ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 07:35:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chữ ký số - Công cụ cơ bản của mỗi doanh nghiệp

Báo Cà Mau Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp, đòi hỏi họ phải thay đổi để thích ứng. Trong một thế giới siêu kết nối, nhu cầu giao dịch, truyền tải thông tin trên môi trường điện tử ngày càng gia tăng, chữ ký số trở thành công cụ cơ bản không thể thiếu đối với một doanh nghiệp chuyển đổi số và cá nhân trong nền kinh tế số, xã hội số.

Bước đột phá

Với chiếc điện thoại thông minh và thuê bao di động, mọi công dân Việt Nam đều có thể sở hữu chữ ký số cá nhân từ xa ngay tại nhà. Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng việc sử dụng cặp khoá công khai và khoá bí mật. Nó có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay, được sử dụng để xác thực danh tính của người ký và bảo đảm tính toàn vẹn của tài liệu.

Bên cạnh đó, chữ ký số này có thể được sử dụng trong nhiều hoạt động thiết yếu của đời sống, bao gồm: giao dịch điện tử trên các hệ thống của Chính phủ (như Cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công của tỉnh/thành phố...); xác thực cá nhân trong các giao dịch (tài chính, ngân hàng, chứng khoán...); ký số trong các hợp đồng (điện tử, hợp đồng lao động...)... Ngoài ra, chữ ký số còn được sử dụng để ký kết hợp đồng, hoá đơn, chứng từ điện tử... trong giao dịch thương mại điện tử. Thêm vào đó, ở lĩnh vực ngân hàng, khách hàng có thể sử dụng chữ ký số từ xa để giao dịch tài chính, thanh toán hoá đơn điện, nước, Internet...

Chị Nguyễn Thuý Mộng, Kế toán Công ty TNHH Bao bì A Hủi (Khu Công nghiệp Khánh An, xã Khánh An, huyện U Minh), cho biết: “Vào những lúc cao điểm, nếu không có chữ ký số thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn. Với dịch vụ này, chúng tôi chỉ cần thực hiện các thao tác qua mạng như ký hoá đơn, gửi tờ khai báo bảo hiểm và xác nhận là thành công”.

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã phát triển sử dụng chữ ký số trong quá trình số hoá nền kinh tế. Giải pháp này mang lại sự thuận lợi cho các giao dịch hành chính, thương mại của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trao giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo mô hình ký số từ xa cho khoảng hơn 20 tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, nhưng chỉ có 6 tổ chức đáp ứng đầy đủ các quy định, tiêu chuẩn, tính pháp lý, như: VNPT, Viettel, MISA, FPT IS, SAVIS, các ngân hàng (VPBank, Techcombank, BIDV, Sacombank,  Nam A Bank,...).

Chữ ký số của khách được ngân hàng lưu trên hệ thống để thực hiện ký số từ xa khi giao dịch. (Ảnh chụp tại Techcombank Cà Mau).

Với FPT.eSign, các doanh nghiệp, tổ chức có thể vượt qua những rào cản về khoảng cách địa lý, thời gian, tiết kiệm hàng loạt chi phí vận hành. “FPT.eSign là giải pháp ký số từ xa tiên phong tại Việt Nam, mang đến trải nghiệm ký kết hoàn toàn mới cho doanh nghiệp, tổ chức. Rất tiện lợi, đỡ tốn nhiều thời gian, ký ở đâu cũng được. Với tính tiện lợi và bảo mật vượt trội, FPT.eSign giúp khép kín toàn vẹn các quy trình số hoá không giấy tờ, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia”, chị Võ Thanh Tố, Kế toán trưởng FPT Telecom chi nhánh Cà Mau, cho hay.

FPT.eSign giúp khép kín toàn vẹn các quy trình số hóa không giấy tờ.

Kênh kết nối trong chuyển đổi số

Công ty TNHH Ðầu tư và Xây dựng Khánh Lộc (Phường 5, TP Cà Mau) là khách hàng lâu năm của MISA. Ngay khi MISA phát triển chữ ký số MISA eSign, đơn vị này đã nhanh chóng lựa chọn sản phẩm này như một giải pháp ký số kiểu mới trong thời kỳ 4.0. Với chữ ký số từ xa, công ty không còn phải mang theo USB token hay SIM khi ký kết các văn bản, hợp đồng. Thay vào đó, mọi lúc mọi nơi, trên bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet, doanh nghiệp này đều có thể ký kết một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Chia sẻ về hiệu quả của chữ ký số từ xa MISA eSign, chị Nguyễn Thuý Hằng, Kế toán trưởng Công ty TNHH Ðầu tư và Xây dựng Khánh Lộc, cho biết: “Giải pháp này đã giúp chúng tôi tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể. Thay vì phải đến cơ quan thuế để nộp hồ sơ khai thuế, giờ đây chúng tôi chỉ cần ký số trên phần mềm MISA eSign. Ðồng thời, việc ký kết hợp đồng với khách hàng cũng trở nên dễ dàng hơn, giúp chúng tôi nâng cao hiệu quả kinh doanh”.

