ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-4-25 04:27:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cánh hoa thơm trong vườn nghệ thuật

Báo Cà Mau (CMO) NSND Thoại Miêu ngồi đó, nơi hàng ghế của người cầm cân nảy mực, chăm chú xem những nghệ sĩ thuộc thế hệ đàn em, đàn cháu của mình say sưa so tài ca diễn trong cuộc thi Tài năng diễn viên trẻ sân khấu cải lương toàn quốc.

Thước đo cho điểm số ít khi bị ràng buộc vào quy chuẩn khô cứng mà chỉ giản đơn là góc nhìn từ "quyển sách kinh nghiệm" được tích góp suốt mấy mươi năm dài hoà mình vào thế giới màn nhung. Thả hồn tình tự theo từng nhân vật, cười đó, khóc đó, không chỉ gói trọn ở vai trò ban giám khảo mà chị còn sắm cho mình nhiều vai: Một nghệ sĩ biểu diễn đang tiếp tục học hỏi để làm đầy túi hành trang cho nghề, một khán giả đặc biệt yêu nghệ thuật, một người chị hiền hoà nhìn những đứa em mọi miền về bên mái nhà cải lương tấu vang khúc hát chân thành dâng Tổ nghiệp.

Sau bao năm, NSND Thoại Miêu đã in dấu trong lòng khán giả mộ điệu cải lương bởi những vai đào nhì thật đẹp.

Thoáng ngập ngừng khi nhớ lại những chuyến về mảnh đất Cà Mau đầy kỷ niệm, chẳng thể đếm được hết số lần cụ thể bởi những dấu chân qua trong hành trình dài đâu đâu cũng sâu đậm ân tình thiết tha. “Ngày cải lương còn hưng thịnh, năm nào tôi cũng về miền Tây diễn 3 tháng xuyên suốt, hết tỉnh này lại qua tỉnh kia, tới mùa mưa đoàn mới rút về Sài Gòn để tiếp tục lưu diễn ở miền Trung. Bà con mọi miền của mình hâm mộ cải lương dữ lắm, bởi vậy tôi luôn nhận được sự cổ vũ, ủng hộ, làm cho lòng nghệ sĩ cứ như ấm nồng bên những vòng tay yêu thương. Rồi khi cải lương đi xuống, phần tuổi đời càng lớn, những chuyến về Cà Mau cũng ít dần...”.

Nhìn những thí sinh thi diễn, thanh xuân chị như được nối dài thêm thành dòng chảy bất tận. Nhớ hôm nào trên sân khấu đó, bước chân cô đào trẻ đã hết mình với những cuộc thi, trau chuốt tài nghệ không ngừng. Cuộc sống nghệ thuật và đời thường không ồn ào hay cố tranh đua để tạo cho mình một chiếc áo hào quang lộng lẫy mà, mọi thứ đều thêu dệt bằng những “đường kim mũi chỉ” thật chắc chắn. Ý thức được nội tại của mình, với chất giọng trầm đặc biệt cùng nét diễn tự nhiên, chị hết lòng chăm chút những vai đào nhì, đào ba để rồi khi đứng bên cạnh những đàn anh, đàn chị trong các vở tuồng hàng đêm, chị từng bước tạo được cho mình chỗ đứng đặc biệt.

Người ta thương Hạnh, Nguyệt hay Mai Đình của NSND Lệ Thuỷ trong các vở “Cây sầu riêng trổ bông”, “Tô Ánh Nguyệt” và “Hàn Mặc Tử” bao nhiêu thì cũng hết lòng thương một Tuyết Mai, Dung hay Hồng Sương của NSND Thoại Miêu bấy nhiêu. Sau bao năm bền bỉ cống hiến, danh xưng “Đệ nhất đào nhì” như bằng khen danh giá vô hình mà công chúng đã nâng niu trao cho.

Lâu lắm rồi mới trở lại mảnh đất Cà Mau nhiều đổi thay, trong dòng nhớ cứ khắc sâu hình ảnh những đêm phải đi về điểm diễn vùng sâu, vùng xa bằng ghe, tàu, phương tiện thiếu đủ thứ. Lắm khi hành trình dài mệt nhoài nhưng chỉ cần thấy ánh mắt đón đợi, thưởng thức của khán giả, tự dưng động lực như được tiếp thêm nhiều lần để người nghệ sĩ hoà vào vai diễn hết mình. Duy chỉ có điều bước chân lần này có phần lặng lẽ hơn khi bên chị không còn sự đồng hành của bạn đời - Nghệ sĩ Quốc Hùng (nguyên Giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), người luôn theo những hành trình từ Nam chí Bắc để vẽ nên những trang nhật ký đời và nghề thật đẹp.

