ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-4-25 02:45:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chợ mua bán văn minh

Báo Cà Mau Vẫn là khung cảnh nhộn nhịp người bán, người mua, tuy nhiên, chợ Phường 1, TP Cà Mau, để lại ấn tượng tốt bởi cách sắp xếp gọn gàng, tiểu thương ứng xử văn minh, tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng. Ðó là thành quả sau thời gian địa phương triển khai mô hình “Chợ Phường 1 mua bán văn minh”.

Ấn tượng đầu tiên khi đến với chợ Phường 1 chính là sự gọn gàng, sạch sẽ từ lối đi cho đến các sạp hàng. Diện tích xây dựng chợ khá lớn nên chợ có khu vực gửi xe rộng rãi, tạo thuận tiện cho khách hàng đến mua sắm. Các sạp hàng được sắp xếp riêng biệt, đa dạng các mặt hàng, tiểu thương vui vẻ chào mời.

Trước cửa chợ bố trí khu vực đậu xe rộng rãi, ngăn nắp.Trước cửa chợ bố trí khu vực đậu xe rộng rãi, ngăn nắp.

Từ năm 2018, Hội LHPN phường đã thực hiện mô hình “Tổ phụ nữ mua bán văn minh”. Theo đó, hội đề ra các tiêu chí về hạn chế sử dụng bọc ni-lông, vệ sinh môi trường, hướng dẫn phân loại rác trong chợ, ứng xử văn minh trong mua bán; từ đó, làm tiền đề củng cố và phát triển thành mô hình “Chợ Phường 1 mua bán văn minh”.

Chị Lê Hồng Lạt, Chủ tịch Hội LHPN Phường 1, cho biết: “Mô hình được sự chỉ đạo của Ðảng uỷ, giao UBND phường phối hợp Uỷ ban MTTQ Việt Nam và Hội LHPN phường phát động, vừa ra mắt cách đây không lâu. Ban đầu, khi phát động, tiểu thương chưa hiểu rõ và cũng chưa biết mô hình này có mang lại lợi ích cho họ hay không; cũng có nhiều tiểu thương thắc mắc. Cho nên, trước khi triển khai, chúng tôi đã tổ chức các buổi hội ý, thông tin đến tiểu thương. Nhờ vậy mà khi thực hiện, được sự đồng lòng hưởng ứng. Chúng tôi giao Ban Quản lý chợ có nhiệm vụ theo sát mô hình này. Qua thời gian triển khai, hầu như ai cũng thích thú, vì tạo được hình ảnh đẹp trong chợ”.

Mục đích khi thành lập mô hình là tuyên truyền, vận động các tiểu thương không sử dụng hàng nhái, hàng kém chất lượng; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, buôn bán hàng hoá rõ nguồn gốc. Vận động chị em đi chợ sử dụng giỏ xách thay bọc ni-lông, niêm yết giá công khai, giữ gìn vệ sinh chung trong chợ cũng như nơi đăng ký bán.

Bà Nguyễn Mỹ Thuận, tiểu thương chợ Phường 1, chia sẻ: “Tôi thấy việc thực hiện mô hình này rất hay, hàng hoá được sắp xếp theo từng khu, để trên bục cao, sạch sẽ. Tôi kinh doanh trái cây, mỗi mặt hàng đều ghi giá rõ ràng cho khách dễ mua. Chị em mua bán ở đây rất đoàn kết, cư xử hoà nhã, lịch sự”.

Xác định ứng xử là cách để thu hút khách hàng, chính vì thế, phường đưa vấn đề này vào 10 tiêu chí của mô hình. Hiện tại, Ban Quản lý chợ có đường dây nóng để tiếp nhận ý kiến phản ánh của khách hàng về cách ứng xử của tiểu thương trong chợ.

Các quầy hàng đều có mã thanh toán QR code và tiểu thương mặc đồng phục riêng của chợ.Các quầy hàng đều có mã thanh toán QR code và tiểu thương mặc đồng phục riêng của chợ.

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của địa phương, mô hình nhận được sự phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Bà Phan Thị Ánh Loan, Khóm 2, Phường 1, cho biết: “Tôi đi chợ này từ trước đến nay, hầu như chưa gặp tình trạng chèo kéo, ép khách. Ðịa phương sắp xếp lại trật tự, chợ đã không còn cảnh lộn xộn, chen lấn, từ đó cũng thu hút nhiều khách hàng hơn”.

