ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 01:33:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chế độ ăn bổ sung phù hợp cho trẻ

Báo Cà Mau (CMO) "Từ tháng thứ 6, ngoài sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác như bột, cháo, cơm, rau, hoa quả, sữa đậu nành, sữa bò... Nên cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới", Bác sĩ Võ Bé Ba, Trưởng phòng Truyền thông, Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời, thông tin.

Không nên cho bé ăn bổ sung quá sớm. Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm (trước 6 tháng tuổi) có thể đưa đến các nguy cơ như: Trẻ sẽ ít bú sữa mẹ, khó thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng. Các bữa ăn của trẻ sẽ thiếu chất nếu trẻ chỉ ăn thức ăn loãng, súp hoặc cháo loãng, bởi do trẻ dễ ăn các loại thức ăn này. Nguy cơ mắc bệnh vì thiếu các yếu tố bảo vệ từ sữa mẹ sẽ tăng. Bên cạnh đó, nguy cơ rối loạn tiêu hoá do thức ăn bổ sung không hợp vệ sinh và không dễ tiêu hoá như sữa mẹ sẽ rất dễ xảy ra đối với trẻ. Do cơ thể trẻ còn quá non nớt, khả năng tiêu hoá và hấp thụ tốt các thực phẩm rất kém nên nguy cơ bị dị ứng sẽ cao hơn so với các bé có thời gian ăn dặm hợp lý…

Tư vấn dinh dưỡng cho bé tại phòng tư vấn Mặt trời bé thơ.

Đồng thời, không nên cho trẻ ăn bổ sung quá muộn. Nếu các bà mẹ cho trẻ ăn dặm quá muộn sẽ gây ra nhiều bất lợi cho trẻ như: Trẻ không nhận thêm được các chất dinh dưỡng để thoả mãn nhu cầu phát triển. Trẻ chậm hoặc ngừng phát triển. Trẻ sẽ không đủ chất dinh dưỡng để phòng tránh suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu máu do thiếu sắt…

Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý phải đảm bảo các nguyên tắc: Về thời gian, bắt đầu tập cho bé ăn dặm khi bé đủ 6 tháng tuổi, cho trẻ ăn từ lỏng tới đặc, từ ít tới nhiều, tập cho trẻ ăn quen dần với thức ăn mới. Số lượng thức ăn và bữa ăn phải tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp khẩu vị của trẻ. Chế biến các thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng, sử dụng các thức ăn sẵn có tại địa phương.

Tăng đậm độ năng lượng của thức ăn bổ sung: Có thể thêm dầu mỡ, mè, đậu phộng, hoặc bổ sung bột men tiêu hoá làm cho bột vừa thơm vừa béo, mềm, dễ nuốt lại có nhiều năng lượng, giúp trẻ mau lớn.

Đặc biệt, tất cả dụng cụ chế biến, nấu ăn cho trẻ phải đảm bảo sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.

Bên cạnh đó, cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt. Cho trẻ ăn nhiều hơn trong và sau khi ốm, ăn uống nhiều chất lỏng hơn khi tiêu chảy và sốt cao. Các mẹ cần chú ý, không nên nêm nếm bột ngọt vào thức ăn của trẻ, vì không có chất dinh dưỡng lại không có lợi cho sức khoẻ của trẻ.

Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn, vì chất ngọt sẽ gây ức chế tiết dịch vị, làm cho trẻ chán ăn, bỏ bữa hoặc ăn ít.

Để phát triển tốt, trẻ cần ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tất cả các loại thức ăn tươi, sạch, giàu dinh dưỡng mà người lớn ăn được hàng ngày đều có thể dùng cho trẻ (trừ rượu, bia và các loại gia vị chua, cay). Trẻ nhỏ không cần kiêng dầu, mỡ, rau xanh, cá, tôm, cua, trứng, thịt... vì một lượng nhỏ các loại thức ăn này cũng giúp trẻ  khoẻ mạnh.

Theo đó, trong 1 ngày phải cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm: Nhóm cung cấp chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu, lạc, vừng…), nhóm cung cấp tinh bột (gạo, mì, ngô, khoai...), nhóm cung cấp chất béo (dầu mỡ, mè, đậu phộng...), nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng (rau, quả, đặc biệt các loại rau màu xanh thẫm như rau ngót, rau dền, rau cải, mồng tơi... và các loại quả có màu đỏ, vàng như chuối, đu đủ, xoài...).

Trong 1 ngày, không nên cho trẻ ăn 1 món giống nhau. Muốn biết đã cho trẻ được ăn uống đúng và đầy đủ chưa, hãy theo dõi cân nặng của trẻ trên biểu đồ phát triển. "Nếu trẻ lên cân đều đặn là trẻ đã được nuôi dưỡng tốt. Còn nếu trẻ không lên cân hoặt tụt cân thì có thể trẻ bị bệnh hoặc nuôi dưỡng không đúng. Các bà mẹ cần đến các cơ sở y tế hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và hướng dẫn chăm sóc trẻ hợp lý", Bác sĩ Võ Bé Ba khuyến cáo./.

Khánh Duy

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.

Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính

Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.

Không để lây lan dịch bệnh trong trường học

Hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và các bệnh dù có vắc xin phòng bệnh ở trẻ nhưng có thể quay trở lại. Ðể chủ động kiểm soát các loại dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong trường học và bảo vệ sức khoẻ học sinh, trước khi bước vào năm học mới, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Nơi ánh đèn không bao giờ tắt

Đó là Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh, nơi các y, bác sĩ, thiết bị y tế luôn trong trạng thái sẵn sàng, tất cả vì cuộc đua giành lấy sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần.