ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-4-25 15:09:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chứng tích xưa - niềm tự hào hôm nay

Báo Cà Mau Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng bộ và quân, dân tỉnh Cà Mau đã anh dũng chiến đấu với nhiều chiến công hiển hách đã đi vào lịch sử. Và trên mảnh đất Cà Mau anh hùng này đã ghi dấu bằng nhiều khu di tích lịch sử (DTLS) cách mạng. Nó góp phần tô điểm, làm sáng thêm truyền thống yêu nước, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” với những giá trị nhân văn sâu sắc.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng bộ và quân, dân tỉnh Cà Mau đã anh dũng chiến đấu với nhiều chiến công hiển hách đã đi vào lịch sử. Và trên mảnh đất Cà Mau anh hùng này đã ghi dấu bằng nhiều khu di tích lịch sử (DTLS) cách mạng. Nó góp phần tô điểm, làm sáng thêm truyền thống yêu nước, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” với những giá trị nhân văn sâu sắc.

1. Đình Tân Hưng

Toạ lạc tại xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, Ðình Tân Hưng được xây dựng từ năm 1907. Trải qua chiến tranh, đình bị hư hỏng nên người dân địa phương xây dựng ngôi đình mới trên nền đất cũ.

Vào năm 1930, lá cờ búa - liềm của Ðảng Cộng sản Ðông Dương (tiền thân của Ðảng Cộng sản Việt Nam) được treo trên ngọn cây trước đình. Ðây cũng là nơi hội họp của các cán bộ cách mạng khi đặt Bộ Chỉ huy Mặt trận Tân Hưng vào những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Ðình Tân Hưng được Bộ Văn hoá - Thông tin (VH-TT) công nhận là DTLS cấp quốc gia năm 1992.

2. Chứng tích tội ác biệt khu Hải Yến - Bình Hưng

Ðây là khu chứng tích tội ác chiến tranh do Nguyễn Lạc Hoá cầm đầu, dưới sự bảo trợ của chính quyền bù nhìn Ngô Ðình Diệm và đế quốc Mỹ, dựng lên từ cuối năm 1959. Biệt khu nằm trên khu đất rộng khoảng 30 ha bên bờ sông Cái Ðôi Giữa, ấp Thanh Ðạm, xã Tân Hải, huyện Phú Tân.

Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng là một trại giam kiên cố được xây dựng để giam giữ, tra tấn và thủ tiêu cán bộ, chiến sĩ cách mạng, thảm sát Nhân dân yêu nước vô tội với khẩu hiệu “thà giết lầm chứ không thả lầm”. Ðây được xem là “địa ngục trần gian” thời bấy giờ. Theo năm tháng chiến tranh, Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng tuy bị tàn phá nhiều nhưng vẫn còn một số chứng tích lưu lại như: cầu Vĩnh Biệt, các hố chôn người tập thể… 

Theo số liệu thống kê (chưa đầy đủ) của Bảo tàng tỉnh: 1.675 cán bộ và đồng bào bị bọn Bình Hưng thảm sát. Biệt khu Bình Hưng được công nhận DTLS - văn hoá cấp quốc gia ngày 24/11/2000.

3. DTLS và thắng cảnh trên đảo Hòn Khoai

Hòn Khoai nằm phía Ðông Nam Mũi Cà Mau, thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển. Hòn Khoai còn mang nhiều tên khác nhau như: Ðảo Giáng Tiên, Hòn Ðộc Lập.

