ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 27-3-25 05:02:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cùng làm du lịch sinh thái

Báo Cà Mau Tận dụng ưu đãi thiên nhiên của vùng đất U Minh, nơi vốn có thế mạnh về nông - lâm nghiệp, người dân nơi đây đã làm du lịch sinh thái.

Tận dụng ưu đãi thiên nhiên của vùng đất U Minh, nơi vốn có thế mạnh về nông - lâm nghiệp, người dân nơi đây đã làm du lịch sinh thái.

Có nhiều năm gắn bó với đất rừng U Minh, ông Trần Thanh Liêm (Ba Liêm), nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh, quả quyết rằng, U Minh là điểm đến hấp dẫn với sản phẩm du lịch từ rừng tràm. Từ xưa đến nay, cư dân dưới tán rừng tràm sinh sống chủ yếu bằng những nguồn lợi do rừng mang lại như: gác kèo ong, tát đìa, giậm cù bắt cá, thả lưới, giăng câu… trên bìa rừng thì bà con làm rẫy, cất chòi bảo vệ rừng. Họ đã tạo ra được những đặc trưng tiêu biểu về cư trú, môi trường, văn hoá, ẩm thực, cảnh quan. Vì vậy, nếu được khai thác tốt những tiềm năng du lịch này thì hoàn toàn có khả năng giữ chân du khách.

U Minh có đầy đủ tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.     Ảnh: PHẠM HOÀNG

Hiện các ấp lân cận ấp 10, xã Nguyễn Phích (nơi ông Ba Liêm đang sống, lập vườn) đã có rất nhiều hộ dân làm du lịch hiệu quả, góp phần cải thiện kinh tế gia đình. Như với 200 ha rừng đầu tư phát triển du lịch sinh thái, mỗi năm Hợp tác xã 19/5, thuộc ấp 20, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, đón từ 80-100 đoàn khách, có cả khách nước ngoài đến tham quan, trải nghiệm. Hay như ngay chính gia đình ông Ba Liêm cũng đang có hướng đầu tư làm du lịch sinh thái trên diện tích gần 7 ha đất.

Ông Trần Xuân Trường, Trưởng Phòng Nghiệp vụ du lịch, Sở VH,TT&DL Cà Mau, nhìn nhận, việc khai thác du lịch dựa trên tài nguyên thiên nhiên sẵn có, rồi từ nội lực của từng hộ trong Hợp tác xã 19/5 để làm du lịch như một cách bảo vệ và phát triển rừng là phù hợp. Cái hay là họ có quy ước khai thác có bảo tồn. Ðã qua, sở phối hợp với các đơn vị lữ hành tiến hành khảo sát, hướng đến sẽ đầu tư phát triển nơi này gắn kết với du lịch làng nghề và du lịch vườn để tạo điều kiện cho bà con địa bàn sinh kế bằng cách làm du lịch một cách bền vững.

Một điểm đến hấp dẫn nữa ở rừng tràm U Minh Hạ là Khu Du lịch sinh thái sông Trẹm, thuộc xã Khánh Thuận, hiện nay đang được Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ xin chủ trương đầu tư mới. Ðây là nơi sưu tập và phát triển nhiều loại động, thực vật đặc trưng của rừng tràm, đặc biệt là nơi nuôi dưỡng các loài động, thực vật hệ sinh thái ngọt để trở thành điểm dừng chân lý thú cho du khách. 

Ngoài ra, Sở VH,TT&DL đã và đang phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương tiến hành đầu tư, hướng dẫn cho 10 hộ dân ở tuyến T19 (ấp Vồ Dơi, xã Tần Hợi, huyện Trần Văn Thời) về vốn và tập huấn kinh nghiệm làm theo mô hình du lịch sinh thái cộng đồng.

Phát huy tính cộng đồng

Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh Cà Mau Trần Phú Cường cho rằng, nếu Cà Mau khai thác được loại hình du lịch sinh thái cộng đồng trong cả 2 hệ sinh thái rừng ngập mặn và rừng tràm ngập ngọt theo mùa thì đời sống Nhân dân sẽ khá lên, thoát nghèo bền vững. Khai thác giá trị du lịch phát triển, có lợi nhuận để bảo tồn là điều nhiều nước trên thế giới đã làm. Cần mở rộng xã hội hoá loại hình du lịch theo hướng phát huy tính cộng đồng, như vậy sẽ không cần đến ngân sách Nhà nước, đề án quy mô tổng thể rộng lớn, mà chỉ cần có sự tham gia của cộng đồng. Khi tự bỏ vốn, tự làm dịch vụ, người dân sẽ bảo tồn các giá trị mà họ tạo dựng.

