ĐT: (0290) 383 1066 - 383 3905
Thứ hai, 25-9-23 16:59:35

Cầu Chín Hùm

Báo Cà Mau (CMO) Đó là cách người dân trên địa bàn tỉnh gọi những cây cầu do ông Chín Hùm vận động tài trợ và thi công.

Ông Chín Hùm tên đầy đủ Phan Văn Hùm, quê ở quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ. Mấy chục năm nay ông đã bỏ công sức đi làm từ thiện khắp các tỉnh ĐBSCL.

Riêng địa bàn tỉnh Cà Mau, ông đã giúp rất nhiều việc, từ gầy dựng bếp ăn từ thiện, vận động xe cấp cứu cho một số huyện, lập trại hòm từ thiện đến vận động hỗ trợ cất nhà cho người nghèo, vận động xây dựng cầu. Riêng cầu và nhà, ông đã vận động xây dựng trên địa bàn tỉnh Cà Mau lên đến con số hàng trăm.

Điều đặc biệt là ông đứng ra vận động tiền tài trợ, đồng thời tự thi công miễn phí. Ông nói, mình biết nghề xây dựng, bỏ công ra làm để tiết kiệm chi phí, dành phần tiền đó làm được thêm những cây cầu, căn nhà khác cho bà con.

Thêm một điều đặc biệt nữa, đội xây dựng của ông hầu hết là người ở Cà Mau (khoảng trên chục người, đông nhất là ở huyện U Minh). Vì vậy, đi làm cầu ở các tỉnh, người ta cứ gọi “Đội Cà Mau” mà quên luôn ông là người Cần Thơ.

Ông Chín Hùm, người mấy chục năm gắn bó với công tác từ thiện ở Cà Mau.

 

5 giờ 30 sáng, đội thi công đã có mặt và làm xuyên suốt đến chiều; chỉ nghỉ ngơi mươi phút giữa buổi để ăn cơm, uống nước.

 

 

Phó bí thư Đảng uỷ Phường 8 Tô Quý Hiến (thứ 3 từ phải sang) và Phó chủ tịch UBND Phường 8 Huỳnh Minh Khen (bìa phải) có mặt tại hiện trường thi công cầu kinh Ông Bổn, Khóm 4. Chính quyền địa phương quan tâm, chia sẻ đã tạo thuận lợi trong thi công và động viên lớn về mặt tinh thần cho đội.

 

 

Vì đội làm việc thiện nên đến đâu cũng được người dân địa phương góp tiền, thức ăn và phụ lo hậu cần.

 

 

Cầu Giao Vàm xây dựng xong sẽ giúp hơn 100 hộ dân ấp Giao Vàm qua Phường 8 ra Cà Mau thuận lợi, không còn cảnh qua sông bằng bè nguy hiểm thế này.

 

Cầu qua sông Rạch Rập do ông Chín Hùm vận động tài trợ và thi công năm 2014, giúp hàng ngàn lượt học sinh và người dân qua lại mỗi ngày.

 

Ông mới vừa khởi công xây dựng 2 cây cầu trên địa bàn Phường 8 và khánh thành 1 cây. Phó chủ tịch UBND Phường 8, TP. Cà Mau Huỳnh Minh Khen bộc bạch: “Địa bàn Phường 8 có phân nửa là vùng nông thôn, kinh rạch rất nhiều, điều kiện đi lại hết sức khó khăn. Thời gian qua, riêng chú Chín Hùm vận động và xây dựng đến 7 cây cầu. Nhờ vậy đã tạo thuận lợi lớn cho người dân đi lại và các em học sinh đến trường”.

Trong số 2 cây cầu mới khởi công, có cây cầu dài tới 40 m bắc qua sông Giao Vàm (dự kiến khoảng 400 triệu đồng), nối liền xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời với Phường 8, TP. Cà Mau. Hôm làm lễ khởi công, bà con trên địa bàn rất phấn khởi. Anh Châu Phước Thịnh, Khóm 6, Phường 8, chia sẻ: “Cầu được xây sẽ thuận lợi cho người dân rất nhiều. Bởi sông Giao Vàm rộng, tàu chạy dập dìu, hằng ngày bà con qua sông bằng bè, nhất là trẻ em, rất nguy hiểm. Có cầu cũng thuận lợi cho bà con đi cúng đình Phong Lạc hằng năm…”.

