ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 3-7-25 23:42:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả quản lý

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian qua, các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động quản lý và điều hành. Qua đó, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức, góp phần nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành và đẩy mạnh cải cách hành chính.

Ngành y tế tỉnh Cà Mau đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chuyên môn, đổi mới cơ sở vật chất và trang thiết bị khám chữa bệnh.

Hiệu quả ứng dụng cơ sở dữ liệu

Ðể đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước, thời gian qua, các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở chú trọng chỉ đạo, triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình hành động với nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, TP Cà Mau được quan tâm đầu tư, nâng cấp hạ tầng CNTT. Vì vậy, hạ tầng CNTT tại các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh hiện nay về cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành và hoạt động của các đơn vị.

Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT trong phát triển kinh tế, cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan Nhà nước của tỉnh Cà Mau, từ năm 2016 đến nay, trên cơ sở đánh giá, khắc phục những tồn tại, hạn chế và phát huy kết quả đạt được của giai đoạn trước, tỉnh đã tập trung đẩy mạnh với nhiều mục tiêu quan trọng và đã đạt được những kết quả nhất định.

Theo Sở NN&PTNT, đã qua, đơn vị tích cực triển khai các nội dung ứng dụng CNTT phù hợp với thực tiễn và theo đúng lộ trình kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh. Việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin đã giải quyết hiệu quả các vấn đề cấp thiết của cơ quan Nhà nước, người dân và doanh nghiệp về lĩnh vực này.

Theo đó, đã có được cơ sở dữ liệu chuyên ngành, báo cáo tập trung, khai thác dễ dàng qua ứng dụng thiết bị di động và cả ứng dụng trên website. Trên cơ sở đó, nắm bắt kịp thời diễn biến môi trường, nhu cầu, xu thế sản xuất, kinh doanh nông sản, làm cơ sở để xúc tiến thương mại, đầu tư trong tỉnh, góp phần vào việc định hướng, lên kế hoạch, phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

Ngoài ra, trên mỗi lĩnh vực của hệ thống phần mềm này còn xây dựng sàn giao dịch nông sản và thực hiện các chức năng quảng bá, quảng cáo sản phẩm.

Nâng cao tính sáng tạo

Ðại diện Sở GD&ÐT cho biết, thời gian qua, việc ứng dụng CNTT đã được đơn vị triển khai ở nhiều lĩnh vực trong hoạt động của ngành. Ðơn cử như thực hiện chuyển đổi từ sổ sách truyền thống sang sổ sách điện tử tại các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ chuyển đổi đến năm học 2019-2020 ở cấp mầm non đạt 68,96%, tiểu học đạt 72,45%, trung học cơ sở đạt 65,63%, trung học phổ thông đạt 71,52%.

Ðến cuối năm 2020, đơn vị đã triển khai hệ thống phòng họp trực tuyến với 45 điểm cầu, gồm: 1 điểm chính tại Sở GD&ÐT; 9 điểm tại các phòng GD&ÐT huyện, thành phố; 35 điểm tại các trường học trực thuộc.

Hiện tại, tất cả các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đã sử dụng phần mềm quản lý học sinh và sổ liên lạc điện tử, từ đó nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong việc quản lý học sinh.

Theo Sở GD&ÐT, đã qua, giáo viên đã tích cực sử dụng bài giảng điện tử và ứng dụng các phần mềm tương tác phục vụ dạy học. Việc ứng dụng các phần mềm mô phỏng các thí nghiệm để dạy cho các môn như: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học; hoặc thiết kế các clip hình ảnh động cho các môn học: Mỹ thuật, Âm nhạc, Giáo dục công dân, Ngữ văn, Ðịa lý, Tiếng Anh... tạo nên hiệu quả dạy học tích cực trong nhà trường.

Việc ứng dụng CNTT trong dạy học giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy, giúp học sinh được tiếp cận phương pháp dạy học mới, hấp dẫn. Ngoài ra, sự tương tác giữa thầy và trò được cải thiện đáng kể, học sinh có nhiều cơ hội thể hiện quan điểm cũng như chính kiến của mình. Ðiều này không chỉ giúp các em ngày thêm tự tin, mà còn là cơ hội cho giáo viên hiểu thêm về năng lực, tính cách và mức độ tiếp thu kiến thức của học trò, từ đó có những điều chỉnh phù hợp và khoa học hơn.

Nhiều phần mềm quan trọng được triển khai

Sở Y tế thông tin, ngành y tế những năm qua có nhiều cố gắng đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo và điều hành, nhất là ứng dụng CNTT trong quản lý khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế, bước đầu đem lại hiệu quả.

Nổi bật là phần mềm VNPT-HMIS quản lý tuyến y tế cơ sở, đáp ứng 21 phân hệ chức năng theo Quyết định số 6111/QÐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế, có khả năng kết xuất dữ liệu ra tập tin XML theo định dạng, cấu trúc do Bộ Y tế quy định. Kết nối liên thông và chia sẻ thông tin với các hệ thống bệnh viện, hệ thống hồ sơ sức khoẻ điện tử (EHR), hệ thống giám định và thanh toán BHYT, hệ thống thống kê y tế điện tử trong toàn quốc.

Phần mềm Hồ sơ sức khoẻ hỗ trợ tạo lập ID và hồ sơ gốc cho mỗi cá nhân dựa vào cơ sở dữ liệu hộ gia đình của BHXH Việt Nam. Chức năng của phần mềm đáp ứng tiêu chuẩn HL7 (ANSI/HL7 HER, R2-2014, ngày 21/4/2014), quản lý đầy đủ các thông tin theo quy định tại Quyết định số 831/QÐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tính đến nay, có 547.879 nhân khẩu đã tạo lập hồ sơ sức khoẻ trên phần mềm.

Ngoài ra, hiện nay ngành y tế cũng đang sử dụng, khai thác khá tốt các hệ thống thông tin do Bộ Y tế triển khai như: hệ thống cấp chứng chỉ hành nghề; hệ thống thông tin giám định BHYT; hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện; hệ thống RIS-PACK trong quản lý chẩn đoán hình ảnh; hệ thống LIS trong quản lý xét nghiệm; quản lý tiêm chủng, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm...

Theo UBND tỉnh Cà Mau, đến năm 2025, địa phương đặt mục tiêu đẩy mạnh phát triển ứng dụng CNTT trên tất cả các lĩnh vực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó, gắn kết chặt chẽ, đồng bộ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ. Hoàn thiện nền tảng chính quyền điện tử, hướng đến xây dựng chính quyền số nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước.

Ðối với hoạt động ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước, từ nay đến năm 2025, tỉnh sẽ chú trọng xây dựng và triển khai các phần mềm tiên tiến, hiện đại, đáp ngày càng cao nhu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành theo từng lĩnh vực như: Phần mềm hệ thống trung tâm điều hành giáo dục VNEdu/IOC; xây dựng hệ thống điều hành thông tin y tế thông minh (IOC); xây dựng phần mềm đánh giá chất lượng thủ tục hành chính; xây dựng hệ thống thông tin quản lý, cung cấp, khai thác thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường tỉnh Cà Mau; hệ thống quản lý kho tư liệu, tài liệu Sở Tài nguyên và Môi trường...

 

Văn Ðum

 

Liên kết hữu ích

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số

Xã Tân Hưng Tây là một trong những đơn vị được đánh giá cao về nỗ lực cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số (CÐS) ở huyện Phú Tân. Thời gian qua, công tác này của xã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.