ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 14-7-25 23:45:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Báo Cà Mau Từ ngày 1/7/2025, Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan chức năng. Công an tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền đến tận cơ sở, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chủ động về PCCC và CNCH.

Sáng 13/7, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh Cà Mau tổ chức tập huấn Luật PCCC và CNCH cho cán bộ, nhân viên tại Trung tâm thương mại Sense City và Co.opmart Cà Mau.

Cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH tổ chức tuyên truyền Luật PCCC và CNCH tại Trung tâm thương mại Sense City.

Tại đây, Trung tá Nguyễn Hoài Hận, Đội trưởng Đội Công tác phòng cháy, đã giới thiệu những điểm mới của Luật PCCC và CNCH như: rút gọn thủ tục hành chính từ 37 còn 10 thủ tục; siết chặt quy định an toàn đối với nhà ở và nhà ở kết hợp kinh doanh; bổ sung quy định xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống truyền tin báo cháy; tăng mức xử phạt với các vi phạm như thiếu lối thoát hiểm, không có hệ thống báo cháy, chữa cháy... Ngoài ra, lực lượng chức năng còn hướng dẫn thực hành kỹ năng sử dụng thiết bị chữa cháy và xử lý tình huống khi xảy ra cháy nổ, giúp nâng cao năng lực xử lý tại chỗ cho cơ sở.

Ông Trần Ngọc Thạch, Phó Giám đốc phụ trách Coopmart Cà Mau, chia sẻ: “Buổi tập huấn giúp chúng tôi và toàn thể nhân viên nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của công tác PCCC và CNCH. Đây là cơ sở quan trọng để đơn vị triển khai hiệu quả các quy định mới, duy trì kiểm tra thiết bị, lối thoát hiểm, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người lao động và khách hàng.”

Cán bộ Công an Phường Bạc Liêu hướng dẫn kỹ năng sử dụng bình chữa cháy thành viên Tổ liên gia an toàn PCCC tại Khóm 2, phường Bạc Liêu.

Ngay từ khi Luật có hiệu lực, Công an tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH phối hợp chặt chẽ với Công an cấp xã, phường để đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng đến từng tổ chức, doanh nghiệp, hộ dân, đặc biệt là tại khu vực chợ, trung tâm thương mại, Tổ liên gia an toàn PCCC, nơi tập trung đông người. Các hoạt động tuyên truyền được triển khai qua nhiều hình thức đa dạng như phát tờ rơi, phổ biến cẩm nang PCCC, hướng dẫn thực hành kỹ năng chữa cháy, vận hành thiết bị tại chỗ…

Theo đó, từ ngày 1/7/2025, Công an các xã, phường trên địa bàn tỉnh Cà Mau sau hợp nhất đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật PCCC và CNCH cũng như các kiến thức về công tác PCCC trên địa bàn quản lý.

Điển hình, ngày 11/7 vừa qua, Công an phường Bạc Liêu đã ra quân tuyên truyền Luật PCCC và CNCH tại các điểm chợ lớn, phát tờ rơi đến từng hộ gia đình, Tổ liên gia an toàn PCCC. Đồng thời, phối hợp Ban quản lý chợ kiểm tra, vận hành thử các thiết bị chữa cháy, sẵn sàng ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Kiểm tra trang thiết bị PCCC tại Ban Quản lý chợ.

Ông Bùi Quang Luân, thành viên Tổ liên gia an toàn PCCC khóm 2, Phường Bạc Liêu chia sẻ: “Được các anh cán bộ Công an phường phổ biến về Luật PCCC và CNCH, cá nhân tôi và một số hộ gia đình trong Tổ liên gia đã nắm được những quy định mới cũng như hiểu biết rõ hơn về các nguyên nhân gây cháy, nổ, từ đó có biện pháp phòng ngừa hiệu quả hơn cũng như liên kết, báo hiệu và hỗ trợ nhau giữa các thành viên trong Tổ để luôn bảo đảm an toàn tuyệt đối về công tác PCCC”

Cán bộ Công an phường Bạc Liêu phát tờ rơi tuyên truyền về Luật PCCC và CNCH cho hộ kinh doanh trên địa bàn phường.

