ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 15:08:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Công bố Di tích lịch sử cấp tỉnh “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam”

Báo Cà Mau Sáng 12/11, UBND tỉnh tổ chức Lễ khánh thành và công bố xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với di tích “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam” tại Ấp 10 xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Dự lễ có Phó bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển; Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Thị Nhung; Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hồ Trung Việt; Trưởng ban Dân Vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lê Thanh Triều; Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân cùng đông đảo bà con đến mừng sự kiện đầy tự hào này.

Đại diện lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành cắt băng khánh thành Di tích “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam” tại Ấp 10, xã Trí Phải.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân trao bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Di tích “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam”.

 

Đại diện lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành thắp hương tại phần mộ má Lê Thị Sảnh.

Lịch sử ghi lại, bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam ghi dấu sự việc má Lê Thị Sảnh, Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình gửi Tiểu đoàn 307 mang cây vú sữa ra miền Bắc biếu Bác Hồ trong sự kiện tập kết năm 1954. Lúc ấy, cây vú sữa chỉ cao 20 cm, trồng trong bình tích. Ngày 26/1/1955, Trưởng ban Thống nhất Trung ương Lê Đức Thọ cùng Bí thư Khu uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn Nguyễn Văn Kỉnh (người phụ trách đoàn) lúc đó đã mang cây vú sữa, thay mặt đồng bào miền Nam kính tặng Bác Hồ. Bác vô cùng xúc động khi biết đây là cây vú sữa của đồng bào vùng tận cùng Tổ quốc gửi tặng Người. Cây vú sữa đã được Bác Hồ trồng ngay bên cạnh Nhà 54 - nơi Bác ở 4 năm đầu tiên trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ chủ tịch - Hà Nội. Cây vú sữa được Bác Hồ quý trọng, nâng niu, chăm sóc chu đáo, đơm hoa kết trái và trở thành biểu tượng của tấm lòng đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ và tấm lòng Bác Hồ đối với miền Nam.

Đại diện lãnh đạo cấp tỉnh, huyện cùng đông đảo bà con đến mừng sự kiện đầy tự hào này.

Tháng 5/1958, Bác Hồ chuyển sang sống và làm việc tại ngôi nhà sàn. Cuối năm đó, Bác đã đề nghị chuyển cây vú sữa về trồng ở phía sau nhà sàn để Bác chăm sóc được thuận tiện hơn. Hằng ngày, làm việc tại nhà sàn, Bác vẫn nhìn thấy cây vú sữa, như hình ảnh miền Nam luôn trong trái tim Người. Bác căn dặn những người làm vườn rút kinh nghiệm để chăm sóc cây vú sữa ngày càng tốt hơn.

Phó bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển cùng Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Trung Việt trao quà cho gia đình chính sách và bà con nghèo trên địa bàn xã.

Thể hiện tấm lòng của quân, dân tỉnh Cà Mau đối với Bác Hồ, năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ chủ tịch đã chiết cành từ cây vú sữa do Nhân dân miền Nam gửi tặng Bác đưa về trồng trong khuôn viên Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Trí Phải, huyện Thới Bình. Sáng ngày 19/5/1990, đại diện Huyện uỷ Thới Bình và Đảng uỷ xã Trí Phải nhận bàn giao cây vú sữa và mang về trồng trong khuôn viên Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau cho tới hôm nay.

Năm 2007, tại khuôn viên đất gia đình má Lê Thị Sảnh, huyện đã xây dựng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam. Và nhân sự kiện kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc, bà con xã Trí Phải vô cùng tự hào khi Di tích Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định: “Sự việc Nhân dân gửi tặng Bác Hồ cây vú sữa miền Nam, minh chứng cho niềm tin cách mạng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ, thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của Nhân dân Cà Mau nói riêng và Nhân dân Nam Bộ nói chung trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Những năm gần đây, tỉnh Cà Mau đã đầu tư nâng cấp, tu bổ công trình, đến nay công trình đã hoàn thành, tạo được niềm tin yêu, phấn khởi trong Nhân dân. Đồng thời, kêu gọi chính quyền địa phương phát động trong dân nhân giống cây vú sữa, vừa tạo điểm nhấn du lịch, vừa có thể mang lại nguồn thu nhập thêm. Đề nghị chính quyền địa phương bảo quản và phát huy giá trị di tích, tăng cường các hoạt động giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, khai thác các giá trị của di tích để phục vụ du lịch, phát triển kinh tế, đầu tư phát triển nơi đây trở thành công trình văn hoá tiêu biểu của huyện Thới Bình, là địa chỉ đỏ góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cho bà con và thế hệ trẻ.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân phát biểu ôn lại truyền thống và phát động chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công; thân nhân liệt sĩ; hộ nghèo; hộ cận nghèo.

