ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 08:38:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyến đi nhiều cảm xúc

Báo Cà Mau (CMO) Ngày ấy, mỗi khi chiều xuống, nhà tôi rất vui. Các anh du kích, bộ đội, các chị văn công tập trung giã cốm dẹp, ca, múa, hát, tôi thích lắm. Lúc đó tôi còn nhỏ chưa nhớ nhiều, chỉ nhớ câu lối: “Võ Thị Sáu đáng yêu, đáng kính, Sáu ơi! Anh không biết nói làm sao ngăn được dòng lệ căm hờn...”. Các anh chị ai cũng thuộc bài vọng cổ này.

Mẹ tôi kể: “Cô Võ Thị Sáu, người con gái quê hương Ðất Ðỏ, sớm yêu nước, đi làm cách mạng, bị giặc Tây bắt, đánh đập, tra tấn dã man. Nhưng cô kiên cường, dũng cảm, không khuất phục trước đầu lê, họng súng của kẻ thù. Giặc đày cô ra trại giam Côn Ðảo, cô còn trẻ lắm, mấy năm sau chúng bắn cô; trên đường ra pháp trường cô hái hoa lê ki ma cài lên tóc, mắt nhìn thẳng quân thù... cô đã anh dũng hy sinh ”thà chết đứng còn hơn sống quỳ”. Những người yêu nước đều yêu tấm gương oanh liệt của cô. Con lớn lên con sẽ hiểu nhiều hơn về những người yêu nước, những người liệt sĩ, những anh hùng dân tộc...”.

Mẹ tôi cũng 13 lần vào tù, ra khám. Mẹ là người mẹ chiến sĩ gan dạ, thông minh. Tôi càng yêu mẹ thì càng yêu những người yêu nước và căm thù bọn giặc cướp nước, bè lũ bán nước.

Côn Ðảo yên bình hôm nay được đổi bằng biết bao máu xương của cha anh đi trước. Ảnh: KIỀU LOAN

Một ngày nọ, cô Tư Kết, một người hoạt động cách mạng bị giặc bắt giam, ra tù về trị bệnh ở xóm tôi. Cô kể: “Chúng tra tấn, chích điện, đóng đinh 2 tay, xẻo 2 vú cô”. Những người nghe lặng im cảm xúc, lúc đó tôi còn nhỏ chưa biết cảm nhận đau đớn nhiều, chỉ chạy tới sờ tay lên ngực cô, cô im lặng ôm tôi vào lòng. Cô kể tiếp: “Kẻ thù còn làm nhục nữ tù, hòng làm lung lay ý chí người cộng sản. Nhưng dù chúng dã tâm tra tấn bằng mọi cách, cũng không thắng được lòng yêu nước”.

Năm 1978, tôi gặp ông Tạ Văn Ðường (Tư Ðường) tại Bệnh viện Ða khoa Cần Thơ. Ông là tù nhân từ Nhà tù Phú Quốc, sau  năm 1975 được rước về. Lúc đó trong người ông mang rất nhiều bệnh. Ông kể: “Chế độ nhà tù khắc nghiệt, tàn ác vô cùng. Chúng tra tấn tù nhân bằng mọi thủ đoạn như: đóng đinh 2 tay, 2 chân, thọc cây nhọn vào cổ họng, mổ bụng, lóc da, xẻo thịt, phơi nắng, phơi mưa, bỏ đói, khát..., chúng buộc tù nhân ly khai, chào cờ. Tù nhân đấu tranh bằng cách tuyệt thực, chúng nấu chì lỏng, còn đang nóng, cạy miệng tù nhân đổ vào, nhiều đồng chí hy sinh ngay lập tức. Bạn của ông cũng hy sinh như vậy”. Nghe tới đây lòng tôi đau xé, tim như ngừng đập, thương quá những thiên thần yêu Tổ quốc.

“Một trăm lần nghe, không bằng một lần thấy”, một ngày hạ tuần tháng 4/2023, chúng tôi gồm 39 cựu chiến binh được về thăm mảnh đất thiêng Côn Ðảo. Chuyến đi do Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức. Chuyến đi đã để lại trong lòng tôi nhiều cảm xúc khó diễn tả hết bằng lời.

Tại bến cảng, người từ các nơi đến Côn Ðảo đông chật, mưa không lớn, nhưng rỉ rả đổ nước suốt ngày. “Thương khóc cho ai, trời cũng đang rơi lệ”, hình như trời cũng cảm động lòng người.

Hành trình mấy ngày ở đây, chúng tôi được tham quan khắp nơi trên Côn Ðảo như: Bảo tàng Côn Ðảo, viếng mộ Nữ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, thắp hương cho những đồng chí nằm yên nghỉ tại Nghĩa trang Hàng Dương. Lặng lẽ kiếm tìm giữa những ngôi mộ vô danh, tôi không biết ông ngoại và cậu của mình nằm ở đâu?