Nhắc đến du lịch sinh thái, du khách nghĩ ngay đến sự trải nghiệm và khám phá những nét độc đáo đặc trưng của nơi họ sẽ đến, do vậy, để hỗ trợ cùng nhau phát triển, các hộ dân, các điểm du lịch sinh thái cần có sự liên kết thành làng, ấp, hay rộng hơn là xã cùng làm du lịch. Ðúng như cách nghĩ thực tế của ông Ba Liêm: “Hiệu quả của cộng đồng cùng làm du lịch là người dân có thể hỗ trợ nhau về con giống, cây trồng để tạo ra sản phẩm du lịch địa phương đáp ứng nhu cầu du khách. Họ còn có thể cùng nhau trao đổi kinh nghiệm tiếp đón khách, linh hoạt trong phục vụ. Và hơn hết là tính an ninh, an toàn”./.

Làm vườn dưới tán rừng tràm là hướng phát triển du lịch sinh thái hiệu quả.
Hiện nay, Cà Mau đã khai thác hiệu quả loại hình du lịch sinh thái ở cả 2 hệ sinh thái rừng đặc trưng.

Bài và ảnh: Băng Thanh

Liên kết hữu ích

Du lịch Cà Mau sôi động dịp nghỉ lễ

(CMO) Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, dù thời tiết khá bất lợi do mưa nhiều nhưng lượng khách đến các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn rất đông. Các điểm dịch vụ phục vụ khách tham quan chu đáo, an toàn, giá cả hợp lý, tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

Quảng bá du lịch bằng âm nhạc

(CMO) Ðể du lịch Cà Mau được quảng bá rộng và theo hình thức thú vị hơn, tiệm cận với giới trẻ hơn, một nhóm bạn trẻ đã triển khai những sản phẩm giới thiệu và làm mới hình ảnh Cà Mau với bạn bè khắp nơi bằng âm nhạc.

Khơi thông tiềm lực kinh tế du lịch

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh xem xét thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Nạp năng lượng cho con vào năm học mới

(CMO) Trong kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình đã đưa con đi du lịch hoặc rời thành phố về quê để các con được khám phá, trải nghiệm, bổ sung kiến thức trực quan sinh động, từ đó khuyến khích con học tập tích cực. Đây còn là dịp để gia đình gắn kết, có thêm nhiều kỷ niệm đẹp.

Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau: Phát huy kinh tế biển

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Hướng bền vững cho du lịch sinh thái cộng đồng

(CMO) Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCÐ) là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường. Với khách du lịch, DLSTCÐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của người dân bản địa. Vì vậy, DLSTCÐ chính là nét tinh tuý của du lịch sinh thái và du lịch bền vững.

Ðất Mũi bứt phá đầu tư hạ tầng du lịch

(CMO) Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, đạt chuẩn đô thị loại V, đây là tiền đề để địa phương bứt phá phát triển. Cùng với lợi thế và tiềm năng du lịch sẵn có, Ðất Mũi đang được cấp trên đầu tư vốn để xây dựng các hạng mục trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Du lịch Cà Mau - Bài toán giữ chân du khách

(CMO) Trong những ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5, du lịch Cà Mau tăng mạnh về số lượng du khách lẫn doanh thu, nhưng bài toán nan giải vẫn là câu chuyện duy trì sức hút và giữ chân khách du lịch sau đó.

Hướng đến du lịch thân thiện môi trường

(CMO) Thời gian qua, các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng chống rác thải nhựa, hướng đến du lịch thân thiện môi trường.

Tạo đột phá phát triển du lịch

(CMO) Sau 2 năm thực hiện Chương trình số 10-Ctr/HU của Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện về phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo, du lịch huyện Trần Văn Thời đã có bước phát triển đáng ghi nhận, đảm bảo đúng định hướng của tỉnh, của huyện và là một trong những ngành chuyển biến tích cực về tốc độ tăng trưởng.