ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 3-7-24 14:37:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chi hội trưởng tiêu biểu

Báo Cà Mau Trong 13 năm gắn bó với công tác hội, chị Ðoàn Oanh Muội, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Khóm 2, thị trấn U Minh, huyện U Minh, được đánh giá là cán bộ hội gương mẫu, tận tuỵ. Ngoài ra, chị còn là tấm gương về sự cần cù, siêng năng lao động sản xuất.

Năm 2011, ở tuổi 27, chị Muội được tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Phụ nữ Khóm 2. Ðảm nhận nhiệm vụ từ khi còn rất trẻ, chị Muội luôn nỗ lực để được chị em tín nhiệm. Theo đó, chị luôn đi đầu trong mọi công tác, thường xuyên gần gũi chị em, nắm sâu sát hoàn cảnh, đời sống của từng hội viên để tìm ra cách giúp đỡ những chị em có hoàn cảnh khó khăn.

Hiện tại, chị Muội quản lý 5 tổ hùn vốn, mỗi năm các tổ tiết kiệm hơn 200 triệu đồng cho hội viên vay phát triển kinh tế; số tiền tiết kiệm của chi hội luôn duy trì con số trên 30 triệu đồng. Năm 2018, Chi hội Phụ nữ Khóm 2 đã xoá trắng hộ nghèo. “Những kết quả đạt được là động lực để tôi duy trì và ngày càng tâm huyết với công việc được giao”, chị Muội bày tỏ.

Song song với việc giúp đỡ hội viên khó khăn vươn lên, chị còn tích cực vận động thực hiện các phong trào khác của hội như: xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, trồng và chăm sóc tuyến đường hoa, xây dựng tuyến đường "Nhà tôi an toàn"..., luôn được hội viên nhiệt tình tham gia, hưởng ứng, đem lại hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng đô thị văn minh.

Không chỉ tận tuỵ, tâm huyết với các phong trào, hoạt động của tổ chức hội, chị Muội còn gương mẫu trong phát triển kinh tế. Chị Muội được xem là hội viên phụ nữ đi đầu trong thực hiện mô hình vườn ao chuồng. Trên diện tích đất canh tác của gia đình, chị Muội đầu tư chuồng trại chăn nuôi heo, dưới ao nuôi cá bống tượng và một số loại cá nước ngọt; đất vườn được chị tận dụng trồng rau màu, cây ăn trái lấy ngắn nuôi dài, tăng thu nhập.

Mô hình nuôi heo cho chị Ðoàn Oanh Muội lợi nhuận vài chục triệu đồng mỗi vụ. 

Theo đó, chuồng nuôi heo luôn duy trì số lượng hàng chục con, chị nuôi theo hình thức khép kín không sử dụng thuốc tăng trưởng, không xả thải ô nhiễm môi trường. Chị Muội chia sẻ, heo nuôi đúng kỹ thuật, 4 tháng có thể xuất bán, sau khi trừ chi phí, mỗi vụ nuôi cho chị lợi nhuận từ 30-40 triệu đồng. Bên cạnh đó, vườn rau, ao cá cũng giúp chị lấy ngắn nuôi dài hiệu quả. Diện tích vườn rau 1.000 m2 chị trồng quanh năm các loại rau màu ngắn ngày như: cải, dưa leo, bầu bí... cho thu nhập vài trăm ngàn đồng mỗi ngày. Việc nuôi cá cũng mang lại cho chị nguồn thu nhập ổn định.

Chị Muội chia sẻ: “Nhờ kết hợp nhiều hình thức sản xuất mà thu nhập gia đình tôi ngày càng ổn định và được nâng cao. Tôi nỗ lực trong sản xuất một phần cũng để làm gương cho chị em hội viên”.

Chị Nguyễn Hồng Tươi, Phó chủ tịch Hội LHPN thị trấn U Minh, đánh giá: “Làm chi hội trưởng từ khi còn rất trẻ, chị Ðoàn Oanh Muội luôn phấn đấu để nhận được sự tin tưởng của chị em. Ðến nay, chị là Chi hội trưởng giỏi, năng động, nhiệt tình. Nhờ sự quan tâm, động viên, hỗ trợ của chị Muội mà hội viên tích cực tham gia công tác hội. Bên cạnh đó, chị Muội còn là tấm gương làm kinh tế giỏi”./.

 

Phương Thảo

 

Ngư dân đồng hành bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Phần lớn ngư dân đánh bắt ven bờ ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, đã chuyển sang nghề khác để chung tay ngăn khai thác huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản (NLTS).

Người dân, doanh nghiệp cần chung lòng với chính quyền cải thiện chỉ số PCI, PGI

Các đơn vị, sở, ngành, địa phương cần xác định đây là nhiệm vụ chính trị. Phải làm sâu rộng, quyết liệt hơn nữa, làm đến nơi đến chốn các giải pháp cải thiện chỉ số PCI, PGI. Đó là nhấn mạnh của ông Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI, PGI) năm 2024 vào sáng 28/6.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Trên 150 cán bộ, hội viên nông dân tham gia diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số”

Chiều 27/2, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số” nhằm áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số thay đổi cách điều hành trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản cho cán bộ hội viên nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Tiếp sức cho doanh nghiệp, người nộp thuế

Ðể hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người nộp thuế (NNT), Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 64/2024/NÐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024. Ðây là một trong những chính sách mới nhằm tạo thuận lợi cho DN vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế.

Chuyển đổi nghề tạo sinh kế, khai thác bền vững

Những năm gần đây, sản lượng khai thác biển trên địa bàn huyện Ngọc Hiển giảm đáng kể, nhất là khai thác gần bờ. Huyện đang tích cực thực hiện các giải pháp chuyển đổi nghề theo hướng vươn khơi, tạo sinh kế bền vững cho các hộ này.

Nhân văn nguồn vốn tín dụng ưu đãi

Nhiều năm qua, Hội Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đã chủ động đẩy mạnh thực hiện công tác uỷ thác cho vay với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, hỗ trợ hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống cho hội viên nông dân.

Ðồng bộ giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Huyện U Minh được thiên nhiên ưu đãi “rừng vàng, biển bạc”, nhưng những năm gần đây, do sự phát triển quá nhanh của các phương tiện đánh bắt, khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thuỷ sản cả vùng biển và vùng ngọt giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản được địa phương đặc biệt quan tâm.

Phát triển ngành công nghệ sinh học

Ông Ðoàn Hữu Nghị, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học và công nghệ (Trung tâm), Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), cho biết: “Thực hiện nhiệm vụ được giao về công tác nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thời gian qua, Trung tâm được ngành chức năng đầu tư các kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao và làm chủ một số công nghệ quan trọng để phát triển, ứng dụng CNSH trên các lĩnh vực".

Toàn tâm phục vụ người dân, doanh nghiệp

Theo công bố của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Cà Mau năm 2023 xếp thứ 22/63 tỉnh, thành trong cả nước (tăng 36 bậc), xếp thứ 6/13 tỉnh, thành khu vực ÐBSCL, tăng 6 bậc so với năm 2022 và nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt trên bản đồ PCI cả nước. Ðây là lần đầu tiên Chỉ số PCI Cà Mau đứng thứ hạng cao nhất từ trước đến nay.