ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 5-7-25 18:51:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chậm ban hành quy chế phối hợp xử lý rác

Báo Cà Mau (CMO) Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã không dưới 2 lần nhắc nhở các sở, ngành phải nhanh chóng thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh liên quan đến các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo tốt đời sống Nhân dân tại các cuộc họp 6 tháng của UBND tỉnh và Hội nghị lần thứ 15 BCH Đảng bộ tỉnh khoá XV (mở rộng).

Như báo Cà Mau số 3425, phát hành thứ Sáu, ngày 13/7/2018 phản ánh thực trạng " “Bí” lời giải bài toán ô nhiễm từ bãi rác", trên trang 5. Việc người dân ở Khóm 3, phường Tân Xuyên phải sống trong cảnh cam chịu mùi hôi và ruồi nhặng thời gian dài chưa được giải quyết một phần do các sở, ngành được Chủ tịch UBND giao nhiệm vụ chưa tìm được “tiếng nói chung”.

Cụ thể, tại Công văn số 10014/UBND-KT ngày 19/12/2017 của UBND tỉnh Cà Mau do Phó chủ tịch Lâm Văn Bi ký, ở mục 2 nêu rõ: Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND TP. Cà Mau, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Cà Mau nghiên cứu xây dựng Quy chế phối hợp quản lý quá trình xử lý rác thải của Nhà máy xử lý rác thải TP. Cà Mau.

Nhưng từ ngày công văn này được chuyển đến các đơn vị, đến ngày 9/7/2018, công việc này vẫn chưa hoàn thành. Điều đó được xác nhận tại Công văn số 1580/SXD-PTĐT&HTKT của Sở Xây dựng do ông Mã Minh Tâm, Phó giám đốc sở, ký gởi Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau để cung cấp thông tin cho báo chí đã thừa nhận: Sở Xây dựng đang chỉnh sửa, bổ sung nội dung dự thảo. Và còn chờ thời gian thông qua Thường trực UBND tỉnh.

Nghĩa là sau 7 tháng công văn chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh thì Sở Xây dựng và các sở, ngành, địa phương vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao. Và vẫn còn phải chờ thêm thời gian trình, thông qua.

Phát biểu tại kỳ họp HĐND tỉnh Cà Mau ngày 10/7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi thừa nhận: “Để Nhà máy Xử lý rác thải gây ô nhiễm môi trường, đây là một thiếu sót lớn của chúng ta”. Đồng thời, Phó chủ tịch cũng đã một lần nữa yêu cầu các ngành, chính quyền địa phương kết hợp cùng cơ sở khắc phục ngay tình trạng ô nhiễm, không để mùi hôi phát tán trên diện rộng.

Cũng tại phiên chất vấn kỳ họp HĐND tỉnh vừa qua, ông Trịnh Văn Lên, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, cho biết: “Hiện, lượng rác tồn đọng ở Nhà máy xử lý rác TP. Cà Mau khá lớn, còn hàng ngàn tấn, do thiết bị nhà máy bị trục trặc, xử lý không hết công suất thiết kế”.

Cũng tại phiên chất vấn này, ông Dư Minh Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng Cà Mau, nói: “Trong năm 2016, nhà máy có đề xuất cho dừng hoạt động 4 tháng để bảo trì và thay trang thiết bị, mượn 2,5 ha đất để chứa rác hằng ngày mà không xử lý. Nhà máy cam kết, sau khi bảo trì xong thì ngoài lượng rác hằng ngày xử lý thì sẽ đem phần rác trước đó vào xử lý dần. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, chúng tôi đi kiểm tra thì lượng rác này có xử lý nhưng không tới nơi, tới chốn. Đã nhiều lần làm việc, nhà máy cam kết xử lý rác tồn, nhưng vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để”.

Một trong những quy trình phân loại rác tại Nhà máy Xử lý rác thải TP. Cà Mau.

Mặt khác, theo thông tin phóng viên báo Cà Mau có được, ngày 29/6/2018, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục có Công văn số 4861/UBND-XD về tình trạng ô nhiễm môi trường tại Nhà máy xử lý rác thải TP. Cà Mau. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị tiếp tục kiểm tra hoạt động xử lý rác thải và tỷ lệ chôn lấp của Nhà máy, kết quả trình Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 30/7/2018.

Một giả thuyết thuận lợi nhất, nếu sớm thông qua Thường trực UBND tỉnh về Quy chế phối hợp xử lý theo tinh thần Công văn số 10014/UBND-KT ngày 19/12/2017 thì vẫn phải đợi thời gian quyết định, ban hành.

Như vậy, theo các công văn chỉ đạo trước đây và mới nhất của UBND tỉnh Cà Mau, nếu các sở, ngành thực hiện nghiêm thì còn khoảng nửa tháng mới có kết quả cụ thể về tình trạng khắc phục, xử lý gây ô nhiễm môi trường khu vực bãi rác TP. Cà Mau. Còn việc quy chế phối hợp như đã nêu vẫn phải chờ ngày trình Thường trực UBND tỉnh.

Trong khi Thường trực Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đang kỳ quyết ra sức xây dựng hình ảnh chính quyền thân thiện, vì dân thì lại xuất hiện hiện tượng “trên bảo dưới chậm thi hành” dẫn đến thực trạng bộ phận người dân vẫn kêu khổ vì môi trường sống chưa đảm bảo. Nếu để kéo dài, hậu quả về "lòng tin" sẽ là khó lường./.

Phong Phú

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.