Ðến khi Pháp xâm lược, đặt tên Hòn Khoai thành Poulop. Chung quanh Hòn Khoai còn các hòn đảo khác như: Hòn Lớn, Hòn Nhỏ, Hòn Tượng, Hòn Sao, Hòn Ðồi Mồi…

Hòn Khoai không những là danh lam thắng cảnh của tỉnh mà còn là di tích cách mạng nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Ngày 13/12/1940, người thầy giáo, chiến sĩ cách mạng Phan Ngọc Hiển lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy khởi nghĩa Hòn Khoai, ghi mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của quân và dân vùng đất cực Nam Tổ quốc. Trước pháp trường, Phan Ngọc Hiển nói dõng dạc: "Chúng tôi là những người cộng sản, coi cái chết là bình thường. Chúng tôi sẵn sàng chết để tranh đấu cho đồng bào được tự do, có cơm ăn, áo mặc. Chúng tôi tin rằng những người kế tục sẽ tiêu diệt thực dân Pháp, nhất định cách mạng sẽ thành công. Nước Việt Nam nhất định sẽ độc lập". Phan Ngọc Hiển cùng đồng đội hô vang khẩu hiệu: "Ðả đảo thực dân Pháp/ Việt Nam độc lập muôn năm!".

Ngày 13/12/1940, ngày khởi nghĩa Hòn Khoai, được chọn làm ngày truyền thống cách mạng của Ðảng bộ và quân, dân Cà Mau. Ðồng chí Phan Ngọc Hiển được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

Hòn Khoai được Bộ VH-TT công nhận DTLS - Văn hoá cấp quốc gia ngày 27/4/1990.

4. Hồng Anh Thư Quán

Vào thập niên 20 của thế kỷ XX, khi phong trào đấu tranh cách mạng dâng cao ở khắp nơi trong cả nước, tại số nhà 43, đường Phạm Văn Ký, phường 2, TP Cà Mau (ngày nay) đã hình thành cơ sở Chi hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng Ðồng chí Hội, có tên gọi Hồng Anh Thư Quán, với nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin cho Nhân dân, nhất là tầng lớp thanh - thiếu niên yêu nước, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cơ sở Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời tại tỉnh Cà Mau. Hầu hết các hội viên, nhiều quần chúng cảm tình của chi hội sau này được trở thành đảng viên Ðảng Cộng sản trung kiên.

Hồng Anh Thư Quán từng là hiệu sách của chi hội, cung cấp các loại sách, báo tiến bộ xuất bản ở Sài Gòn, trong đó có “Tư bản luận” của Mác và Ăng-ghen. Năm 1992, Hồng Anh Thư Quán được Bộ VH-TT công nhận là DTLS cách mạng cấp quốc gia.

5 . Nhà Dây Thép

Toạ lạc tại góc đường Lê Lợi và Lý Bôn thuộc phường 2, TP Cà Mau, Nhà Dây Thép (Bưu điện) do thực dân Pháp xây dựng vào khoảng năm 1910.

Nhằm phục vụ và đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng, từ năm 1930 đến 1939, Xứ uỷ Nam Kỳ và Ðặc uỷ Hậu Giang đã chọn Nhà Dây Thép là địa điểm liên lạc, cử đồng chí Lê Tồn Khuyên (nhân viên Nhà Dây Thép) phụ trách đầu mối liên lạc của Ðảng ta tại khu vực Cà Mau. Từ chỗ là công sở của thực dân, những người chiến sĩ cách mạng đã biến nơi đây thành địa điểm liên lạc giúp Ðảng bộ Cà Mau nhận những tin tức quan trọng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của cấp trên về việc củng cố lực lượng cách mạng và phát động phong trào đấu tranh cách mạng trong quần chúng Nhân dân.

Ngày 2/6/2011, Nhà Dây Thép Cà Mau được Bộ VH-TT&DL công nhận là DTLS cấp quốc gia. Hiện Viễn thông Cà Mau (VNPT Cà Mau) là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ di tích này.

6. Hòn Đá Bạc - Trung tâm chỉ huy kế hoạch phản gián CM12

Hòn Ðá Bạc toạ lạc tại ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. Hòn Ðá Bạc ngoài vẻ đẹp huyền bí, hoang sơ, còn có giá trị lịch sử quan trọng. Nơi đây, trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân, dân xã Khánh Bình Tây đã tiêu diệt gọn trung đội pháo 105 ly của địch, giải phóng Hòn Ðá Bạc và bảo đảm an toàn tuyến hành lang ven biển của vùng căn cứ cách mạng. Cũng tại đây, An ninh Việt Nam (K4/2) đã lập kỳ tích đập tan âm mưu chống phá cách mạng của thế lực thù địch, phản động do Lê Quốc Tuý và Mai Văn Hạnh cầm đầu, giữ gìn sự bình yên và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Với những ý nghĩa lịch sử đó, ngày 22/6/2009, Bộ VH-TT&DL đã công nhận Hòn Ðá Bạc là DTLS cấp quốc gia.

