ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-5-24 02:47:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

Báo Cà Mau (CMO) Theo kết quả công bố do Trung tâm Nghiên cứu phát triển - Hỗ trợ cộng đồng phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) năm 2022 của Cà Mau đạt 41.87 điểm, xếp hạng 35/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 4 bậc so với năm 2021), xếp thứ 6 khu vực ÐBSCL.

Chỉ số PAPI là công cụ giám sát thực thi chính sách, phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. Chỉ số này được đánh giá thông qua phỏng vấn trực tiếp, đối tượng đánh giá là người dân từ 18 tuổi trở lên được chọn ngẫu nhiên.

Ông Tôn Hữu Nghĩa, Trưởng phòng Cải cách hành chính, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, đánh giá: “Chỉ số PAPI của tỉnh năm 2022 tăng 4 bậc với 3/8 chỉ số nội dung tăng điểm, trong đó chỉ số “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” là chỉ số được cải thiện nhiều nhất (tăng 0.6 điểm so với năm 2021), tiếp đến là “Quản trị điện tử” (tăng 0.28 điểm), “Công khai, minh bạch” (tăng 0.01 điểm). Kết quả này cho thấy người dân có những ghi nhận nhất định đối với cán bộ, công chức các cấp trong việc công khai, minh bạch, kiểm soát tham nhũng trong khu vực công và quản trị điện tử”.

Cụ thể, chỉ số tăng điểm thuộc nhóm đạt điểm cao nhất cả nước là “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công”. Ðây là chỉ số đo lường cảm nhận và trải nghiệm của người dân về hiệu quả phòng, chống tham nhũng của các cấp chính quyền. Ðồng thời, phản ánh mức độ chịu đựng tham nhũng của người dân cũng như sự quyết tâm giảm thiểu tham nhũng của chính quyền và người dân. Với chỉ số này, có 2/4 chỉ số nội dung thành phần tăng điểm, gồm công bằng trong tuyển dụng vào cơ quan Nhà nước và quyết tâm chống tham nhũng. Tuy nhiên, có 2/4 chỉ số nội dung thành phần giảm điểm, gồm kiểm soát tham nhũng trong chính quyền và kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công.

Chỉ số “Thủ tục hành chính công” có 2/3 chỉ số nội dung thành phần giảm điểm, gồm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thủ tục hành chính cấp xã/phường.

Chỉ số “Công khai, minh bạch” đo lường hiệu quả của chính quyền các cấp trong việc công khai, minh bạch hoá thông tin nhằm đáp ứng quyền được biết của người dân về những chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế của họ. Theo khảo sát, công khai thu, chi ngân sách cấp xã/phường được đánh giá tăng điểm. Tuy nhiên, có 3/4 chỉ số nội dung thành phần giảm điểm, gồm tiếp cận thông tin, công khai danh sách hộ nghèo và công khai kế hoạch sử dụng đất, bảng giá đất.

Ngoài ra, chỉ số “Quản trị điện tử” có tất cả 3/3 chỉ số nội dung thành phần đều tăng điểm, gồm sử dụng Cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương, tiếp cận và sử dụng Internet tại địa phương, phúc đáp qua Cổng thông tin điện tử. Chỉ số này đạt 3.07 điểm, tăng 0.28 điểm, thuộc nhóm trung bình cao.

Song, theo kết quả công bố, tỉnh có tới 5/8 chỉ số giảm điểm. Trong đó, chỉ số nội dung thuộc nhóm điểm thấp nhất cả nước là “Tham gia của người dân ở cấp cơ sở”. Qua phân tích, có 2/4 chỉ số nội dung thành phần giảm điểm, gồm cơ hội tham gia và đóng góp tự nguyện. Trong đó, tỷ lệ người dân có cơ hội tham gia vào các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, đoàn thể đạt 39.74%; có cơ hội tham gia vào các tổ chức xã hội, hội, nhóm, câu lạc bộ tự lập đạt 10.05% và tỷ lệ người dân đóng góp tự nguyện cho một công trình công cộng ở xã/phường nơi sinh sống đạt 25.34%; ban thanh tra Nhân dân hoặc ban giám sát đầu tư cộng đồng giám sát việc xây mới/tu sửa công trình đạt 20.74%...

Một chỉ số giảm điểm và thuộc nhóm trung bình thấp nữa là chỉ số nội dung “Cung ứng dịch vụ công” đo lường mức độ hiệu quả cung ứng bốn dịch vụ công căn bản cho người dân, gồm y tế công lập; giáo dục tiểu học công lập; cơ sở hạ tầng căn bản; an ninh, trật tự tại địa bàn dân cư. Trong đó, thông qua khảo sát, tổng chất lượng bệnh viện công lập tuyến huyện chỉ đạt 3.79/10 điểm; tỷ lệ người được hỏi cho biết hộ gia đình không bị cắt/cúp điện trong 12 tháng qua đạt 13.58%; mức độ thường xuyên của dịch vụ thu gom rác thải của chính quyền địa phương đạt 2.14/4 điểm.