Dịp này, thay mặt Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân phát động chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người có công; thân nhân liệt sĩ; hộ nghèo; hộ cận nghèo. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng 50 căn nhà cho hộ nghèo trên địa bàn xã 2 xã Trí Phải và Trí Lực (mỗi căn 50 triệu đồng).

Chiều cùng ngày, các đơn vị phối hợp ra quân Tuần lễ cao điểm thực hiện các hoạt động tái hiện 200 ngày tập kết ra Bắc năm 1954 tại xã Trí Phải.

Loan Phương - Chí Diện

 

 

 

 

 

 

Đại lễ 30/4 - Đất nước trọn niềm vui

​Chúng ta đang cùng nhau sống lại những giờ phút lịch sử trọng đại, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Mốc son chói lọi này đang được khắc sâu trong tim mỗi người con đất Việt, và niềm xúc động ấy lan tỏa diệu kỳ trên mọi miền Tổ quốc, đặc biệt rực cháy tại TP. Hồ Chí Minh - thành phố vinh dự và tự hào được mang tên vị lãnh tụ kính yêu.

Huyện Vĩnh Lợi: Sôi nổi chuỗi hoạt động chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động (1/5), huyện Vĩnh Lợi đã tổ chức Giải đua xuồng ba lá năm 2025 trong không khí phấn khởi, sôi nổi và đậm đà bản sắc văn hóa Nam Bộ.

Viết tiếp truyền thống vùng đất anh hùng - vững bước hội nhập và phát triển cùng đất nước

Cách đây 50 năm, ngày 30/4/975, Bạc Liêu giành lại chính quyền, góp phần cùng quân và dân cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, đem lại hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất đất nước và hạnh phúc cho Nhân dân.

Bạc Liêu 50 năm: Từ chiến trường đến những công trình thế kỷ

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày non sông thu về một mối - hành trình 50 năm là một bản hùng ca về ý chí kiên cường, sức sáng tạo và khát vọng vươn lên của Bạc Liêu khi đã biến những vùng đất từng nhuốm màu khói lửa thành những công trình, dự án mang tầm vóc thế kỷ, làm thay đổi diện mạo quê hương một cách ngoạn mục.

Sức sống mới ở những vùng căn cứ cách mạng

​Bạc Liêu có nhiều vùng đất từng là chiến trường ác liệt, oằn mình dưới mưa bom bão đạn, nhưng sau 50 năm thống nhất đất nước đã trở thành những địa phương đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Cuộc sống người dân nơi đây ngày càng ấm no, hạnh phúc, giữ vững truyền thống cách mạng và hướng tới phát triển bền vững.

Thế hệ sinh năm 1975: Trưởng thành cùng quê hương Bạc Liêu

Những ngày này, cả nước đang hân hoan hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trong dòng chảy lịch sử đặc biệt ấy, có một thế hệ được sinh ra đúng vào thời khắc thiêng liêng của dân tộc.

Đại thắng mùa Xuân 1975: Minh chứng thuyết phục về sức mạnh đoàn kết dân tộc

​Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta.

50 năm - Bạc Liêu chuyển mình theo sự phát triển của đất nước

​(Phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Thiều tại họp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp chặt chẽ các mặt đấu tranh giải phóng tỉnh Bạc Liêu (30/4/1975) không đổ máu

​Đại thắng mùa Xuân năm 1975 ở tỉnh Bạc Liêu là kết quả của quá trình lãnh đạo của Đảng bộ trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác đại đoàn kết dân tộc một cách tài tình và xuất sắc, phối hợp chặt chẽ lực lượng tôn giáo, dân tộc và cách mạng trong các ngày của tháng Tư lịch sử để Đảng bộ và nhân dân Bạc Liêu giành lại chính quyền từ tay chính quyền Sài Gòn sớm hơn các tỉnh trong đồng bằng sông Cửu Long và không đổ thêm máu.

Những thắng lợi tạo đà cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30/4/1975 góp phần kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta; đánh dấu bước phát triển tới đỉnh cao của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, trong đó, nghệ thuật tạo sức mạnh về lực lượng và thế trận là những nét đặc sắc tiêu biểu.