7. Di tích bến Vàm Lũng – thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển

Bến tiếp nhận vũ khí Vàm Lũng, thuộc ấp Dinh Hạng, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển.

Ngày 16/10/1962, chuyến tàu đầu tiên mang phiên hiệu “Phương Ðông 1” chở 30 tấn vũ khí rời bến Ðồ Sơn do đồng chí Lê Văn Một làm Thuyền trưởng, đồng chí Bông Văn Dĩa làm Chính trị viên, đã vào bến an toàn, mở thông tuyến đường vận tải quân sự trên biển Ðông - con đường mang tên Bác.

Cũng tại bến này còn là nơi diễn ra nhiều trận chiến đấu dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ Ðoàn 125 Hải quân, Ðoàn 962 Quân khu 9 và quân, dân địa phương kiên cường chiến đấu với máy bay, tàu chiến địch, để bảo vệ tàu và vũ khí an toàn. Tiêu biểu như các trận chiến đấu của tàu 42, tàu 69, tàu 100, tàu 187,… Ðó là những thành tích làm nên con đường huyền thoại trên biển, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước.

Năm 2011, bến Vàm Lũng - Ðường Hồ Chí Minh trên biển được xếp hạng DTLS cấp quốc gia.

8. Chùa Phật Tổ

Chùa Phật Tổ (Sắc Tứ Quan Âm cổ tự) là ngôi chùa cổ được xây dựng vào giữa thế kỷ XIX, toạ lạc phường 4, TP Cà Mau.

Trải qua nhiều lần trùng tu, nhưng chùa vẫn giữ được nét kiến trúc cổ xưa với mái lợp ngói máng có hình quả ấn, phỏng theo mái đình của vùng ÐBSCL. Chùa Phật Tổ đã được Bộ VH-TT công nhận là di tích lịch sử kiến trúc. Ðặc biệt, trong thời chiến tranh, đây là nơi che giấu các chiến sĩ cách mạng, không ít các nhà sư của Chùa Phật Tổ đã hy sinh và trở thành liệt sĩ trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

9. Đền thờ Bác Hồ

Ðền thờ Bác là biểu trưng độc đáo về lòng kính yêu lãnh tụ của Nhân dân Cà Mau.

Hiện toàn tỉnh có 18 ngôi Ðền, Phủ thờ Bác Hồ. Trong đó, có 13 ngôi đền được xây dựng trong kháng chiến, sau khi Bác vừa mất đến cuối năm 1974; có 5 Ðền thờ, Nhà sàn Bác Hồ được xây dựng sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng đến nay. Ðó là Ðền thờ Bác Hồ ở huyện Cái Nước; Nhà sàn Bác Hồ và Khu tưởng niệm Bác Hồ ở Bảo tàng tỉnh; Ðền thờ Bác Hồ ở thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi và Ðền thờ Bác Hồ tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình (cạnh phủ thờ cũ được xây dựng vào tháng 3/1973).

Ngôi đền đầu tiên được xây dựng bằng gỗ đước (ở ngã ba Kinh Ðào, ấp Biện Trượng, xã Ðất Mới, huyện Ngọc Hiển) do một bộ phận Tỉnh đội Cà Mau và tổ Ðảng cùng Nhân dân địa phương hợp sức thi công, hoàn thành vào trung tuần tháng 9/1969.

Giữ trọn lời hứa với vong linh Bác trước ngày xung trận, ngày 5/1/1975, Ðền thờ Bác Hồ chính thức được khởi công xây dựng trên khuôn viên rộng 6.118 m2 ngay trên nền đất Chi khu Cái Nước (vừa mới giải phóng).

