ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 13:57:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Còn nhiều vướng mắc trong quản lý bán hàng trên mạng

Báo Cà Mau Theo quy định pháp luật đối với người kinh doanh thực phẩm online, có một số điểm đặc biệt phải theo các quy định tại: Khoản 1, Điều 22 Luật an toàn thực phẩm: Ngành thực phẩm online thường phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sản phẩm được giao là an toàn cho người tiêu dùng.

Nhiều hội nhóm bán hàng nhất là thực phẩm tràn lan mạng xã hội.Nhiều hội nhóm bán hàng, nhất là thực phẩm trên mạng xã hội.

 

Hoạt động bán hàng Online qua các nền tảng mạng xã hội cũng có thể được coi là một hình thức hoạt động thương mại cá nhân. Ví dụ, việc livestream trên Facebook, TikTok để bán các sản phẩm có thể được xem là buôn bán theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 39/2007/NĐ-CP. Khoản 1, Điều 55, Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đối với tổ chức. Quy định về dịch vụ thanh toán bằng phương tiện điện tử được quy định tại Thông tư 15/2024/TT-NHNN.

Cá nhân bán hàng Online theo hình thức tự phát, không có cửa hàng (không có địa điểm cố định) thì không cần đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, cá nhân kinh doanh vẫn phải đăng ký mã số thuế theo mẫu số 03-ĐK-TCT (ban hành kèm Thông tư 105/2020/TT-BTC). Sau khi đăng ký MST thành công, cơ quan thuế sẽ cấp mã số thuế theo cấu trúc MST-001 để cá nhân nộp tờ khai và nộp tiền thuế. Cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh bán hàng Online có cửa hàng và hoạt động bán hàng thường xuyên thì bắt buộc phải làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).

Lãnh đạo Cục quản lý thị trường tỉnh Cà Mau cho biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ có các sàn thương mại, website của doanh nghiệp đăng ký với cơ quan chức năng mới xác định được pháp nhân. Còn hầu hết địa chỉ bán hàng của các cá nhân trên mạng là ảo nên không thể khiếu nại, khiếu kiện và quy trách nhiệm người bán. Nhiều trường hợp khi người tiêu dùng phản hồi tiêu cực thì người bán ngay lập tức khoá tài khoản. Điều này khiến công tác phát hiện, ngăn chặn và xử lý đối với hành vị lừa đảo bán hàng qua mạng càng trở nên phức tạp và khó khăn. Ngoài ra, việc kiểm tra, xử lý phải có dấu hiệu, chứng cứ vi phạm cụ thể, trong khi các giao dịch trên mạng thường không có hoá đơn chứng từ. Việc tìm ra đầu mối cung cấp hàng lậu, hàng giả còn phức tạp hơn vì các website và mạng xã hội dễ dàng tạo ra và đóng lại trong thời gian rất nhanh.

Ông Trần Hữu Nghị, Phó cục trưởng Cục quản lí thị trường tỉnh Cà Mau cho biết, còn nhiều vướng mặc trong việc quản lý và xử lý các hoạt động bán thực phẩm online.Ông Trần Hữu Nghị, Phó cục trưởng Cục quản lí thị trường tỉnh Cà Mau cho biết, còn nhiều vướng mắc trong việc quản lý và xử lý các hoạt động bán thực phẩm Online.

