ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 11-11-24 06:50:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chống ngập cho TP Cà Mau cần giải pháp căn cơ

Báo Cà Mau Hệ thống mương thoát nước thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo năng lực, cùng với cao trình nhiều tuyến đường thấp hơn so với mực nước triều cường... được xác định là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập cục bộ tại nhiều khu vực trên địa bàn TP Cà Mau khi có mưa lớn.

Những năm gần đây, tình trạng nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Cà Mau bị ngập trong và sau mưa thường xuyên xảy ra, thậm chí có những khu vực ngập rất sâu. Các tuyến đường như: Phan Ngọc Hiển, Trần Hưng Ðạo, Lê Lợi, Ðề Thám, Hoàng Diệu... hay khu vực Quảng trường Phan Ngọc Hiển và khu vực lân cận, là những điểm nóng về tình trạng ngập úng cục bộ khi xảy ra mưa lớn, nhất là mưa đúng lúc triều cường dâng cao. Tình trạng ngập úng cục bộ không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, đi lại và kinh doanh của người dân mà còn dẫn đến tác động hạ tầng giao thông bị hư hỏng, một số tuyến đường xuất hiện tình trạng bong tróc tạo ra những hố lớn, sâu sau đợt ngập.

Là khu vực thường xuyên bị ngập sâu khi có mưa lớn, Quảng trường Phan Ngọc Hiển đang được triển khai hệ thống thoát nước có tổng chiều dài 2.966 m, cùng với việc san lấp nâng cao mặt bằng hơn 50.700 m2. Là khu vực thường xuyên bị ngập sâu khi có mưa lớn, Quảng trường Phan Ngọc Hiển đang được triển khai hệ thống thoát nước có tổng chiều dài 2.966 m, cùng với việc san lấp nâng cao mặt bằng hơn 50.700 m2.

Hẳn người dân trên địa bàn TP Cà Mau vẫn chưa thể quên đợt mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra vào tháng 10/2020. Sau gần 1 tháng bị ngập trong nước, nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh bị hư hỏng nặng nề. Thống kê thời điểm đó cho thấy, để giặm vá đường, khôi phục lại hiện trạng ban đầu trên tất cả các tuyến đường trong tỉnh thì cần trên 140 tỷ đồng và riêng TP Cà Mau, mức độ thiệt hại lên đến trên 50 tỷ đồng.

Từ khi bước vào mùa mưa đến nay, trên địa bàn thành phố không ít lần xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ. Ðiển hình như đợt mưa lớn những ngày cuối tháng 8 và đầu tháng 9 vừa qua, mưa chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng đã khiến nhiều tuyến đường, khu dân cư trên địa bàn thành phố bị ngập úng cục bộ.

Mỗi khi mưa lớn kết hợp với triều cường, nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Cà Mau lại bị ngập úng cục bộ (Ảnh chụp trên đường Phan Ngọc Hiển vào ngày 20/8).

Cao trình nhiều tuyến đường hiện nay cũng đang là vấn đề đáng lo ngại. Nhiều tuyến đường như: Lê Lợi, Ðề Thám, Hoàng Diệu... mặt đường thậm chí vẫn bị ngập kể cả khi không có mưa. Lý giải tình trạng này, ông Mã Minh Tâm, Giám đốc Sở Xây dựng, cho biết, nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố hiện nay thấp hơn so với mực nước triều cường.

Phân tích thêm những nguyên nhân ngập úng cục bộ thời gian qua, ông Tâm chỉ rõ, hệ thống mương thoát nước của TP Cà Mau được đầu tư qua rất nhiều thời kỳ nên chưa đồng bộ. Ðây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mưa lớn sẽ bị ngập cục bộ, nếu gặp đợt triều cường, mực nước bên ngoài cao hơn bên trong thì tình trạng ngập diễn ra nghiêm trọng hơn.

Cà Mau là tỉnh ven biển, địa hình thấp, lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu nên tình trạng ngập úng do mưa lớn và triều cường là điều khó tránh khỏi. Theo dự báo, mùa mưa năm 2024 trên địa bàn tỉnh có lượng mưa cao hơn trung bình các năm trước.

Theo đó, TP Cà Mau đã và đang gấp rút triển khai các giải pháp để giảm tình trạng ngập úng cục bộ. UBND thành phố đã chỉ đạo rà soát và triển khai thực hiện đấu nối 24 điểm thoát nước bị ngập cục bộ trên địa bàn các phường 5, 6 và 7, tiến hành nạo vét mương, cống thoát nước trên các tuyến đường và các cửa xả... Tuy nhiên, có thể thấy, đây cũng chỉ là giải pháp trước mắt, chưa phải căn cơ lâu dài, nhất là trước tác động của biến đổi khí hậu, mưa lớn, triều cường ngày một nghiêm trọng, khó lường hơn.

UBND TP Cà Mau đã chỉ đạo rà soát và triển khai thực hiện đấu nối 24 điểm thoát nước bị ngập cục bộ trên địa bàn (Một trong những điểm đấu nối thoát nước trên đường Trần Hưng Đạo).

Ông Tâm cho biết thêm, trong quy hoạch chung của TP Cà Mau đang trình xin ý kiến đóng góp, có giải pháp hệ thống đê, để chống ngập bằng bơm thoát nước khi cần thiết. Ngoài ra, tiếp tục có buổi làm việc với các ngành có liên quan để đề xuất dự án thí điểm chống ngập cho khu vực kênh Thống Nhất và khu vực đô thị lân cận. Tuy nhiên, đó là chuyện lâu dài, trước mắt thành phố cần tiếp tục khai thông các mương, cống thoát nước. 