Gian thờ Bác Hồ thuộc Khu tưởng niệm Bác Hồ, Bảo tàng tỉnh Cà Mau là công trình văn hoá có ý nghĩa đặc biệt, đáp ứng lòng mong đợi của Ðảng bộ, quân, dân Cà Mau trong suốt hơn 40 năm qua; là nơi tôn nghiêm để mọi người thường xuyên đến khói hương tưởng nhớ Bác. Nơi đây trở thành địa điểm sinh hoạt chính trị quan trọng của tỉnh; là địa điểm hội tụ truyền thống văn hoá, truyền thống cách mạng của dân tộc, của Ðảng bộ, quân và dân tỉnh nhà, là nơi để cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, thế hệ trẻ và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh đến nghiên cứu, tìm hiểu, học tập và làm theo tấm gương của Bác. Ðược khởi công ngày 22/6/2011 và khánh thành vào ngày 30/1/2012, công trình gồm cổng, bia đá, gian thờ, 3 bức phù điêu và quanh gian thờ khắc hoạ hình ảnh núi Chung gợi nhớ thời thơ ấu của Bác.

Hằng năm, vào các dịp lễ, Tết, mọi người đều tề tựu về viếng, dâng hương tưởng nhớ Người./.

Băng Thanh (tổng hợp)

Du lịch Cà Mau sôi động dịp nghỉ lễ

(CMO) Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, dù thời tiết khá bất lợi do mưa nhiều nhưng lượng khách đến các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn rất đông. Các điểm dịch vụ phục vụ khách tham quan chu đáo, an toàn, giá cả hợp lý, tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

Quảng bá du lịch bằng âm nhạc

(CMO) Ðể du lịch Cà Mau được quảng bá rộng và theo hình thức thú vị hơn, tiệm cận với giới trẻ hơn, một nhóm bạn trẻ đã triển khai những sản phẩm giới thiệu và làm mới hình ảnh Cà Mau với bạn bè khắp nơi bằng âm nhạc.

Khơi thông tiềm lực kinh tế du lịch

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh xem xét thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Nạp năng lượng cho con vào năm học mới

(CMO) Trong kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình đã đưa con đi du lịch hoặc rời thành phố về quê để các con được khám phá, trải nghiệm, bổ sung kiến thức trực quan sinh động, từ đó khuyến khích con học tập tích cực. Đây còn là dịp để gia đình gắn kết, có thêm nhiều kỷ niệm đẹp.

Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau: Phát huy kinh tế biển

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Hướng bền vững cho du lịch sinh thái cộng đồng

(CMO) Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCÐ) là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường. Với khách du lịch, DLSTCÐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của người dân bản địa. Vì vậy, DLSTCÐ chính là nét tinh tuý của du lịch sinh thái và du lịch bền vững.

Ðất Mũi bứt phá đầu tư hạ tầng du lịch

(CMO) Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, đạt chuẩn đô thị loại V, đây là tiền đề để địa phương bứt phá phát triển. Cùng với lợi thế và tiềm năng du lịch sẵn có, Ðất Mũi đang được cấp trên đầu tư vốn để xây dựng các hạng mục trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Du lịch Cà Mau - Bài toán giữ chân du khách

(CMO) Trong những ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5, du lịch Cà Mau tăng mạnh về số lượng du khách lẫn doanh thu, nhưng bài toán nan giải vẫn là câu chuyện duy trì sức hút và giữ chân khách du lịch sau đó.

Hướng đến du lịch thân thiện môi trường

(CMO) Thời gian qua, các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng chống rác thải nhựa, hướng đến du lịch thân thiện môi trường.

Tạo đột phá phát triển du lịch

(CMO) Sau 2 năm thực hiện Chương trình số 10-Ctr/HU của Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện về phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo, du lịch huyện Trần Văn Thời đã có bước phát triển đáng ghi nhận, đảm bảo đúng định hướng của tỉnh, của huyện và là một trong những ngành chuyển biến tích cực về tốc độ tăng trưởng.