ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 17:05:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuẩn bị vụ lúa trên đất nuôi tôm

Báo Cà Mau Hiện nay, bà con nông dân ở các xã vùng chuyển đổi sản xuất huyện Trần Văn Thời đang tập trung gieo mạ, tích cực rửa mặn, xổ phèn, cải tạo đất để chuẩn bị sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm.

Theo kế hoạch, vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay huyện Trần Văn Thời sản xuất hơn 3.140 ha, tập trung ở các xã: Khánh Bình, Khánh Bình Ðông, Lợi An, Phong Lạc và Phong Ðiền. Vụ mùa vừa qua đa số nông dân trúng mùa, được giá nên vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, nhiều bà con ở các xã vùng chuyển đổi sản xuất đã chủ động rửa mặn, xổ phèn từ rất sớm. Cùng với đó, bà con cũng tận dụng mặt sân, bờ vuông, đất trống quanh nhà để gieo mạ, chuẩn bị cho việc cấy lúa theo lịch thời vụ.

Tranh thủ lúc mưa nhiều, ông Nguyễn Thanh Liêm, ấp Tân Thành, xã Phong Lạc đang tích cực rửa mặn và gieo mạ được hơn 10 ngày tuổi. "Năm nay, số hộ dân trong ấp có thể tham gia sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm khoảng 90%. Hiện tại, nhiều hộ đã gieo mạ xong; số còn lại chờ đúng lịch thời vụ sẽ tiến hành gieo sạ trực tiếp xuống ruộng", ông Liêm cho biết.

Gia đình ông Nguyễn Thanh Liêm tận dụng hết diện tích đất trống quanh nhà gieo mạ để chuẩn bị sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm.

Cùng ấp Tân Thành, gia đình ông Châu Văn Ðược cũng đang rửa mặn, xổ phèn và gieo mạ được hơn 20 ngày tuổi. Ông Ðược chia sẻ: "Tranh thủ mấy đợt mưa lớn kéo dài vừa qua, tôi đã xổ nước trong vuông ra ngoài nhiều lần để hứng nước mưa. Hiện tại, độ mặn trong vuông đã giảm, chờ tới ngày mạ đủ tuổi sẽ nhổ cấy. Năm nay tôi tiếp tục chọn giống lúa Một bụi đỏ vì thấy giống này phù hợp với thời tiết và độ mặn ở đây".

Ông Châu Văn Ðược gieo mạ được hơn 20 ngày, đang phát triển tốt.

Theo ông Võ Văn Tòng, ấp Tân Thành, trước kia người dân ở đây sản xuất 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm đạt hiệu quả không cao, do khi trời dứt mưa nước mặn ngoài sông xâm nhập vào đồng ruộng dẫn đến thiệt hại. Mấy năm gần đây, nhờ hệ thống cống thuỷ lợi, việc ngăn mặn, chống tràn hiệu quả nên bà con sản xuất lúa hiệu quả. "Năm nay, nông dân ở đây ai cũng chuẩn bị làm vụ lúa trên đất nuôi tôm. Riêng gia đình tôi có khoảng 2 ha đất, hiện tại tôi đã gieo mạ xong, đến đầu tháng 8 âm lịch, mạ cỡ 2 tháng trở lên sẽ tiến hành nhổ cấy", ông Tòng chia sẻ.

Nhằm đảm bảo cho nông dân ở các xã vùng chuyển đổi sản xuất trên địa bàn huyện sản xuất hiệu quả vụ lúa trên đất nuôi tôm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn lịch thời vụ để nông dân áp dụng. Ngoài ra, khuyến cáo nông dân chọn các loại giống lúa đưa vào sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; hướng dẫn quy trình cải tạo đất để đảm bảo cho quá trình xuống giống đạt hiệu quả, tránh bị thiệt hại.