Nói về vướng mắc trong việc quản lý và xử lý các hoạt động bán thực phẩm Online, ông Trần Hữu Nghị, Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường tỉnh Cà Mau, cho biết: “Việc kinh doanh thực phẩm Online đang ngày càng phát triển và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người tiêu dùng. Thế nhưng, việc kiểm soát nguồn gốc, chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với hình thức kinh doanh này lại không đơn giản. Trước thực tế đó, các cơ quan chức năng đang xây dựng những biện pháp mạnh, nhằm đưa việc kinh doanh thực phẩm Online đi vào nền nếp. Điều đáng nói, trong giai đoạn mua bán trực tuyến đang phát triển mạnh như hiện nay, người mua, người bán không gặp nhau, thì nguy cơ người tiêu dùng mua phải sản phẩm không bảo đảm chất lượng là rất lớn. Với hình thức bán hàng, kinh doanh thực phẩm Online không có địa điểm cố định nên rất khó để kiểm tra, giám sát và xử lý khi phát hiện vi phạm. Thậm chí, có những địa chỉ bán hàng Online là địa chỉ ảo, thông tin khai báo, đăng ký hoạt động kinh doanh không chính xác về nhân thân và địa chỉ. Hiện nay, hình thức buôn bán hàng hoá nói chung và thực phẩm nói riêng trên mạng xã hội là phổ biến, vì vậy để có cơ sở xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán trên mạng xã hội thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì cần thiết phải bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này”.

Còn theo Sở Công thương tỉnh Cà Mau, khi thực hiện kinh doanh Online (thương mại điện tử) nói chung, thực phẩm nói riêng, ngoài việc thực hiện đúng các quy định như khi kinh doanh offline thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện đúng quy định tại Điều 27, 36, 37 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử; Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.

Ông Dương Vũ Nam, Phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Cà Mau, cho biết: “Thời gian qua, việc tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về kinh doanh thực phẩm qua thương mại điện tử, bán hàng Online được Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan quan tâm, phối hợp chặt chẽ. Tuy nhiên, do thương mại điện tử là hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ trên Internet, vì vậy các tổ chức, cá nhân kinh doanh qua hình thức này còn hạn chế trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật, nhất là việc đăng ký, khai báo thuế".

Việc xử phạt người khinh doanh Online với các loại mặt hàng cũng đã được quy định rõ ràng. Căn cứ Khoản 13, Điều 3, Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP, Nghị định 96/2023/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 98/2020/NĐ-CP) hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hoá lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hoá. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hoá bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá, tài liệu kèm theo hàng hoá; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hoá và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.

Cũng tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 33, Điều 3, Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động không đăng ký sẽ bị phạt tiền từ 10- 30 triệu đồng.

Thêm vào đó, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điểm a, Khoản 13 và Khoản 14, Điều 17, Nghị định 98/2020/NĐ-CP bao gồm những nội dung sau đây: Thứ nhất, hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật đối với các hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy tang vật vi phạm. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: Buộc tiêu huỷ tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Nói về những giải pháp, đề xuất trong vấn đề hoạt động bán thực phẩm online, ôngTrần Hữu Nghị, Phó cục trưởng Cục quản lí thị trường tỉnh Cà Mau, thông tin: "Thương mại điện tử là lĩnh vực liên quan đến nhiều sở, ngành. Để đưa hình thức kinh doanh Online nói chung và kinh doanh thực phẩm Online nói riêng đi vào nền nếp, cần phải có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan, sở, ngành liên quan. Triển khai các giải pháp đồng bộ và tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc xây dựng hành lang pháp lý, hoàn thiện quy trình quản lý an toàn thực phẩm trên môi trường thương mại điện tử. Tăng cường rà soát các sàn thương mại điện tử, các website, các trang bán hàng qua mạng xã hội..., cung cấp thông tin cho các cơ quan liên quan, từ đó tăng cường việc giám sát, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm.

Cục tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng có liên quan trong việc xây dựng hành lang pháp lý, hoàn thiện quy trình quản lý an toàn thực phẩm trên môi trường thương mại điện tử. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, phối hợp với các ngành chức năng để truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, từ đó người dân có thể tiếp cận các sản phẩm an toàn, chất lượng. Tiếp tục phối hợp với các đơn vị như: Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng, Hải quan và chính quyền địa phương... đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát đối với các đối tượng kinh doanh cũng như tuyên truyền đến người tiêu dùng nâng cao nhận thức trong việc mua thực phẩm Online nhằm tránh tình trạng hàng hoá không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm".