Tuy nhiên, một chỉ số điểm giảm nhưng vẫn thuộc nhóm cao nhất chính là chỉ số “Trách nhiệm giải trình với người dân”. Trong đó, mặc dù mức độ và hiệu quả trong tiếp xúc với chính quyền; tiếp cận dịch vụ tư pháp được đánh giá thấp hơn cùng kỳ, nhưng việc giải đáp khiếu nại, tố cáo, khúc mắc của người dân vẫn được đánh giá cao. Ðiều này cho thấy hiệu quả của các cuộc tiếp xúc công dân của các cấp chính quyền theo quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013 và tính chủ động của công dân và chính quyền trong việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định.

Ông Tôn Hữu Nghĩa cho biết: “Ðể tiếp tục cải thiện, nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh trong năm 2023 và các năm tiếp theo, Văn phòng UBND tỉnh đã kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tự rà soát, đánh giá kết quả thực hiện tại cơ quan, đơn vị. Qua đó, xác định các nhiệm vụ mà đơn vị thực hiện chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là các chỉ số nội dung thuộc nhóm thấp và nhóm trung bình thấp; chỉ số nội dung giảm điểm số, làm ảnh hưởng đến chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh để chấn chỉnh và có giải pháp xử lý, tháo gỡ, cải thiện và đổi mới. Ðồng thời, tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong năm 2023”./.

 

Hồng Nhung

 

Tìm nguyên nhân tụt hạng Chỉ số PAPI

Theo kết quả công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023, tỉnh Cà Mau thuộc nhóm thấp nhất, với 40,10 điểm, xếp hạng 55/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giảm 20 bậc so với năm 2022, đứng thứ 12 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là lần sụt giảm mạnh của tỉnh đối với chỉ số này.

Chuẩn mực, chuyên nghiệp hướng đến sự hài lòng

Công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh Cà Mau thực hiện toàn diện và đạt nhiều kết quả tích cực, không ngừng nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế vùng đất cực Nam Tổ quốc. Kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức, những người trực tiếp thực thi công vụ.

Chuẩn hoá dữ liệu mã số thuế cá nhân

Thực hiện Ðề án 06, đồng thời để chuẩn bị chuyển đổi sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế (MST) theo quy định của Luật Quản lý thuế, ngành thuế tích cực triển khai rà soát chuẩn hoá dữ liệu MST cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh, đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, số lượng chuẩn hoá chưa cao, cần đẩy nhanh tiến độ.

Số hoá thủ tục lĩnh vực đất đai

Ðể nâng cao chất lượng dịch vụ công, khắc phục tình trạng chậm, muộn, đi lại nhiều lần của người dân trong việc yêu cầu trích lục bản đồ địa chính thửa đất, trích đo địa chính thửa đất để hoàn tất hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành hướng dẫn quy trình thực hiện thủ tục này, góp phần số hoá thủ tục lĩnh vực đất đai.

Cải cách hành chính trong Ðảng

Cùng với cải cách hành chính (CCHC) trong chính quyền, CCHC trong Ðảng là nhiệm vụ quan trọng, được tỉnh Cà Mau tập trung triển khai với nhiều giải pháp và đạt kết quả nổi bật, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của Ðảng đối với Nhà nước và toàn xã hội.

Cải cách tốt, phát triển nhanh

Ðể thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi đã triển khai nhiều giải pháp thực hiện tốt công tác cải cách hành chính (CCHC), nhận được sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Nhiều đột phá mới

Tại huyện Thới Bình, công tác cải cách hành chính (CCHC) đã và đang được đẩy mạnh từ cấp huyện đến cơ sở. Nhờ đó, tỷ lệ người dân và doanh nghiệp hài lòng khi đến các cơ quan Nhà nước giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày càng cao.

Gỡ khó hoá đơn điện tử lĩnh vực xăng dầu

Thời gian qua, cùng với các doanh nghiệp (DN) khác trên địa bàn, các DN lĩnh vực xăng dầu không ngừng thực hiện chuyển đổi số, góp phần đem lại thuận lợi, minh bạch cho người tiêu dùng và cả công tác quản lý. Tuy nhiên, hiện nay, thực hiện quy định của Bộ Tài chính, từ ngày 1/7/2022, tất cả DN, tổ chức kinh tế phải chuyển đổi sang thực hiện hoá đơn điện tử (HÐÐT), trong đó có DN, tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu, gây không ít khó khăn cho các đơn vị kinh doanh.

Tiện lợi dịch vụ công trực tuyến

Năm 2023, tỉnh Cà Mau gặt hái được nhiều thành công trong việc nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). Sự chung tay nỗ lực của các cấp, các ngành, trong đó, Sở Công thương đã đưa tỉnh Cà Mau xếp hạng thứ nhất về Bộ Chỉ số cung ứng DVCTT.

Ðiển hình số hoá trong cải cách hành chính

Là một trong những đơn vị được đánh giá cao trong nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), thời gian qua, UBND xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) đã đạt nhiều kết quả tích cực, tạo thuận lợi, hài lòng người dân và doanh nghiệp.