Mau đang tăng cường triển khai hỗ trợ người dân đăng ký sim chính chủ, mở tài khoản ngân hàng miễn phí.

Từ ngày 10/3 đến nay đã mở gần 2 ngàn tài khoản ngân hàng miễn phí, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN thực hiện được giao dịch mọi lúc mọi nơi khi có nhu cầu, tiết kiệm thời gian, công sức.

Ông Hồng Ngọc Minh, Khóm 2, Phường 2, chia sẻ: "Tôi được hỗ trợ miễn phí mở thẻ tài khoản ngân hàng, số tiền lương hưu hàng tháng sẽ được chuyển vào thẻ luôn. Tôi thấy như vậy rất thuận tiện, người dân không phải đến UBND phường mỗi tháng để nhận tiền, vừa không tốn thời gian, vừa không tốn chi phí đi lại".

Với bà Phan Thị Hương, Ấp 6, xã An Xuyên, khi mở thẻ tài khoản thì hàng tháng bà cũng không phải đến UBND xã để nhận tiền hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam. “Ban đầu cũng có bỡ ngỡ về chuyện xài thẻ, nhưng được hướng dẫn, giải thích, tôi an tâm hơn, thấy cũng dễ. Mọi việc Nhà nước làm cũng vì muốn thuận lợi cho người dân nên mình phải cố gắng hưởng ứng làm theo quy định”, bà Hương bày tỏ.

Với kết quả đạt được trong công tác CCHC, ông Tô Hoài Phương cho biết: “Thời gian tới, thành phố tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, kỹ năng phục vụ, vận hành các hoạt động chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số. Ðồng thời, nâng cao vai trò trách nhiệm trong việc tuyên truyền hướng dẫn, phổ cập kỹ năng số cho người dân, DN nhằm tăng cường sự tham gia của người dân, DN sử dụng các dịch vụ, phần mềm như nộp hồ sơ trực tuyến, phản ánh hiện trường, sàn thương mại điện tử, mở tài khoản thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến... Tạo môi trường giao dịch thuận lợi cho người dân, DN trên địa bàn thành phố thông qua phương thức điện tử, để không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình chuyển đổi số”.


Có 21 cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP Cà Mau đăng ký 28 mô hình, giải pháp, sáng kiến thực hiện CCHC, như "Thanh toán không dùng tiền mặt"; "Khu dân cư điện tử"; "Thực hiện tiếp nhận TTHC và trả kết quả tại nhà khi người dân có nhu cầu"; "Ngày thứ Sáu không viết, không hẹn hồ sơ trong giải quyết TTHC"...


 

Thanh Phương

 

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.