Với phương châm “phòng là chính”, Công an tỉnh Cà Mau đang từng bước tạo nên chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của các tầng lớp Nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp về công tác PCCC và CNCH. Từ đó, không chỉ góp phần giảm thiểu nguy cơ cháy, nổ từ cơ sở, mà còn giúp người dân chủ động, tự tin hơn trong việc ứng phó các tình huống khẩn cấp, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản và môi trường sống.

Tin rằng, với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Công an tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành và sự vào cuộc đồng bộ của các lực lượng chức năng cùng toàn thể Nhân dân, Luật PCCC và CNCH sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống một cách hiệu quả, nâng cao ý thức pháp luật trong cộng đồng, góp phần giữ gìn an ninh, an toàn cho mỗi gia đình và toàn xã hội, vì một cuộc sống bình yên và phát triển bền vững./.                                                          

          Hữu Đệ

Tuân thủ quy định vì nguồn lợi thuỷ sản dài lâu

“Sử dụng chất, hoá chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính chất huỷ diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thuỷ sản” là những hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 7, Ðiều 7, Luật Thuỷ sản năm 2017.

Thực thi pháp luật - Lá chắn bảo vệ rừng

Tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ – vùng lõi rừng tràm nguyên sinh đặc trưng của Cà Mau, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong mùa khô. Trên nền tảng Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Ban quản lý Vườn đã chủ động xây dựng phương án PCCCR hằng năm, phân vùng trọng điểm cháy, cải tạo 150,8 km tuyến kênh phục vụ chữa cháy, lắp đặt chòi canh lửa, bồn trữ nước tại các vị trí chiến lược.

Quản lý tàu cá – Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Tất cả các tàu cá tham gia khai thác thuỷ sản phải được cấp giấy phép hoạt động; Tàu cá cần được kiểm tra và đăng ký định kỳ; các tàu cá phải tuân thủ các quy định về mùa vụ, loại thuỷ sản được phép khai thác và khu vực đánh bắt; các tàu cá có trách nhiệm thực hiện báo cáo định kỳ về hoạt động khai thác, sản lượng thu được và các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động;… Đó là những quy định cụ thể liên quan đến quản lý tàu cá trong khai thác thuỷ sản được quy định trong nhiều văn bản pháp lý như Luật Thuỷ sản 2017, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP và cả Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT…

Những chính sách nhân văn hỗ trợ người dân sau dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và mọi mặt đời sống của người dân trên cả nước nói chung và người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng, kinh tế bị tác động, người lao động và người sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn.

Ðưa pháp luật đến với mọi nhà

Thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ, bên cạnh các phương tiện truyền thông chính thống, mạng xã hội đang là phương tiện truyền thông nhanh nhất và được đông đảo người dân sử dụng. Tận dụng thế mạnh này, từ đầu năm 2024, Sở Tư pháp đã xây dựng và triển khai mô hình "Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) thông qua mô hình “Zalo PBGDPL” trên địa bàn tỉnh, kết nối lực lượng tư pháp với quần chúng Nhân dân". Cách làm này nhằm đưa pháp luật đến với người dân tận ngõ, tận nhà, thực sự mang lại hiệu quả cao.

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất.

Ủy ban nhân dân cấp xã được chứng thực các văn bản do nước ngoài cấp

Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

Phối hợp nhịp nhàng trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm 

Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các cơ quan được giao chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP.

Chính sách phát triển lĩnh vực xuất bản

Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hoá, tư tưởng phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước, của địa phương. Vì vậy, Nhà nước đã đề ra các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ trong lĩnh vực xuất bản, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất bản hoạt động và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Còn nhiều vướng mắc trong quản lý bán hàng trên mạng

Theo quy định pháp luật đối với người kinh doanh thực phẩm online, có một số điểm đặc biệt phải theo các quy định tại: Khoản 1, Điều 22 Luật an toàn thực phẩm: Ngành thực phẩm online thường phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sản phẩm được giao là an toàn cho người tiêu dùng.