Hôm đoàn chúng tôi viếng mộ liệt sĩ Võ Thị Sáu, có nhiều đoàn từ khắp mọi miền đất nước cũng đến viếng. Tất cả bốn phương về đây vì yêu thương những người hy sinh cho đất nước bình yên; yêu quý cô Sáu và sự tâm linh, huyền bí ở vùng đất linh thiêng này, yêu thương những anh hùng liệt sĩ, người thân an nghỉ nơi đây không tên, không tuổi, không bia mộ, không còn thân xác...

Tôi lặng nghe tim mình đau buốt, gởi gắm tâm tư, suy nghĩ yêu thương, cảm phục bằng nén hương lòng đến hương hồn người thân, các cô, chú, bác và các đồng chí, đồng bào...

Tượng Nữ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu trang nghiêm trong Nghĩa trang Hàng Dương, Côn Ðảo.

Ðến chuồng cọp (nhà tù của Pháp và Mỹ), nhà tù Phú Hải, nhà tù Phú Tường, nhà tù Phú Bình, nơi thực dân Pháp xây bằng đá hộc, chúng tôi tận mắt thấy trên đầu tường gắn miểng chai, chì gai, lợp mái ngói, tol thấp, mười phòng giống nhau, mỗi phòng giam 200 người tù. Nghe kể lại, chúng tra tấn người tù bằng mọi cực hình từ thể xác đến tinh thần, đánh đập đến tan nát thịt xương, thiếu ăn, thiếu uống, vệ sinh tồi tệ, nóng bức, mắc nhiều bệnh, không có thuốc trị... Bọn thực dân đối xử với người tù như thú, nên mới gọi là chuồng cọp.

Ðến thời Mỹ nguỵ, chúng nâng mái tol lên, nhưng chúng xây giàn sắt phía trên không cho tù nhân trốn thoát, thuận tiện cho cai ngục giám sát từ trên xuống, dội nước, đổ vôi bột, thịt da cháy phỏng, cây nhọn bịt đồng thọc xuống bể đầu, rách thịt. Mùa nắng, chúng dồn tù nhân đầy phòng không có chỗ nằm, không đủ không khí thở. Mùa mưa, chúng giam 1-2 người rồi dội nước liên tục cho lạnh cóng và chết.

Cai ngục đánh tù nhân không ngơi nghỉ. Ðược thưởng hay thăng chức đều lôi tù nhân ra đánh đập ăn mừng, say xỉn cũng lôi tù nhân đánh cho vui, bị cấp trên la rầy lôi tù nhân đánh trút giận... Suốt ngày đêm người tù bị tra tấn dã man, người tù đau đớn là thú vui của chúng. Cho tù nhân ăn cơm chúng còn trộn trấu với cát chung.

Côn đảo có 384 phòng giam, chuồng cọp chúng giấu kín 30 năm. Chúng mị dân làm phòng xay lúa, phòng khổ sai, phòng ngăn kín không cho ánh sáng và gió vào. Cối xay lúa rất nặng, 6-7 người kéo mà chân còn bị đeo quả tạ từ 3-7 kg. Tù nhân phòng này đều mắc bệnh phổi và bệnh mờ mắt, ốm đau chết dần.

Xà lim (hầm đá) người tù bị còng 24/24 giờ. Xà lim đôi giam từ 20-30 người, người chết vô số kể. Chúng mị dân xây nhà ăn, phòng hớt tóc, câu lạc bộ, phòng y tế, đó là trá hình chứ không được sử dụng.

Những người lãnh đạo kiệt xuất đã bị đày ra Côn Ðảo như: cụ Phan Chu Trinh, đồng chí Lê Hồng Phong, Chủ tịch Tôn Ðức Thắng bị giam phòng số 9 suốt 15 năm liền (từ 1930-1945). Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh 2 lần tù; Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Trần Văn Thời, Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau - Bạc Liêu, hy sinh ngày 5/2/1942 (40 tuổi); bà Trương Mỹ Hoa (nguyên Phó chủ tịch nước) bị giam phòng số 35; bà Võ Thị Thắng bị giam phòng số 27.

Nữ tù phải chịu cực hình như nam giới, nhưng không được tắm giặt, chỉ có bộ quần áo trên người, tới chu kỳ của phụ nữ, các chị xé quần áo làm vải lót, lấy nước tiểu giặt để sử dụng lần sau. Các chị đấu tranh đòi quyền được ăn, được tắm... Các chị tự mổ bụng chấp nhận hy sinh để chị em khác sống, tiếp tục đấu tranh.

Và mặc dù bị giam cầm, tra tấn, nhưng những người tù yêu nước vẫn lạc quan, vẫn làm thơ, ca hát và thành lập chi bộ đầu tiên có 20 đảng viên. Ðây chính là sức sống mãnh liệt, tuyệt vời của người yêu nước.

Trải qua 113 năm thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã đày ải lần lượt 200 ngàn người yêu nước ra Côn Ðảo. Cao điểm nhất giam giữ 12 ngàn người. Có khoảng 20 ngàn người yêu nước an nghỉ tại đây nên vùng đất này gọi là vùng đất thiêng. Côn Ðảo có diện tích chỉ 76 km2 nên khi bọn giặc đào hố chôn tù nhân thì hài cốt chồng chất lên nhau không kể xiết.

