ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 23:14:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chắp cánh những ước mơ

Báo Cà Mau (CMO) “Nếu như không có sự tiếp tục duy trì dự án từ Công ty TNHH Dược phẩm Mỹ Anh thì một số em trong danh sách này có nguy cơ bỏ học”, cầm trên tay tờ giấy ghi tên 9 học sinh được nhận trợ cấp, ông Trang Văn Bé, Phó chủ tịch Hội Khuyến học Phường 8, TP Cà Mau, xúc động.

Bà Mã Mỹ Khanh, đại diện Công ty TNHH Dược phẩm Mỹ Anh (áo xanh) mong các em luôn nỗ lực hết mình để vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Tháng 11/2021, một Việt kiều Bỉ, tên Andrea Tran, cùng gia đình nhận trợ cấp 9 học sinh hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn TP Cà Mau, thông qua sự chọn lọc, giới thiệu của Hội Khuyến học Phường 8, TP Cà Mau (gồm 4 học sinh THCS và 5 học sinh THPT).

Theo dự án, mỗi tháng một học sinh THCS được trợ cấp 800 ngàn đồng và học sinh THPT 1 triệu đồng (tương đương 100 triệu đồng/năm). Các em nhận theo quý và được hỗ trợ đến khi tốt nghiệp THPT, với điều kiện mỗi năm vẫn duy trì học lực khá, giỏi.

Tuy nhiên, qua 6 lần hỗ trợ, do việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên gia đình Andrea Tran không thể tiếp tục duy trì dự án. Trước tình cảnh trên, Hội Khuyến học Phường 8 hết sức lúng túng, bởi khả năng quỹ khuyến học của phường có hạn nên không thể lo liệu thêm được phần này. Khó khăn trên được bà Mã Mỹ Anh, Giám đốc Công ty TNHH Dược phẩm Mỹ Anh, kết nối, tiếp tục thực hiện dự án.

“Công ty có 50 nhân viên, cũng có con em trong độ tuổi đi học, trước tiên mình phải hỗ trợ cho con em công ty; rồi còn các khoản hỗ trợ xã hội khác thực hiện từ trước đến nay. Nhưng thấy gia cảnh các em quá khó khăn nên chúng tôi cố gắng tiếp sức để duy trì sự hỗ trợ, giúp các em có điều kiện chắp cánh ước mơ”, đại diện Công ty TNHH Dược phẩm Mỹ Anh, bà Mã Mỹ Khanh, Phó giám đốc Công ty, bày tỏ.

Mức hỗ trợ mỗi tháng cho mỗi học sinh THPT là 800 ngàn đồng và học sinh THCS là 600 ngàn đồng. Các em cũng nhận theo từng quý như trước đây (tức mỗi quý, mỗi học sinh THPT được nhận 2,4 triệu đồng; học sinh THCS nhận 1,8 triệu đồng).

Em Ðặng Phát Tài, học sinh lớp 8C, Trường THCS Phan Bội Châu, Phường 4, sống cùng ông bà ngoại. Ông ngoại em là Tô Văn Thành (ngồi cạnh), hiện đã 73 tuổi, hàng ngày đẩy xe đi bán bò vò viên để trang trải chi tiêu trong gia đình nên rất chật vật trong chuyện lo chi phí học tập cho em.

Có tiếp xúc, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình các em học sinh được nhận trợ cấp mới thấy hết ý nghĩa của chương trình này. Anh Trần Chí Cường, ấp Tân Hiệp, xã An Xuyên, TP Cà Mau, đưa bé Trần Hồng Nhung, học sinh lớp 8A, Trường THCS An Xuyên 1, xã An Xuyên, đến nhận trợ cấp, bộc bạch: “Nhà không đất sản xuất, thu nhập chính dựa vào nghề làm hồ của tôi. Mà mùa này mưa nắng thất thường, làm bữa đặng bữa không, trong khi phải chi tiêu đủ thứ trong nhà. Con cái chuẩn bị nhập học, cần đủ thứ tiền, từ tập vở, sách giáo khoa, cặp sách, quần áo, giày dép, các khoản đóng góp ở trường… chúng tôi đang hết sức lo lắng. Giờ tiếp tục nhận được khoản hỗ trợ này để lo chuyện học cho con, chúng tôi rất mừng và cảm ơn nhà tài trợ nhiều lắm”.