Mưa lớn kéo dài, triều cường, nước biển dâng dẫn đến tình trạng ngập úng là chuyện gần như không thể tránh khỏi. Thực tế này đã và đang tiếp tục ảnh hưởng lớn đến đời sống, đi lại, hoạt động kinh tế của người dân và làm thiệt hại không nhỏ đến các công trình công cộng, nhất là hạ tầng giao thông, gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh... Giải pháp đê bao kết hợp bơm cưỡng bức đang là đề xuất đáng lưu tâm, để thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Ông Tô Hoài Phương, Chủ tịch UBND TP Cà Mau, cho biết, hạ tầng thoát nước là một trong những khó khăn lớn nhất của thành phố hiện nay, khi xuất hiện mưa lớn và triều cường thì tình trạng ngập úng cục bộ xảy ra nhiều nơi. Trong thời gian qua, thành phố đã triển khai thực hiện quyết liệt việc duy tu, nạo vét khơi thông dòng chảy kênh mương thoát nước, tuy nhiên cần phải có thêm thời gian và nguồn lực mới có thể giải quyết dứt điểm.

 

Nguyễn Phú

 

Ðồng lòng bảo vệ môi trường

Nhằm chung tay thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng NTM, thời gian qua, từ nguồn hùn vốn xoay vòng, hội viên Chi hội Phụ nữ Ấp 13, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh nhân rộng mô hình xây hố xử lý rác thải. Mô hình góp phần cải thiện môi trường sống nông thôn, đặc biệt trong việc xử lý rác thải nhựa.

Ða dạng sinh kế, phát huy nội lực

Huyện U Minh là địa bàn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao. Những năm qua, huyện luôn thực hiện phương châm phát huy nội lực, tận dụng, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để giảm nghèo bền vững. Năm 2024, huyện phấn đấu giảm 1,5% hộ nghèo, tương đương 841 hộ.

Xã Trần Phán nỗ lực xây dựng gia đình văn hoá

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” thời gian qua được xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi triển khai sâu rộng. Nội dung xoay quanh xây dựng gia đình hạnh phúc gắn với chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM)... Qua đó, mỗi cá nhân nâng cao vai trò, trách nhiệm trong xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

“Ấp không hộ nghèo” ở Biển Bạch

Giảm dần và giảm bền vững tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, tiến đến không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các ấp là mục tiêu phấn đấu của Ðảng bộ và Nhân dân xã Biển Bạch (huyện Thới Bình). Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thời gian qua, địa phương đã phát huy hiệu quả các chương trình, chính sách đầu tư của Nhà nước, huy động mọi nguồn lực chăm lo cho các đối tượng yếu thế, vừa tiếp sức, vừa khơi dậy nội lực để người dân chủ động vươn lên thoát nghèo.

Thay đổi lớn nhờ xây dựng nông thôn mới

Với mục tiêu xây dựng huyện Ngọc Hiển đạt chuẩn NTM giai đoạn 2020-2025, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn huyện đang chung sức, đồng lòng, nỗ lực thực hiện hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM. Những kết quả đạt được đến nay đã mang đến thay đổi lớn từ diện mạo nông thôn đến đời sống vật chất, tinh thần cho người dân ở vùng đất cực Nam Tổ quốc.

Phủ sóng Internet đến vùng sâu

Huyện Ngọc Hiển đã và đang đẩy mạnh phối hợp với các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông cho các khu vực xa trung tâm, còn "lõm" sóng, không có sóng Internet để người dân sớm được tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

Phụ nữ Tam Giang làm đẹp quê hương

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác xây dựng NTM, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tam Giang đã chú trọng phát huy vai trò của tổ chức hội, tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực hưởng ứng phong trào, gắn với những việc làm thiết thực nhất.

Lan toả “Ngày Chủ nhật xanh”

“Ngày Chủ nhật xanh” là hoạt động thường xuyên, được các cấp bộ đoàn trong toàn huyện Năm Căn triển khai thực hiện hiệu quả nhiều năm qua, có sức lan toả mạnh mẽ đến từng ấp, khóm; được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp cùng sự hưởng ứng nhiệt tình của Nhân dân.

Cần nỗ lực vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ

Theo Huyện uỷ Thới Bình, trong số 10/13 chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Huyện uỷ đề ra, đến thời điểm này có 2 chỉ tiêu vượt kế hoạch (Bảo hiểm y tế; Thu gom, xử lý rác thải), 3 chỉ tiêu xấp xỉ đạt (Chi ngân sách; Sản lượng lúa; Tỷ lệ lao động qua đào tạo), 3 chỉ tiêu có kết quả đạt từ 70-90% (Thu ngân sách; Sản lượng thuỷ sản; Giải quyết việc làm).

Nông thôn mới trên quê hương Tam Giang Tây

Tam Giang Tây xây dựng NTM bằng sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn kết thống nhất của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân, sự đồng hành của các tổ chức kinh tế, mạnh thường quân... Từ đó, xã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, hạ tầng nông thôn từng bước hoàn thiện, đời sống người dân được nâng lên rõ nét, diện mạo quê hương đổi thay từng ngày.