ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 4-2-25 01:56:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của Cà Mau lao dốc không phanh, vì sao?

Báo Cà Mau PCI là chỉ số mang tính định lượng để đánh giá về chất lượng điều hành và thước đo hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp tỉnh trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Nó được xem là một công cụ chính sách, hướng tới thay đổi tư duy nhận thức và thực tiễn trong quá trình hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chính quyền cơ sở, mang lại lợi ích thiết thực nhất cho xã hội và cộng đồng doanh nghiệp.

PCI là chỉ số mang tính định lượng để đánh giá về chất lượng điều hành và thước đo hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp tỉnh trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Nó được xem là một công cụ chính sách, hướng tới thay đổi tư duy nhận thức và thực tiễn trong quá trình hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chính quyền cơ sở, mang lại lợi ích thiết thực nhất cho xã hội và cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó còn là thông điệp kêu gọi đầu tư và 10 chỉ số thành phần PCI là thông điệp cam kết thông qua các chính sách đã được minh bạch, được kiểm duyệt bằng các tiêu chí cụ thể, tạo tiền đề và củng cố niềm tin cho hoạt động thu hút đầu tư.

Nhìn lại quá trình xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Cà Mau cho thấy, bước khởi đầu vào năm 2007 tỉnh Cà Mau chỉ số điểm đạt được 56,19 điểm, đứng thứ hạng 56/63 tỉnh, thành, thuộc vào nhóm khá thấp. Giai đoạn từ năm 2008 đến 2009, tỉnh Cà Mau vươn lên mạnh mẽ, 2 năm liền thuộc vào nhóm tốt (năm 2008 đạt 58,64 điểm, đứng thứ hạng 18; năm 2009 đạt 61,96 điểm, thứ hạng 22). Sau đó 3 năm liền thuộc vào nhóm khá (năm 2010 đạt 53,57 điểm, đứng thứ hạng 51; năm 2011 đạt 59,43 điểm, đứng thứ hạng 51; năm 2012 đạt 53,76 điểm, đứng thứ hạng 49). Năm 2013 Cà Mau đạt 53,8 điểm, đứng thứ hạng 56, thuộc nhóm tương đối thấp; 2 năm liên tiếp thuộc thứ hạng thấp (năm 2014 đạt 53,22 điểm, đứng thứ hạng 58 và năm 2015 đạt 54,4 điểm, đứng thứ hạng 59).

Được biết, mỗi khi chỉ số cạnh tranh tỉnh Cà Mau được công bố, với chiều hướng liên tục “lao dốc không phanh”, lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Cà Mau đã có nhiều cuộc họp, hội thảo để đánh giá nguyên nhân, tìm ra giải pháp khắc phục với sự quyết tâm cao độ, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, với mục tiêu cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2014 và năm 2015, nhưng cuối cùng vẫn không mang lại kết quả. Nguyên nhân vì sao? So sánh các chỉ số đạt được từ năm 2007 đến nay đã nói lên điều gì?

Với số liệu được thống kê, so sánh cho phép nhận diện ra rằng: tính ổn định của các chỉ số chưa mang tính bền vững, lúc tăng, lúc giảm bất thường. Điều này cho phép có cái nhìn toàn diện và đánh giá về tính hiệu quả và thiếu tính đồng bộ của quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu theo kế hoạch đề ra. Đồng thời cũng cho thấy còn nhiều lỗ hổng trong giải pháp đang thực hiện, cũng như sự quyết tâm, tính đồng bộ, đồng lòng, mức độ sáng tạo mang tính đột phá, quá trình triển khai thực hiện còn có vấn đề cần suy nghĩ.

Một điều quan trọng cần nhận diện, đánh giá đúng thực chất, đó là, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức của các ngành, các cấp chính quyền chưa có sự nhận diện đúng và hành động thiết thực. Cần có những mô hình sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Đây là khâu đột phát mang tính then chốt.

Hiện nay, chúng ta đang đứng trước thách thức mới của quá trình hội nhập, đã và đang đặt ra nhu cầu là phải chuyển đổi tư duy nhận thức từ nền hành chính mang nặng tính “cai trị, mệnh lệnh, áp đặt.” sang nền hành chính “phục vụ”. Trong đó, lấy yếu tố phục vụ làm trọng tâm, quản lý một cách hiệu quả là nền tảng cơ bản, 2 mục tiêu này phải cùng tồn tại, có hiệu quả song song nhau, không tách rời nhau. Để làm được điều này cần phải có giải pháp đào tạo, đào tạo lại, quan tâm nhiều hơn đội ngũ cán bộ trẻ mang tính kế thừa. Nên giao trách nhiệm cho cơ quan nghiên cứu, xây dựng chương trình, nội dung, đối tượng cụ thể… để tác động mới có hy vọng làm thay đổi nhận thức, hành động của đội ngũ cán bộ, công chức, đây được xem là khâu đột phá mang tính bền vững. 