Tại buổi nhận trợ cấp, tôi chú ý một gương mặt buồn buồn. Hỏi thăm được biết, em tên Ðặng Quốc Khái, học lớp 12D, Trường THCS&THPT Lý Văn Lâm, nhà ở ấp Thạnh Ðiền, xã Lý Văn Lâm. Khái sống với cha, nhà còn có 2 người bác bị bệnh triền miên (tâm thần và hen suyễn…) mà cha em phải có nghĩa vụ chăm lo. Thu nhập từ nghề chạy xe grab của cha em không đủ để trang trải nên ngoài giờ học và dịp hè, Khái đi làm ở quán mì cay để kiếm thêm chút tiền phụ cha lo liệu gia đình. Ðược tiếp tục nhận khoản tiền hỗ trợ, với em rất có ý nghĩa. “Khoản tiền này giúp em có điều kiện lo việc học hành, để trước mắt là tốt nghiệp THPT. Còn học lên đại học thì em chưa dám mơ tới”, Khái tâm tình.

Ông Trương Dư Thái, Chủ tịch Hội Khuyến học Phường 8, trần tình: “Khi hay tin nhà tài trợ không còn điều kiện duy trì dự án nữa, chúng tôi vô cùng lo lắng. Ðược chị Mỹ Anh đứng ra nhận tiếp sức như vầy, chúng tôi hết sức vui mừng, trân trọng và cảm kích lắm. Hy vọng công ty luôn hoạt động thuận lợi để hỗ trợ được lâu dài cho các em”.

“Tình hình kinh doanh của công ty hiện cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi sẽ hết sức cố gắng để duy trì việc tài trợ. Mong rằng các em hiểu được tấm lòng và sự tâm huyết của tập thể công ty, luôn phấn đấu học hành, nỗ lực vươn lên”, bà Mã Mỹ Khanh nhắn nhủ./.

 

Huyền Anh

 

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.

Trao 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh

Ngày 16/11, tại trường THCS Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi), Đoàn khối Dân chính đảng phối hợp trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau trao tặng 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh trong chương trình Nâng bước đến trường.

Gặp gỡ hai thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), cho biết, nhà trường vừa đón nhận niềm vui có hai em học sinh của trường là thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm. Cụ thể, em Nguyễn Hải Ðăng, thủ khoa ngành Sư phạm Toán học tại Trường Ðại học Cần Thơ và em Bùi Hải An, thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử - Ðịa lý tại Trường Ðại học Sài Gòn.

Nâng chất giáo dục mầm non

Huyện Ngọc Hiển có 8 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với tổng số hơn 1.600 trẻ theo học. Những năm qua, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, sân chơi cho trẻ theo hướng ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng điều kiện chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.

Gương sáng cô giáo Trần Hồng Măng

Những năm qua, Chi uỷ Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên, thị trấn U Minh, huyện U Minh luôn quan tâm chỉ đạo đảng viên trong trường nghiêm túc thực hiện việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xem đây là một trong những phong trào thi đua thiết thực từng năm học. Quá trình thực hiện, trong Chi bộ đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình tiên tiến, cô giáo Trần Hồng Măng là một trong số đó.

Học để thoát nghèo

Cái nghèo đeo bám gia cảnh khiến giấc mơ nối dài con đường học tập của những bạn trẻ này không hề dễ dàng. Biến khó khăn thành động lực phấn đấu, hành trang bước vào đời là sự cố gắng không ngừng, cùng những vòng tay nhân ái luôn che chở - tất cả đã tạo nên sức mạnh để các bạn bước tiếp trên hành trình chinh phục tri thức.

Giáo dục sức khoẻ giới tính trong học đường

Nhằm thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ giới tính trong lứa tuổi vị thành niên, thời gian qua, Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ) đã đẩy mạnh hoạt động tư vấn trực tiếp, cung cấp kiến thức về vấn đề giới tính cho học sinh tại các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh.

Trao bằng tốt nghiệp cho trên 400 tân thạc sĩ, dược sĩ, cử nhân

Năm học 2023-2024, Phân hiệu  trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau đã đào tạo hơn 2.000 người học các hệ chính quy và sau đại học, kết hợp linh hoạt giữa hình thức học trực tiếp và trực tuyến, góp phần tạo điều kiện để người học có thể tham gia học tập mọi lúc mọi nơi. Theo đó, có 410 tân thạc sĩ, dược sĩ, cử nhân được trao bằng tốt nghiệp.

Tìm giải pháp nâng chất lượng thi tốt nghiệp THPT

Năm 2024, tỷ lệ tốt nghiệp THPT của tỉnh đạt 99,11%, giảm so với 2 năm gần nhất là 2022 (99,16%) và 2023 (99,22%), nhưng tỷ lệ điểm trung bình của tất cả các bài thi/môn thi tăng so với 4 năm liền kề. Từ đó cho thấy, chất lượng dạy và học tăng lên. Theo tổng hợp, điểm trung bình chung trong 5 năm cao hơn 0.01 điểm, xếp hạng trên 1 bậc so với khu vực và cả nước.