MISA eSign không chỉ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh giao dịch, thủ tục giấy tờ hành chính, kế toán, tài chính mà còn mang đến sự thuận tiện, linh hoạt. Chỉ với thiết bị cầm tay, khách hàng có thể ký và phát hành hoá đơn điện tử, kê khai thuế, bảo hiểm xã hội, hải quan, ký tài liệu, hợp đồng điện tử... mọi lúc, mọi nơi.

Robot chữ ký số MISA giúp việc ký kết hợp đồng với khách hàng cũng trở nên dễ dàng hơn.

Theo chị Trương Trúc Ngoan, giáo viên Tin học tại Trường THCS Long Hoà (xã Nguyễn Huân, huyện Ðầm Dơi): “Chữ ký số nâng tầm hiệu quả quản lý tại trường học. Từ đầu năm 2023, nhà trường đã tiên phong áp dụng chữ ký số vào các văn bản, tài liệu điện tử. Ðến nay, 100% cán bộ, giáo viên đã được cấp chữ ký số, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý và công tác giảng dạy. Kết quả đạt được ấn tượng khi hơn 70% các nhiệm vụ công việc hành chính, văn bản, tài liệu được số hoá và sử dụng chữ ký số. Cán bộ quản lý và giáo viên chủ động ký duyệt văn bản, tài liệu số mọi lúc, mọi nơi. Tốc độ xử lý sổ sách điện tử tăng đột biến, chỉ còn một buổi so với cả tuần trước đây. Với những lợi ích thiết thực, chữ ký số hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, tạo môi trường học tập hiện đại, năng động và hiệu quả cho nhà trường”.

Sự phát triển của chữ ký số mở ra cơ hội triển khai thêm nhiều nền tảng ứng dụng. Ông Từ Phúc Hậu, Phó trưởng phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần MISA chi nhánh Cần Thơ, cho biết: “Chữ ký số sử dụng công nghệ điện toán đám mây, cho phép người dùng ký số mọi lúc, mọi nơi, trên bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet. Nhờ đó, các bên có thể giao dịch với nhau một cách linh hoạt, không cần gặp mặt trực tiếp. Với những ưu điểm vượt trội như: ký trên đa nền tảng, giá cả hợp lý, tốc độ ký nhanh và số lượng lớn cùng lúc, dịch vụ chữ ký số từ xa phù hợp với nhu cầu ký hợp đồng giữa pháp nhân với nhiều thể nhân về cùng một nội dung hợp đồng trong các lĩnh vực logistics, thương mại điện tử, thanh toán. Cụ thể, chữ ký số có thể được sử dụng trên điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay... mà không cần phụ thuộc vào thiết bị phần cứng như USB Token. Ðiều này giúp người dùng có thể ký số mọi lúc, mọi nơi, mang lại sự thuận tiện và linh hoạt cao”.

“Xác thực người dùng là bước quan trọng đầu tiên để bảo vệ chữ ký số khỏi các hành vi giả mạo. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các phương thức xác thực như xác thực bằng OTP, xác thực bằng vân tay, khuôn mặt... Bên cạnh đó, khoá bí mật là yếu tố quan trọng nhất để xác thực người dùng và tạo ra chữ ký số. Do đó, các doanh nghiệp cần lưu trữ khoá bí mật an toàn, tránh bị lộ hoặc xâm nhập. Thêm vào đó, các doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ quyền truy cập vào hệ thống ký số từ xa, chỉ cấp quyền cho người dùng có thẩm quyền và các doanh nghiệp cần sao lưu dữ liệu chữ ký số định kỳ để phòng trường hợp xảy ra sự cố”, ông Hậu cho biết thêm.

Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số quốc gia, trong đó chữ ký số là một trong những giải pháp quan trọng. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, quy định nhằm thúc đẩy phát triển chữ ký số, như Nghị định số 130/2018/NÐ-CP về giấy phép kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số; Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa. Các chính sách, quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa phát triển, mở rộng thị trường.

Việc triển khai các giải pháp bảo mật chữ ký số hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho các giao dịch điện tử, bảo vệ tài sản và thông tin của khách hàng, góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp./.

 

Việt Mỹ

 

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp SME

Trong xu thế hội nhập, đứng trước nhiều thách thức buộc các doanh nghiệp (DN) phải thay đổi mình, ứng dụng mạnh mẽ các dịch vụ số, phần mềm từ trong công tác quản lý, điều hành đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nắm bắt nhu cầu đó, tỉnh Cà Mau đã và đang tích cực hỗ trợ các DN trên địa bàn, nhất là DN nhỏ và vừa (SME).

Tận dụng cơ hội từ chuyển đổi số trong giáo dục

Ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), đã chỉ ra những nội dung quan trọng trong chuyển đổi số (CÐS) để cải thiện chất lượng giáo dục và giúp học sinh có hành trang bước vào kỷ nguyên số.

Khánh Thuận đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thời gian qua, xã Khánh Thuận đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đẩy mạnh xây dựng chính quyền số, phát triển xã hội số, kinh tế số.

Chuyển đổi số “Toàn dân, toàn diện”

Với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị, công tác chuyển đổi số (CÐS) trên địa bàn TP Cà Mau tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ, đặc biệt là ở 3 trụ cột chính: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Ðưa sản phẩm OCOP lên TikTok

Việc ứng dụng công nghệ số và mạng xã hội trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm đang mở ra cơ hội phát triển cho các sản phẩm OCOP của tỉnh Cà Mau. Ðặc biệt, việc đưa sản phẩm OCOP lên nền tảng TikTok đang là một trong những hướng đi quan trọng để khai thác tiềm năng tiêu thụ, đồng thời gia tăng giá trị cho các sản phẩm địa phương.

Kết nối nhà trường và phụ huynh

vnEdu Connect là ứng dụng góp phần kết nối nhà trường và phụ huynh học sinh (PHHS) một cách nhanh chóng, tiện lợi, hiệu quả khi hỗ trợ trao đổi thông tin hai chiều như: kết quả học tập, thời khoá biểu, thông báo nghỉ học, thông báo họp phụ huynh... Bên cạnh đó, vnEdu Connect giúp đơn giản hoá các thủ tục trong nhà trường, góp phần chuyển đổi số cho ngành giáo dục với các tiện ích như thanh toán học phí, tuyển sinh đầu cấp, theo dõi tình trạng sức khoẻ...

Sáng tạo ứng dụng số - Ðộng lực phát triển kinh tế

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, gần 3 năm qua, cùng với cả nước, tỉnh Cà Mau đã đẩy mạnh công cuộc CÐS, đưa người dân, doanh nghiệp (DN) tiếp cận gần hơn với các sản phẩm, dịch vụ số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Tích cực hỗ trợ người dân đăng ký định danh mức 2

Theo quy định, công dân sau khi có tài khoản định danh điện tử (TKÐDÐT) mức 2 mới có thể tích hợp các thông tin về thẻ BHYT, chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, giấy phép lái xe, mã số thuế hoặc giấy tờ khác vào thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp. Ðối với TKÐDÐT mức 2, công dân không thể tự đăng ký mà phải đến công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ CCCD để đăng ký. Thời gian qua, Công an huyện Trần Văn Thời đã tích cực hỗ trợ người dân hoàn thành thủ tục này.

Phiên chợ số đầu tiên

Trong khuôn khổ chương trình “Ngày hội Chuyển đổi số” của tỉnh, hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10/10) năm 2024, có một phiên chợ đặc biệt đã được diễn ra, đó là "Phiên chợ số” trên nền tảng TikTok, giới thiệu các sản phẩm đặc sản, đặc trưng OCOP tỉnh Cà Mau. Phiên chợ đã tạo hiệu ứng mạnh mẽ, thu hút rất nhiều chủ thể doanh nghiệp tham gia.

Đưa chuyển đổi số đến từng ngõ, từng nhà

Với mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình, từ ngày 2/10, đồng loạt nhiều Tổ Công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) trên địa bàn tỉnh đã mở chiến dịch ra quân triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10/10) của tỉnh. Tất cả các Tổ CNSCĐ trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục ra quân đến hết ngày 10/10.