Bên cạnh, cần phải xem doanh nghiệp và doanh nhân là một bộ phận tạo thành không tách rời với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nếu nói về mặt lý luận, ai cũng nhận thức ra điều đó, nhưng nhận thức không thì chưa đủ mà phải thông qua hành động, việc làm thiết thực để mục tiêu hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và mục tiêu nền hành chính Nhà nước cùng hướng tới một mục chung, hài hoà lợi ích. Đó là lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, cả 2 cùng mong muốn đạt được là vấn đề quan trọng như Bác Hồ đã nói “dân giàu, nước mạnh”.

Xoá bỏ tư tưởng ngại tiếp cận doanh nghiệp, không để doanh nghiệp chủ động tiếp cận các cơ quan Nhà nước bằng con đường riêng của mình, điều này làm cho chỉ số chi phí “không chính thức” tăng cao; chỉ số cạnh tranh “lành mạnh” không mang lại hiệu quả. Bên cạnh, công tác cải cách thủ tục hành chính, hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, công khai, minh bạch thủ tục hành chính, đối thoại công dân và doanh nghiệp… đã làm rất tích cực, nhưng hiệu quả chưa cao, chưa thấu hiểu và có giải pháp xử lý hiệu quả những gì mà người dân, doanh nghiệp đang khó khăn nhưng không dám thực hiện quyền phản ánh, kiến nghị của mình.

Hiện đã có cơ chế thực thi khá hoàn chỉnh, chỉ có điều chúng ta thực hiện chúng như thế nào trên thực tế để đạt hiệu quả cao.

Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Cà Mau là vấn đề cần tổng kết thực tiễn để đánh giá./.

Phạm Quốc Sử

Bắt nhịp nông nghiệp xanh

Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xu hướng sản xuất nông nghiệp xanh, nông sản sạch đã trở thành mục tiêu chính trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Cà Mau, nhằm tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, đảm bảo sản xuất bền vững.

Khẳng định giá trị hạt gạo

Với mục tiêu không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo mà còn tiến đến bán tín chỉ carbon, tăng thêm thu nhập cho người trồng lúa, Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (gọi tắt là Ðề án) là bước khởi đầu cho nâng tầm giá trị hạt gạo.

Giữ thương hiệu “Cua ngon nhất Việt Nam”

Cua Cà Mau được mệnh danh là “Cua ngon nhất Việt Nam”, bởi được sinh trưởng ở nơi có điều kiện thiên nhiên tuyệt vời, khó nơi nào có được.

Năng động kinh tế biển

Ba mặt giáp biển, có chiều dài bờ biển lên đến 254 km, ngư trường rộng khoảng 80.000 km2 và tiếp giáp với vùng biển các nước Ðông Nam Á... là những điểm nhấn đặc biệt mỗi khi nhắc đến Cà Mau. Những điều kiện này đã tạo ra hàng loạt lợi thế như nguồn lợi thuỷ sản lớn, thuận tiện cho khai thác và nuôi trồng; phát triển kinh tế hàng hải, năng lượng tái tạo và cả du lịch biển, đảo.

Thông điệp từ mũi đất xanh

Cà Mau, tỉnh địa đầu cực Nam Tổ quốc, đang đứng trước những vận hội lớn lao và cả không ít những thách thức để khẳng định sức vóc, vươn tầm phát triển. Nhìn về bối cảnh của Cà Mau, từ thiên thời, địa lợi đến nhân hoà; từ chiều sâu lịch sử - văn hoá; vốn liếng tài nguyên, có thể mạnh dạn khẳng định đây là thời điểm để Cà Mau xây dựng, định hình và lan toả thông điệp của riêng mình đặt trong mối liên hệ chung với khu vực và cả nước trong hành trình vươn tới.

Vững vị thế con tôm Cà Mau

Cà Mau có diện tích nuôi tôm gần 280.000 ha, chiểm 45% diện tích nuôi tôm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 40% diện tích nuôi tôm cả nước, trong đó diện tích nuôi tôm siêu thâm canh hiện nay khoảng 6.800 ha. Những năm qua, người nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ở Cà Mau đã chủ động ứng dụng khoa học – kỹ thuật, các phương pháp tiên tiến, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.

Tự tin bước vào năm mới

Năm 2024, tỉnh Cà Mau đã ghi đậm dấu ấn trong tiến trình phát triển với bức tranh tổng thể của gam màu tươi sáng, tích cực. Những thành tựu toàn diện về kinh tế, văn hoá - xã hội chính là nền tảng vững chắc cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của tỉnh địa đầu cực Nam Tổ quốc.

Khoa học, công nghệ - Ðộng lực của phát triển bền vững

Khoa học và công nghệ (KH&CN) từ lâu đã được xác định là động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn của sự đổi mới, hiện đại thì KH&CN càng trở nên quan trọng hơn.

“Chợ” trên biển

Ðánh bắt xa bờ trên những chiếc tàu công suất lớn được xem là giải pháp quan trọng nằm trong chiến lược phát triển kinh tế biển của quốc gia nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. Cùng với đó, những dịch vụ hậu cần, trong đó có dịch vụ thu mua hải sản trên biển có những bước tiến tích cực. Sự hình thành và phát triển dịch vụ thu mua đem lại nhiều tiện ích đối với nghề biển tại địa phương.

Ðòn bẩy hạ tầng giao thông

Cùng với đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập trung nguồn lực hoàn thiện hệ thống hạ tầng được Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định là 3 khâu đột phá chiến lược để phát triển.