ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 10:38:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuẩn hoá dữ liệu mã số thuế cá nhân

Báo Cà Mau Thực hiện Ðề án 06, đồng thời để chuẩn bị chuyển đổi sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế (MST) theo quy định của Luật Quản lý thuế, ngành thuế tích cực triển khai rà soát chuẩn hoá dữ liệu MST cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh, đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, số lượng chuẩn hoá chưa cao, cần đẩy nhanh tiến độ.

Thực hiện chủ trương này, Tổng cục Thuế triển khai các giải pháp kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an để truy vấn thông tin mã định danh của các MST cá nhân. Kết quả truy vấn, còn nhiều trường hợp MST chưa xác định được mã định danh, do thông tin người nộp thuế kê khai chưa đầy đủ, chưa chính xác hoặc chưa cập nhật kịp thời.

Ðể đảm bảo đồng bộ dữ liệu về thuế với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tiến tới chuyển sang sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho MST, Cục Thuế tỉnh rà soát, chuẩn hoá dữ liệu MST cá nhân. Trong đó, ưu tiên tập trung rà soát, chuẩn hoá dữ liệu MST cá nhân của 4 nhóm: Nhóm 1, gồm người nộp thuế (NNT) cá nhân đang hoạt động có phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cơ quan chi trả đang hoạt động thuộc quản lý của cơ quan thuế. Nhóm 2, gồm NNT sử dụng đất phi nông nghiệp có phát sinh trên sổ phát sinh thuế phi nông nghiệp năm 2023. Nhóm 3, gồm NNT hộ kinh doanh đang có nghĩa vụ nợ/nộp thừa tại thời điểm rà soát hoặc NNT hộ kinh doanh có thông tin về căn cước công dân/chứng minh Nhân dân. Nhóm 4 là nhóm NNT cá nhân khác không thuộc nhóm 1, 2, 3 nêu trên, nhưng có phát sinh nghĩa vụ thuế nợ/nộp thừa tại thời điểm rà soát và có thông tin về căn cước công dân/chứng minh Nhân dân.

Công chức Cục Thuế tỉnh tích cực đẩy nhanh tiến độ cập nhật chuẩn hoá dữ liệu MST cá nhân.

Ngoài ra, nhóm 5 là các trường hợp còn lại (không thuộc nhóm 1, 2, 3, 4), khi NNT phát sinh các giao dịch với cơ quan thuế thì cơ quan thuế chủ động rà soát, yêu cầu NNT thay đổi, cập nhật thông tin.

Ông Trần Văn Như, Trưởng phòng Kê khai, Kế toán thuế, Cục Thuế tỉnh, cho biết: “Ngành thuế tỉnh khẩn trương triển khai nhiều văn bản đến các chi cục thuế khu vực, các công ty, doanh nghiệp, đơn vị hành chính, sự nghiệp Nhà nước thuộc Cục Thuế quản lý để rà soát, chuẩn hoá dữ liệu MST cá nhân. Theo đó, ngành thuế đề nghị các cơ quan chi trả thu nhập đăng nhập vào tài khoản của đơn vị mình trên trang thuế điện tử: www.thuedientu.gdt.gov.vn để tiếp tục tra cứu danh sách NNT cần rà soát thông tin qua cơ quan chi trả và tra cứu danh sách người phụ thuộc cần rà soát thông tin qua cơ quan chi trả của đơn vị mình, rà soát thông tin đăng ký thuế và có trách nhiệm kê khai đầy đủ, chính xác để điều chỉnh, bổ sung thay đổi thông tin đăng ký thuế: họ và tên, ngày tháng năm sinh, giấy tờ chứng thực cá nhân (ưu tiên cập nhật số căn cước công dân mới nhất)... theo phương thức điện tử, qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế”.