Ông Dương Vũ Nam, Phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Cà Mau, cũng chia sẻ về giải pháp sắp tới: “Sở Công Thương tiếp tục cùng với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý thị trường, Cục Thuế, UBND các huyện, TP Cà Mau, tiếp tục tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật về lĩnh vực này; thực hiện tốt công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm; phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý, chia sẻ thông tin để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước, đảm bảo môi trường kinh doanh bền vững, hàng hoá đảm bảo chất lượng, cạnh tranh lành mạnh, chống thất thu thuế".

Lam Khánh

 

Dịch vụ Zalo ZNS hiệu quả, tiết kiệm

Phối hợp nhịp nhàng trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm 

Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các cơ quan được giao chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP.

Chính sách phát triển lĩnh vực xuất bản

Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hoá, tư tưởng phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước, của địa phương. Vì vậy, Nhà nước đã đề ra các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ trong lĩnh vực xuất bản, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất bản hoạt động và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Còn nhiều vướng mắc trong quản lý bán hàng trên mạng

Theo quy định pháp luật đối với người kinh doanh thực phẩm online, có một số điểm đặc biệt phải theo các quy định tại: Khoản 1, Điều 22 Luật an toàn thực phẩm: Ngành thực phẩm online thường phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sản phẩm được giao là an toàn cho người tiêu dùng.

Cần quan tâm hơn đến việc bảo quản nông sản sau thu hoạch, chế biến

Bảo quản và chế biến nông sản là một bước quan trọng nhằm tiến tới mục tiêu đa dạng sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản và sức cạnh tranh. Do đó, việc nâng cao năng lực sơ chế, chế biến, bảo quản các sản phẩm nông lâm thuỷ sản theo các quy định đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường,…thời gian qua được các nhà máy xí nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.

Tăng cường công tác bảo vệ an toàn thực phẩm

Từ đầu năm đến nay, Đội thanh tra chuyên ngành nông nghiệp phối hợp với các ngành chức năng thanh kiểm tra phát hiện 201 vụ vi phạm trong các lĩnh vực kiểm soát giết mổ và kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; an toàn thực phẩm thuỷ sản và chống đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu thuỷ sản, kinh doanh mua bán vật tư nông nghiệp, thuốc, thuỷ sản…, tịch thu tang vật và xử lý thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng.

"Siết chặt tay" quản lý hoạt động thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh mua bán trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, để quản lý chặt chẻ hoạt động này trên môi trường điện tử đòi hòi sự phối hợp, chung tay của nhiều ngành, đơn vị, để góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng trên môi trường mạng.

Thúc đẩy hoạt động xuất bản phát triển nhanh, mạnh

Hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 6 công ty, doanh nghiệp in ấn cùng một số cơ sở in bao bì, nhãn hàng, thiệp mời, danh thiếp và các cơ sở photocopy; có 3 doanh nghiệp lớn về phát hành xuất bản phẩm. Các công ty, doanh nghiệp, cơ sở này thực hiện nghiêm các quy định Luật Xuất bản. Ngành chức năng cũng tăng cường quản lý hiệu quả hoạt động in, xuất bản, phát hành.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành tốt quy định về an toàn thực phẩm

Tính đến hết ngày 13/9/2024, Đoàn kiểm tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã kiểm tra 68 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh. Nhìn chung năm nay các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh chấp hành tốt quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm.

Tuân thủ các quy định pháp luật trong chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm

Xác định kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ là biện pháp tích cực nhằm ngăn ngừa mầm bệnh phát tán, đảm bảo môi sinh, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, thời gian qua Chi cục Chăn nuôi - Thú y đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật và các quy định trong công tác phòng dịch bệnh rộng rãi đến các hộ chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, chế biến kinh doanh để các hộ chủ động trong công tác phòng ngừa.

Xuất bản phẩm điện tử - Xu thế của thời đại

Xuất bản phẩm điện tử (XBPĐT) là một phương thức của hoạt động xuất bản, đã và đang mở ra một thời cơ mới cho ngành xuất bản khi mà hoạt động xuất bản của hầu hết các nước trên thế giới không nằm ngoài thời đại số hoá.