“Chúng tôi định thời gian tới sẽ mở một sạp hàng bán các loại túi thân thiện với môi trường, hiện đang tìm đầu mối cung cấp với giá cả hợp lý, nhằm hạn chế sử dụng túi ni-lông trong chợ”, chị Lê Hồng Lạt cho biết thêm.

Việc xây dựng mô hình chợ văn minh được xem như bước ngoặt tạo nên sự thay đổi cho chợ Phường 1, nhưng vẫn giữ được nét đẹp của khu chợ truyền thống.

Hiện tại, chợ Phường 1 có 30 tiểu thương kinh doanh buôn bán thường xuyên, còn lại là những tiểu thương buôn bán thời vụ. Từ khi tham gia mô hình, các chủ sạp đều có nón, tạp dề đính logo của chợ, tạo nên hình ảnh thú vị nơi chợ truyền thống. Ðể đẩy mạnh chuyển đổi số, các quầy hàng đều có mã QR để thanh toán không dùng tiền mặt. Ngoài ra, Ban Quản lý chợ bố trí 2 chiếc cân đối chứng, đặt ở vị trí trước cửa chợ, đây là cách để đảm bảo minh bạch trong buôn bán và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

 

Yến Nhi - Hữu Nghĩa

 

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Ðổi thay vùng đất anh hùng

Nguyễn Phích là 1 trong 31 xã được Chính phủ công nhận là xã An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ðây là cái nôi giàu truyền thống cách mạng, trong chiến tranh người dân không chỉ chung sức, đồng lòng nuôi chứa cán bộ cấp cao của Ðảng và Nhà nước mà còn anh dũng đứng lên đấu tranh để giành lấy độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Hoà bình lập lại, Nhân dân địa phương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, tích cực ra sức phát triển kinh tế, chung tay cùng địa phương xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Hiện đại đô thị Sông Ðốc

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được biết đến là trung tâm kinh tế biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Với vị trí đặc thù, nơi đây không chỉ là bến cảng tấp nập mà còn dần chuyển mình thành đô thị biển hiện đại. Sông Ðốc không ngừng phát triển về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân.

Mô hình cũ, hiệu quả mới

Xác định đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, huyện Phú Tân đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân xây dựng lò đốt rác quy mô nhỏ, đây được xem là giải pháp phù hợp với điều kiện ở các địa phương. Hội Nông dân xã Phú Mỹ là một trong những đơn vị triển khai thực hiện tốt phong trào này.

Bắc mới những nhịp cầu

Qua thời gian thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Hàm Rồng giữ vững 18/19 tiêu chí NTM và đạt 14/19 tiêu chí NTM nâng cao. Những năm qua, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, địa phương tranh thủ các nguồn hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó có xây dựng cầu nông thôn giúp người dân đi lại thuận tiện, dễ dàng hơn.

Kinh Hội - Nơi hội tụ dòng chảy lịch sử và văn hoá

Ðầu thế kỷ XX, phía hạ lưu ngã ba Tắc Thủ, theo dòng sông Ông Ðốc, nơi rừng Khánh Bình bạt ngàn xuất hiện một địa danh đặc biệt: Kinh Hội. Ðây không chỉ là con kênh đào phục vụ giao thông, sản xuất, mà còn là nơi ghi dấu hành trình khai hoang, lập nghiệp và truyền đời văn hoá của bao thế hệ người dân Cà Mau.

Trí Lực và Trí Phải tiến tới nông thôn mới nâng cao

Giai đoạn 2021-2025, huyện Thới Bình phấn đấu có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao là Trí Lực và Trí Phải. Ðến nay, 2 xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí theo quy định.

Ðoàn kết xây dựng đời sống văn hoá

Những năm qua, việc triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn huyện Thới Bình nói chung, thị trấn Thới Bình nói riêng được sự hưởng ứng tích cực từ các tầng lớp Nhân dân.

Gỡ khó để đảm bảo tiến độ về đích

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), với quyết tâm cao, sự nỗ lực, cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Cà Mau đã đạt kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, địa phương cũng đang gặp khó trong thực hiện 2 tiêu chí, số 18 và 19, ảnh hưởng đến tiến độ công nhận xã NTM và NTM nâng cao.

Nỗ lực hoàn thiện tiêu chí y tế

Y tế là 1 trong 3 tiêu chí xã Khánh An tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, quyết tâm hoàn thiện trong năm 2025 để đưa xã về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao. Trong đó, chỉ tiêu về hộ dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được xã quan tâm hàng đầu, kết hợp với tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, đạt chỉ tiêu đề ra.