Vinh quang đã trải là vậy, nhưng đằng sau bức màn nhung chưa bao giờ ánh mắt chị buông lơi những bài học mới từ đồng nghiệp để lần tái ngộ sau vẹn tròn hơn, đằm thắm hơn. Cái ý nghĩ khao khát được học và cống hiến theo Thoại Miêu từ thuở đôi mươi cho đến khi dần chớm ngưỡng thất thập. Đôi lúc con cháu lo cho sức khoẻ cứ khuyên rằng “Mẹ lớn tuổi rồi nên ở nhà nghỉ ngơi”, Thoại Miêu chỉ cười “Nghỉ sao được khi cái nghề đã ăn sâu vào máu của mình!”. Vậy rồi người ta lại thấy chị với nguồn năng lượng tràn đầy khi bước chân vào "thánh đường" thiêng liêng. Nghệ thuật với chị bây giờ là sự chiêm nghiệm. Tiếng hát lời ca năm nào chỉ tái ngộ khán giả ở những chương trình phù hợp hoặc các điểm chùa, suất biểu diễn từ thiện cho bà con nghèo, khi lại tất bật với vai trò ban giám khảo các cuộc thi lớn của cải lương và những bài học dành cho các lớp thế hệ đi sau cứ điềm nhiên gửi đi bằng sự thủ thỉ chân thành. Bởi vậy, từ nhiều năm sau khi "về hưu", chị vẫn là chỗ dựa vững chắc, tấm gương sáng cho thế hệ nghệ sĩ đi sau của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.

Nâng niu đoá hoa được trao sau đêm bế mạc cuộc thi Tài năng trẻ cải lương, nhìn lên sân khấu sắc màu đầy nhộn nhịp nối nhau những tiếng cười khi những Huy chương Vàng, Huy chương Bạc được trao tay, vùng thanh xuân về nghề một lần nữa chảy tràn trong ánh mắt NSND Thoại Miêu. “Nhìn các em thi diễn mà thương lắm, con đường nghệ thuật còn rất dài, gian nan đó mà cũng đầy vinh quang nếu như sự học hỏi, cố gắng, trui rèn được chăm chút xuyên suốt. Chỉ có cháy hết mình, cống hiến hết mình một cách chân chính mới được sự ghi nhận đẹp của công chúng dành cho mình mà thôi”, lời nhắn nhủ được cất lên ân cần.

Trời dần về khuya, những đợt gió lập đông thổi nhẹ mái tóc đã điểm màu thời gian nhưng nụ cười  của chị vẫn ánh lên một màu xuân rất lạ. Lời chia tay của “Đệ nhất đào nhì” cứ âm vang niềm tin đẹp đối với những gương mặt trẻ tài năng, lớp kế thừa thật vững chắc, hứa hẹn sẽ tiếp thêm sức sống bền bỉ cho nghệ thuật sân khấu cải lương trong nhịp chảy hôm nay./.

Minh Hoàng Phúc

Tâm huyết bảo tồn chữ viết dân tộc

Với tâm niệm không để ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình bị mai một, nhiều thầy giáo, các vị sư dân tộc Khmer đã âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ, truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết Khmer cho lớp trẻ. Qua đây, ngày càng có nhiều con em đồng bào Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.

Văn hoá truyền thống - Hành trang trưởng thành của giới trẻ

Văn hoá tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Cà Mau. Tỉnh có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá tín ngưỡng địa phương được tổ chức hằng năm như: Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc, Lễ tế Thần Nông, Lễ vía Bà Thiên Hậu... Không chỉ là nơi gửi gắm tâm linh của người lớn tuổi, các lễ hội này còn thu hút đông đảo các bạn trẻ tham dự.

“Con Rồng cháu Tiên” tri ân Quốc Tổ

“Con Rồng cháu Tiên” là chủ đề hoạt cảnh sân khấu được Đoàn cải lương Hương Tràm biểu diễn tại Lễ tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân, sẽ diễn ra lúc 8 giờ, ngày 3/4 (6/3 âm lịch), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau.

Trao giải cuộc thi mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau năm 2025

Chiều nay (28/3) tại Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Cà Mau, Ban tổ chức Cuộc thi Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 tổ chức trao giải và triển lãm.

CÀ MAU THÊM GẦN

Ta sẽ về quê bằng đường cao tốc Để thấy Cà Mau giờ đã thêm gần Đường mới mở trải dài thẳng tắp Mùi nhựa thơm pha mùi nắng đồng bằng

Ra mắt “Không gian nghệ thuật – Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”

Tối 24/3, Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Trung tâm Văn hoá tỉnh và Công ty TNHH MTV Mười Ngọt tổ chức buổi ra mắt “Không gian nghệ thuật - Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”.

Giải nhất thuộc về tác giả Lại Lâm Tùng với tác phẩm "Nhìn ra Hòn Khoai"

Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 khuyến khích các tác giả thể hiện những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh; chương trình xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những nét văn hoá, lịch sử truyền thống của vùng đất và con người Cà Mau…