Nhiều nông dân cho biết, sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm không chỉ giúp bà con tăng thêm thu nhập mà còn tạo môi trường thuận lợi cho tôm nuôi phát triển tốt. Về lâu dài, các ngành chuyên môn cũng cần quy hoạch lại sản xuất và từng bước hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi tại các vùng sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm, nhằm giúp bà con nông dân giảm bớt thiệt hại do thời tiết gây ra./.

 

Anh Quốc

 

Các cấp hội nông dân với kinh tế tập thể

“Nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm gần 80% dân số và khoảng 48,85% lực lượng lao động xã hội; là chủ thể tích cực trong phát triển kinh tế tập thể nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn”, ông Ðỗ Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng nông dân.

Nâng giá trị hạt muối và con tôm

Với mong muốn phát huy thế mạnh sản phẩm đặc trưng của địa phương là hạt muối và con tôm, thị trấn Ðầm Ðơi, huyện Ðầm Dơi thành lập Hợp tác xã (HTX) Muối Cà Mau, chuyên sản xuất những sản phẩm làm từ muối và tôm. Qua đó, phát triển kinh tế nông thôn, gia tăng giá trị các sản phẩm lợi thế của địa phương.

Hiệu quả kinh tế từ trồng bắp

Tận dụng diện tích đất trống quanh nhà, đất bờ bao vuông tôm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển ra sức cải tạo để trồng bắp. Nhờ phù hợp với điều kiện tự nhiên, được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây bắp phát triển tốt, cho trái to, giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Hỗ trợ nông dân thực hiện dự án nuôi cá đồng trên đất rừng

Nhằm khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng tự nhiên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, chiều 10/9, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với huyện U Minh tổ chức lễ bàn giao 150 ngàn con cá giống và vật tư thực hiện dự án nuôi cá đồng trên lâm phần rừng tràm.

Gương sáng cựu chiến binh học Bác

Thời gian qua, phong trào cựu chiến binh (CCB) gương mẫu học tập và làm theo lời Bác luôn được cán bộ, hội viên Hội CCB các cấp trong huyện U Minh quan tâm, hưởng ứng. Từ phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều CCB gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào ở địa phương bằng những việc làm thiết thực và ý nghĩa, là tấm gương sáng cho mọi người cùng noi theo. CCB Hoàng Mạnh Hoạch, Chi hội phó Chi hội CCB Ấp 9, xã Khánh An, là một điển hình.

Hoà Mỹ giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước thực hiện nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo; đồng thời, thường xuyên quan tâm, động viên, giúp đỡ họ phương thức làm ăn, phát triển kinh tế. Từ đó, cuộc sống hộ nghèo, cận nghèo ngày càng được nâng lên, từng bước thoát nghèo bền vững.

Giữ thương hiệu khô cá bổi U Minh

Theo báo cáo nhanh từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, toàn tỉnh có gần 300 ha nuôi cá bổi thâm canh. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các xã: Trần Hợi, Khánh Hưng, Khánh Bình, Khánh Bình Ðông của huyện Trần Văn Thời, với diện tích 143,3 ha, 495 hộ nuôi; diện tích còn lại thuộc huyện U Minh. Ngoài trồng lúa và hoa màu, nghề nuôi cá bổi mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân ở hai huyện này.

Trầm lắng sức mua thị trường Trung thu

Chưa đầy 10 ngày nữa là đến Tết Trung thu, nhiều cơ sở kinh doanh đã bày bán các loại bánh phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, theo ghi nhận, hiện tại không khí mua sắm vẫn còn khá trầm lắng khiến nhiều tiểu thương cũng khá lo lắng về tình hình kinh doanh mùa Trung thu năm nay.

Mô hình hay, giảm nghèo hiệu quả

Với việc triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, đạt được kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo.

Vì tương lai nghề cá

Trong chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh, khai thác thuỷ sản (KTTS) và dịch vụ hậu cần nghề cá được xác định là một trong những thế mạnh. Theo đó, để có sự phát triển toàn diện, đồng bộ, tương xứng với tiềm năng, nhất thiết phải đi đôi với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, làm nền tảng cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.