Giấy mực nào ghi cho hết tội ác của thực dân Pháp và Mỹ - nguỵ đối với chiến sĩ cách mạng và đồng bào ta...

 

Kim Ngân

 

Về “Đất thép thành đồng”

Thiết thực các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2025), ngày 30/3, đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, cùng đoàn cán bộ Tỉnh đoàn đã có chuyến hành trình giáo dục truyền thống, về nguồn tại "Ðất thép thành đồng": Củ Chi - TP Hồ Chí Minh.

“Chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú - Dấu xưa một thời

Trong hành trình tìm về quá khứ, có những việc tuy ngoài sách sử, nhưng lại đậm sâu trong ký ức nhiều người. Ðó cũng là câu chuyện về “chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú, nay thuộc ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước.

Những ngày tháng Ba của mùa Xuân đại thắng

Nửa thế kỷ đã qua kể từ mùa Xuân đại thắng 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà, đất nước thống nhất, kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến của dân tộc chống lại đế quốc sừng sỏ và bè lũ tay sai. Tháng 3/1975 là “đêm trước” của ngưỡng cửa chiến thắng. Cục diện chiến trường chuyển biến mau lẹ; không khí cách mạng dâng cao sục sôi; cùng với đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo bằng tất cả ý chí, niềm tin, sức mạnh của Đảng ta, để toàn dân tộc cùng nhau kề vai chung sức, chớp lấy thời cơ, làm nên một chiến thắng vang dội, hào hùng, bất tử.

Thân thương hai tiếng Cà Mau

Cà Mau không chỉ là điểm cuối của đất nước, nơi ai cũng mong một lần được ghi dấu bước chân mình tại cột mốc toạ độ, mà còn là vùng đất để lại trong tim nhiều người những tình cảm khó quên.

Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng - Lịch sử không thể lãng quên

Tôi đồng tình với ông Sáu Sơn (ông Ðỗ Văn Nghiệp, tác giả chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Ðiều tra, sưu tầm chứng tích tội ác Mỹ - Nguỵ tại Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng” cách đây 20 năm), rằng: “Khép lại quá khứ, không có nghĩa là lãng quên quá khứ. Bài học đúc kết từ quá khứ là bài học bằng xương máu, sẽ có nhiều bổ ích cho hiện tại và tương lai”.

Bến Dựa một lần về

Bến Dựa chỉ là một đoạn sông ngắn, hằng ngày cần mẫn làm người trung chuyển đưa nước lớn về ngã ba Cái Đuốc, ngọn Cái Ngay; tiễn nước ròng ra Cái Nháp, đổ ra ngã ba Tam Giang, xuôi về biển cả. Khu rừng bên bờ Đông Bến Dựa nơi cơ quan Huyện uỷ Tư Kháng (Đầm Dơi ngày nay), làng rừng Huỳnh Ngọc Điệp tồn tại.

Chiều Sài Gòn

Tựa bài viết “Chiều Sài Gòn” nghe như chơi vơi, rất xưa, bởi Sài Gòn - Gia Ðịnh đã có hơn 300 năm tuổi, thì đồng nghĩa cũng có hơn một triệu buổi chiều. Nhưng “Chiều Sài Gòn” tôi viết đây chỉ là chiều 30/4/1975, buổi chiều đầu tiên “Sài Gòn ơi ta đã về đây” như lời bài hát một thời có sức hút mạnh mẽ.

Huyền thoại biệt động thành Cà Mau

Thị xã Cà Mau những năm cuối thập niên 1950, dưới chế độ Mỹ - Diệm, không khí ngột ngạt bởi những cuộc càn quét, bắt bớ. Đám cảnh sát mật vụ, lính bảo an lùng sục khắp nơi, ráo riết truy lùng những người kháng chiến cũ, những người mà chúng nghi là "Việt cộng nằm vùng".

Thăm địa chỉ đỏ

Di tích Hồng Anh Thư Quán (số 43, đường Phạm Văn Ký, Phường 2, TP Cà Mau) là một trong những di tích lịch sử hiếm hoi ghi dấu chặng đường cách mạng của người Cà Mau trước năm 1930. Hồng Anh Thư Quán được công nhận Di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia ngày 4/8/1992.

Tri ân người mở cõi

Ðầu xuân năm nay tôi được dự lễ khánh thành khu mộ thân tộc ông bà Phạm Hữu Liêm - Lê Thị Liễu, tại ấp Bàu Vũng, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước. Chung quanh khu nghĩa mộ có mấy công trình phụ nhưng ý nghĩa đáng để mọi người suy ngẫm. Ðó là hồ sen, tuy diện tích không lớn nhưng ông Liêm giải thích sen là “Quốc hoa” của dân tộc Việt Nam, “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Phía tay phải là một hồ khác để nuôi cá các loại, chim le le và vịt trời. Phía sau công trình là một bờ cây đước xanh rờn, cao lớn.