ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-4-25 03:00:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chăm sóc bữa ăn bán trú cho trẻ

Báo Cà Mau Bữa ăn tại trường rất quan trọng đối với trẻ bậc mầm non, mẫu giáo. Ðể nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ, thời gian qua, nhiều trường mầm non trên địa bàn TP Cà Mau đã quan tâm, tạo điều kiện cho cả giáo viên lẫn nhân viên cấp dưỡng nâng cao tay nghề, vì sự phát triển của các mầm non tương lai.

Được tổ chức vào tháng 4/2024, lần đầu tiên Phòng Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) TP Cà Mau tạo ra một sân chơi mang tên “Hội thi giáo viên và cô nuôi dạy giỏi” để các đơn vị trường mầm non trên địa bàn thành phố có dịp tranh tài cùng nhau. Không chỉ dừng lại ở thời điểm diễn ra, sau hội thi, các trường học đúc kết được thêm nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý bếp ăn tại trường và nâng cao chất lượng khẩu phần ăn, đảm bảo các nguyên tắc an toàn và dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là tạo ra sự hứng thú của trẻ đối với việc dùng bữa khi đến lớp.

Cô Nguyễn Hồng Thắm, Phó hiệu trưởng Trường Mầm non Búp Sen Hồng, Phường 8, cho biết: “Trong năm học này, mỗi ngày trường phục vụ 340 suất ăn cho các cháu, hiện trường đã hợp đồng với 5 nhân viên cấp dưỡng, hầu hết các chị đều gắn bó với trường từ 7-10 năm”.

Các cô nuôi tại Trường Mầm non Búp Sen Hồng tất bật chăm lo bữa ăn cho trẻ.

Các cô nuôi tại Trường Mầm non Búp Sen Hồng tất bật chăm lo bữa ăn cho trẻ.

Theo chị Hồ Kiều Huệ, bếp trưởng Trường Mầm non Búp Sen Hồng, từ khi thực hiện quy trình “bếp ăn một chiều” đã tạo ra nhiều thuận tiện hơn trong công việc của một cô nuôi, vì bếp ăn luôn ngăn nắp, gọn gàng, được sắp xếp khoa học cho nên thực phẩm không lẫn lộn với nhau, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm. Ðặc biệt, từ khi được tham gia hội thi có liên quan đến chuyên môn của mình thì trong công việc, chị đã có sự phối hợp nhịp nhàng đối với các cô giáo đứng lớp để chăm sóc tốt hơn cho trẻ. “Khi tham gia hội thi, tôi cảm nhận được sự gắn kết giữa cô nuôi và giáo viên, chính yếu tố này đã giúp trường đạt thành tích cao nhất trong hội thi. Ðặc biệt, đây là lần đầu tiên bộ phận cấp dưỡng tham gia hội thi do Phòng GD&ÐT tổ chức. Ngoài tâm thế háo hức, tôi còn mang theo tinh thần học hỏi để tích luỹ kinh nghiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình”, chị Huệ bộc bạch.

 Quy trình “bếp 1 chiều” tại Trường  Mầm Búp Sen Hồng được tuân thủ nghiêm ngặt giúp cho gian bếp sắp xếp khoa học, ngăn nắp sạch sẽ.

Trong môi trường mầm non, mỗi giáo viên đều có nhiệm vụ riêng. Cô Phạm Thị Thanh Nhàn, giáo viên Trường Mầm non Hương Tràm, Phường 5, cho rằng: “Trong quá trình thực hiện phần ăn cho các con, có đôi lúc lượng thức ăn quá nhiều, chưa phù hợp, giáo viên sẽ là người góp ý để bộ phận cấp dưỡng điều chỉnh lại. Vì thế, giáo viên và cô cấp dưỡng cần có sự phối hợp ăn ý, điều này sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong công tác chăm sóc và theo dõi sức khoẻ của các cháu”.

Ðối với phần ăn của trẻ, Ban Giám hiệu Trường Mầm non Hương Tràm thường ưu tiên lựa chọn những thực phẩm có sẵn tại địa phương, bổ sung thêm các loại hải sản, thịt bò. Thực hiện quy tắc "bếp ăn một chiều", trường luôn đảm bảo nghiêm ngặt trong vấn đề vệ sinh thực phẩm, từ khâu sơ chế, chế biến thức ăn. Qua đó, giúp đội ngũ cấp dưỡng biết được quy trình bếp ăn an toàn của trường học, tránh sự lây nhiễm chéo giữa các vật phẩm gây hại đến sức khỏe.

Bữa ăn ngon, tổ chức hợp lý là yếu tố giúp mỗi ngày trẻ đến trường là một niềm vui (Trong ảnh một tiết học tại Trường Mầm non Hương Tràm).

Cô Phạm Thị Lắm, Phó hiệu trưởng Trường Mầm non Hương Tràm, thông tin: “Từ trước đến nay, Phòng GD&ÐT thường tổ chức hội thi cho giáo viên, ít khi tổ chức các hoạt động cho bộ phận cấp dưỡng. Sự phối hợp giữa giáo viên và bộ phận cấp dưỡng rất quan trọng, vì thế “Hội thi giáo viên và cô nuôi dạy giỏi” là cơ hội để các giáo viên đứng lớp tìm hiểu về các khâu lên thực phẩm, lựa chọn thực phẩm của các cô nuôi; về phần các cô nuôi có thể hiểu thêm về khâu chăm sóc tổ chức bữa ăn, hình thức tổ chức ăn và vệ sinh chăm sóc các trẻ trong giờ ăn. Thông qua hội thi này giúp Ban Giám hiệu nhà trường đánh giá được những món ăn nào phù hợp với trẻ, những thực đơn hợp lý về chế độ dinh dưỡng cũng như khẩu phần, khẩu vị”./.

 

Yến Nhi - Hữu Nghĩa

 

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

416 học sinh đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau, Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 có 416 em đạt giải ở 7 môn thi.

Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính cũng như chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Ðể giúp các em hình thành những quan điểm đúng đắn về sức khoẻ sinh sản và cung cấp thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, giáo dục giới tính cho học sinh là điều hết sức cần thiết trong môi trường học đường.

Ðể con em đồng bào tiếp cận giáo dục

Ðể đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Cà Mau có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trọng tâm là tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ mới, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động đưa con em đến với nền giáo dục chính quy, hiện đại, đúng độ tuổi.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Sáng 2/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có chuyến khảo sát thực tế tại 2 trường THCS - THPT trên địa bàn huyện Thới Bình để đầu tư nâng cấp hướng đến đạt chuẩn quốc gia.

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.