Qua rà soát, tổng số dữ liệu MST cá nhân cần chuẩn hoá trên địa bàn toàn tỉnh là 172.421 MST. Tuy nhiên, theo thống kê của Tổng cục Thuế, hiện tại trên địa bàn tỉnh, số lượng rà soát, chuẩn hoá dữ liệu MST cá nhân còn hạn chế. Ðến thời điểm này, chỉ mới có trên 10.500 MST cá nhân đã được chuẩn hoá (chủ yếu nhóm 1 với 7.696 MST, đạt 98,8% và nhóm 3 với 2.871 MST, đạt 98,86%).

 Nếu không thực hiện chuẩn hoá, cơ quan chi trả thu nhập, các cá nhân uỷ quyền và cá nhân quyết toán thuế sẽ không gửi được hồ sơ quyết toán thuế theo quy định. (Ảnh chụp tại Bộ phận Một cửa Chi cục Thuế khu vực 2 - TP Cà Mau).

Ông Trần Văn Như trần tình: “Hiện tại chỉ có 2/5 nhóm được chuẩn hoá MST cá nhân, 3 nhóm còn lại gặp nhiều khó khăn. Với nhóm 2, dữ liệu thuế người sử dụng đất phi nông nghiệp là rất lớn, có tới 67.897 MST cá nhân cần chuẩn hoá. Cục Thuế không thể thực hiện tra cứu từng hộ, từng người sử dụng đất phi nông nghiệp để cập nhật thông tin, mất rất nhiều thời gian. Nhiều nhất là nhóm 5, với gần 92.500 MST cần chuẩn hoá. Với nhóm này, Tổng cục Thuế yêu cầu khi NNT phát sinh giao dịch với cơ quan thuế thì cơ quan thuế chủ động rà soát, yêu cầu cập nhật thông tin. Mặc dù vậy, muốn chuẩn hoá toàn bộ nhóm này là cả vấn đề, mất rất nhiều thời gian".

Thời gian tới, ngành thuế tiếp tục chỉ đạo các chi cục thuế khu vực phối hợp với Công an tỉnh, các địa phương đẩy nhanh tiến độ rà soát, chuẩn hoá dữ liệu kịp thời, chính xác, đầy đủ. Trong đó, ngành thuế phối hợp với Công an tỉnh chỉ đạo công an các huyện, thành phố, cấp xã, phường, thị trấn cung cấp thông tin số căn cước công dân, mã số định danh theo danh sách cần chuẩn hoá tại mỗi địa phương, để tiến hành rà soát, chuẩn hoá theo quy định.

"Tuy nhiên, hơn hết vẫn là sự hỗ trợ tích cực của chính các tổ chức, cá nhân, phải có trách nhiệm phối hợp với ngành thuế chuẩn hoá thông tin MST cá nhân. Nếu không chuẩn hoá đúng quy định thì sẽ không gửi được hồ sơ quyết toán thuế đến cơ quan thuế theo quy định", ông Trần Văn Như cho biết./.

 

Hồng Nhung

 

Công an phường Bạc Liêu: Thủ tục hành chính nhanh gọn, dân tin tưởng

Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập và thành lập phường Bạc Liêu (tỉnh Cà Mau), Công an phường Bạc Liêu đã sử dụng trụ sở cũ của Đội Hành chính và Cảnh sát Giao thông – Công an TP Bạc Liêu để làm nơi tiếp công dân, phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền.

Đột phá cải cách hành chính từ nền tảng số

Nhìn lại chặng đường 5 năm (2021-2025) thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2021-2030, cho thấy những nỗ lực không ngừng của tỉnh Cà Mau trong quyết tâm xây dựng nền hành chính hiện đại, kiến tạo và phục vụ.

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số tại các đơn vị hành chính mới

Chiều 11/6, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến với 53 tỉnh, thành phố về công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong bối cảnh sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Hội nghị được kết nối đến các xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương nắm bắt thông tin và thực hiện theo đúng chỉ đạo.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số

Để thu hút các nguồn lực phát triển, những năm gần đây, TX. Giá Rai luôn tăng cường công tác đối ngoại, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; huy động nguồn lực để đầu tư phát triển.

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.