ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 14-7-25 23:13:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cà Mau trước bài toán bảo tồn đa dạng sinh học 

Báo Cà Mau Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu những đặc điểm riêng biệt với các hệ sinh thái nước ngọt độc đáo. Nổi bật là hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và các vùng ngọt hoá nhân tạo. Thế nhưng, việc bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) khu vực này đã và đang đối diện với nhiều thách thức. 

Nhiều thách thức đặt ra

Tỉnh Cà Mau sở hữu mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Song, điểm đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định đến đặc thù hệ sinh thái của khu vực tỉnh Cà Mau (cũ) chính là không nhận được nguồn nước ngọt bổ sung từ hệ thống sông Mê Kông như các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL mà phụ thuộc gần như hoàn toàn vào lượng mưa tự nhiên. Điều đó, đặt ra những thách thức lớn trong công tác quản lý tài nguyên nước, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp với các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán kéo dài và xâm nhập mặn gia tăng.

Việc thiếu nguồn nước ngọt ổn định khiến cho các hệ sinh thái vùng ngọt tại Cà Mau trở nên cực kỳ nhạy cảm trước những biến động của khí hậu và các tác động từ hoạt động của con người. Điều này đòi hỏi các chiến lược bảo tồn phải đặt yếu tố thủy văn vào trung tâm trong mọi quyết sách.

Với diện tích hơn 8.500 ha, Vườn Quốc gia U Minh Hạ còn là nơi lưu trữ, bảo tồn và tái tạo nhiều nguồn gen động - thực vật nguy cấp, quý hiếm, có giá trị đặc trưng của hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn của vùng ĐBSCL. Vườn ghi nhận sự phân bố của 176 loài thực vật, 23 loài thú, 47 loài lưỡng cư - bò sát, 91 loài chim. Trong đó, có nhiều loài chim nước đã được pháp luật Việt Nam và quốc tế bảo vệ như: già đẫy Java; điên điển phương Đông; diệc lửa; diệc xám; cò trắng; còng cộc;…

Là nơi có nhiều giá trị về cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học, nhưng việc bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ đang gặp nhiều thách thức.

Theo đánh giá từ Vườn Quốc gia U Minh Hạ, chim nước là một phần thiết yếu của ĐDSH. Tuy nhiên, hiện nay, các loài chim nước đang đứng trước nhiều mối đe dọa nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là việc tuyên truyền chưa đạt được như kỳ vọng, vẫn còn xuất hiện tình trạng mua bán, săn bắt và vận chuyển các loài chim nước trên địa bàn; công tác phối hợp giữa các ngành chức năng cũng chưa chặt chẽ, quyết liệt trong việc ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến động vật hoang dã.

Cùng với đó, biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của các loài sinh vật tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, làm thu hẹp không gian sống của các loài động vật dưới tán rừng, trong đó có các loài chim nước.

Cần sự chung tay vào cuộc của các bên

Ông Trần Văn Hùng, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, cho biết: Cà Mau bao gồm 3 hệ sinh thái rừng chính: rừng ngập mặn ven biển, rừng tràm trên đất phèn và rừng trên các cụm đảo. Trong đó, hệ sinh thái rừng tràm với khả năng chịu úng, chịu phèn tốt có vai trò quan trọng trong việc ổn định môi trường đất, nước, điều hoà khí hậu và bảo vệ ĐDSH; giúp giữ nước ngọt và ngăn ngừa xâm nhập mặn, bảo vệ các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân”.

Việc khai thác đi đôi với bảo tồn là yêu cầu quan trọng trong phát triển đa dạng sinh học trên vùng ngọt ở Cà Mau.

“Để vượt qua những thách thức trong công tác bảo vệ, phát triển bền vững hệ sinh thái rừng tràm quý giá này, cần có sự quan tâm, vào cuộc của các cấp, ngành, tổ chức và cộng đồng. Trong đó, chú trọng nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan chức năng, chủ rừng và người dân. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, viễn thám, hệ thống camera giám sát trong quản lý, giám sát tài nguyên rừng và ĐDSH. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả”, ông Hùng đề xuất.

Đặc biệt, nâng cao nhận thức của cộng đồng, đây được xem là một giải pháp nền tảng, có tính chất quyết định để huy động sự tham gia chủ động và trách nhiệm của tất cả các bên vào công cuộc bảo vệ và phát triển bền vững ĐDSH.

Ông Mai Hữu Chinh, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cà Mau, cho biết: Ưu tiên các kênh truyền thông trực tiếp và dựa vào cộng đồng, kết hợp công nghệ số; rà soát và điều chỉnh quy hoạch theo hướng ưu tiên bảo tồn. Xây dựng và thực thi hiệu quả các chính sách hỗ trợ chuyển đổi sinh kế bền vững, tham gia bảo tồn. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, nhất là tăng cường thực thi pháp luật, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm...

Văn Đum

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Cà Mau “xanh hoá” để thích ứng

Với ba mặt giáp biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc thù, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm qua, tỉnh đã có nhiều bước đi chiến lược, tăng cường hợp tác quốc tế, vận động viện trợ và triển khai các mô hình thích ứng, hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững.

Nhân rộng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm 

Thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh đã “Xây dựng mô hình thí điểm và nhân rộng trồng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm” ở các hợp tác xã (HTX). Mô hình này đạt hiệu quả khá cao, vì vậy ngành nông nghiệp khuyến khích nhân rộng và từng bước xây dựng thương hiệu cho giống lúa, gạo BL9. 

Gia tăng tình trạng chuột cắn phá lúa hè thu

Hiện nay, trà lúa hè thu ở các xã vùng ngọt của tỉnh Cà Mau đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất cả vụ. Tuy nhiên, tại một số địa phương, tình trạng chuột cắn phá có chiều hướng gia tăng, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc, bảo vệ mùa màng.

Hướng tới nông nghiệp xanh

Tỉnh Cà Mau tích cực triển khai thực hiện Ðề án "Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án) trên địa bàn, với mục tiêu góp phần cùng toàn vùng xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và thịnh vượng.

Cua Cà Mau lên sàn thương mại điện tử

Con cua là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau với chất lượng ngon nhất nước, có mặt ở nhiều tỉnh, thành và xuất khẩu sang nước ngoài. Thời gian gần đây, cua Cà Mau còn được đi xa hơn qua hình thức bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.