ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 10:52:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chật vật với cái nghèo

Báo Cà Mau (CMO) Để đến xã Tân Thuận, chúng tôi chọn con đường “đi nhờ” qua địa phận tỉnh Bạc Liêu bởi con đường huyết mạch nối liền từ trung tâm huyện đến xã đã hư hại nhiều. Qua 2 lần phà mới đến xã, nơi được mệnh danh nghèo nhất của huyện Đầm Dơi. Chỉ cách con sông Gành Hào nhưng cuộc sống bên kia sông lại ồn ào, tấp nập, còn người dân Tân Thuận vẫn từng ngày chống chọi với cái nghèo.

Từ xã, để đến được ấp Hoà Hải, chúng tôi phải đi thêm 1 chuyến phà. Và đây cũng là 1 trong 4 ấp nghèo của xã nghèo Tân Thuận. Những chuyến phà, những con đường nhỏ gập ghềnh, quanh co làm chùn bước những người lần đầu đặt chân đến. “Đây cũng chính là lý do nhiều người cho con mình nghỉ học”, ông La Văn Cảnh, Trưởng ấp Hoà Hải, bùi ngùi.

Nhọc nhằn mưu sinh

Tờ mờ sáng, khi những con kinh rạch cạn nước, mấy đứa trẻ chưa từng biết mặt chữ con chị Ngô Thuý An, ấp Hoà Hải, xã Tân Thuận bắt đầu một ngày lao động với việc mò sò, bắt cua, bắt ốc… Chúng lầm lũi dưới bùn kiếm thu nhập cho gia đình. Mỗi ngày chúng đem về từ 40.000-100.000 đồng để góp phần chi phí cho sinh hoạt hằng ngày của 7 nhân khẩu.

Đám trẻ con chị Ngô Thuý An vất vả mưu sinh.

Cuộc sống gia đình chị Ngô Thuý An chật vật với 5 đứa con trong ngôi nhà dột nát trên phần đất mượn của người thân. Chị Ngô Thuý An thì không thể lao động vì đang mang bầu đứa con thứ 6. Chồng chị đi làm phụ hồ bữa có, bữa không. Vậy là 5 đứa con của chị hằng ngày phải men theo những con kinh để kiếm sống.

Chị An bình thản: “Trời sinh voi sinh cỏ. Người ta giàu của, mình giàu con. Quan trọng kiếm được miếng ăn hằng ngày là mừng rồi, tiền đâu cho tụi nó đi học”.

Ấp Hoà Hải có 345 hộ dân sinh sống. Năm 2017, ấp còn 67 hộ nghèo, 11 hộ cận nghèo. Toàn ấp có 41 hộ dân tộc Khmer, nhưng duy nhất chỉ có 1 hộ thuộc diện khá giả. Còn lại đa phần không đất sản xuất, phải làm thuê, bắt cua, mò sò, đục hàu… kiếm sống hoặc đi nơi khác làm ăn. Lo miếng ăn đã khó nên chuyện đến trường của các em nhỏ dân tộc Khmer ở đây cũng chẳng mấy ai quan tâm.

Ông La Văn Cảnh chia sẻ: “Nhìn chung hầu hết con em hộ dân tộc Khmer nghèo chỉ học hết tiểu học rồi nghỉ. Dù chính quyền địa phương ra sức vận động nhưng không thể can thiệp được nhiều, bởi đường sá đi lại khó khăn, rồi phải lo kiếm miếng ăn hằng ngày nên những hộ này cho con học biết chữ rồi thôi”.

Nông thôn mới còn xa

Là xã nghèo nhất của huyện, đông dân nhất, diện tích rộng nhất, dân di cư cũng nhiều nhất khiến cho Tân Thuận gần như là “túi nghèo” của huyện. Những năm qua, dù chính quyền địa phương ra sức xây dựng hạ tầng, xây dựng nhiều mô hình để người dân phát triển kinh tế, nhưng do phần lớn là dân tứ xứ, ý thức lao động không cao, cứ trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ Nhà nước nên xã gặp vô vàn khó khăn trong công tác giảm nghèo.

Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã còn tới 14,4% (tương đương với 555 hộ) và 88 hộ cận nghèo. Ngoài ra, hạ tầng giao thông nông thôn vẫn còn thấp kém, kéo theo đó các tiêu chí nông thôn mới khó thực hiện. Hiện toàn xã chỉ đạt 8/19 tiêu chí.

Bí thư Đảng uỷ xã Tân Thuận Trần Văn Tỉa bộc bạch: “Trăn trở lớn nhất của xã là tiêu chí giao thông và hộ nghèo. Hiện lộ đạt chuẩn chỉ mới xây dựng được từ 7-8 km, lộ 1,5 m nối liền các ấp chỉ được 60 km, còn 80-90 km nữa mới giáp. Muốn xây dựng được đòi hỏi kinh phí rất lớn, trong khi điều kiện địa phương còn hạn hẹp. Theo đó, nơi chưa có đường, có lộ, tiêu chí hàng rào cây xanh cũng khó thực hiện. Thêm nữa, dân di cư đa phần nghèo, ý thức chưa cao khiến cho Tân Thuận thật sự gặp khó khăn trong tiến trình xây dựng nông thôn mới”.

Ra về, hình ảnh đọng lại trong chúng tôi là cậu bé 4 tuổi con chị Ngô Thuý An bưng trên tay tô cơm trắng, bốc nắm muối hột bỏ vào miệng nhai. Rồi tương lai của cháu, của anh chị em cháu sẽ đi về đâu khi chính những bậc sinh thành thiếu quan tâm? Và trong điều kiện khó khăn như hiện nay thì khi nào Tân Thuận sẽ vực dậy? Điều này còn trông chờ vào sự chung tay của các ngành, địa phương hơn hết là sự đồng lòng của người dân./.

Hồng Nhung

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.