Sau đây là một số hình ảnh xây cầu của đội thi công "Cầu Chín Hùm".

Huyền Anh

Ða cây, con ở xã thuần nông

Nằm ở phía Bắc của huyện Trần Văn Thời, Khánh Bình là xã thuần nông với mô hình đa cây, đa con; trong đó, lúa, hoa màu, chăn nuôi là chủ lực.

Huấn luyện đồng bộ - Sẵn sàng chiến đấu

Năm 2023, Ðảng uỷ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo toàn đơn vị tổ chức huấn luyện với phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, đúng quan điểm, nguyên tắc, các mối kết hợp; coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, sát nhiệm vụ, đối tượng, địa bàn và tổ chức biên chế; đảm bảo 100% quân số tham gia thực hiện các nội dung huấn luyện.

Nghề đặc trưng ở Hòn Chuối

Hòn Chuối nằm cách đất liền 18 hải lý về hướng Tây Nam (tính từ cửa Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời). Ngoài nghề đánh bắt hải sản, người dân ở Hòn Chuối, thị trấn Sông Ðốc và các tỉnh lân cận đã tận dụng mặt nước ven cụm đảo nuôi cá bớp lồng bè, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đáng kể đời sống người dân.

Làng khô phố biển

(CMO) Cửa biển Sông Ðốc (thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời) là cửa biển sầm uất của tỉnh Cà Mau và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có lượng lớn tàu biển khai thác, mang về nguồn thuỷ hải sản dồi dào.

Sức sống trò chơi dân gian

(CMO) Trò chơi dân gian là loại hình nghệ thuật độc đáo, xuất phát từ cuộc sống của người dân lao động thời xa xưa; là cách giải trí thường ngày và trong các lễ hội, nhằm xua tan vất vả, cực nhọc trong lao động.

Bức tranh quê lúa

(CMO) Huyện Trần Văn Thời là vùng duyên hải nằm ở phía Tây của tỉnh. Nơi đây nổi tiếng với cụm hòn Ðá Bạc, Hòn Chuối, Vườn Quốc gia U Minh Hạ... Không những thế, đây còn là vùng nguyên liệu lúa lớn nhất tỉnh, mỗi năm lúa vàng đồng từ 2-3 vụ, đem lại cuộc sống no ấm cho nhà nông. Những ngày tháng 8, vào mùa thu hoạch, những cánh đồng lúa vùng ngọt hoá: Khánh Bình, Trần Hợi, Khánh Bình Tây... chín vàng, đẹp như một bức tranh.

Dấu ấn thời chống Pháp

(CMO) Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với đồng bào cả nước, quân và dân Cà Mau đã nhất tề đứng lên, biến phố thị, đình, chùa, nhà dân, rừng tràm, rừng đước thành căn cứ cách mạng.

Xuôi dòng kênh xáng Lương Thế Trân

(CMO) Sau giải phóng, nhằm cải tạo đất phèn, nhất là thực hiện chủ trương chuyển đổi canh tác từ 1 vụ lúa mùa dài ngày sang 2 vụ lúa ngắn ngày, chủ động điều tiết nước ở huyện Cái Nước và một phần của thị xã Cà Mau (nay là TP Cà Mau), kênh xáng mang tên người Anh hùng Lương Thế Trân ra đời.

Hàng rào “2 trong 1”

(CMO) Trước thực trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, tỉnh Cà Mau chỉ đạo đơn vị sở, ngành cấp tỉnh phối hợp UBND các huyện khẩn trương thực hiện nhiều biện pháp phòng chống sạt lở theo tuyến đê, sông ngòi, kênh rạch.

“Xóm chem chép”

(CMO) Ở xứ Ông Ðơn (ấp Phú Quý), Kênh Ba (ấp Cái Ngay), xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi, có hàng chục hộ sống thành xóm, chuyên nghề săn bắt các loài nhuyễn thể, đặc biệt là con chem chép. Vào con nước ròng bỏ bãi, hàng chục người cùng vỏ lãi composite mang theo cơm nước, xẻng, vá, cần móc... chia nhau vào từng khu vực ven sông, rạch chờ nước ròng để bắt chem chép.