ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 19:39:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cựu du kích xã bị cho khai man hồ sơ thương binh

Báo Cà Mau (CMO) Tham gia lực lượng du kích địa phương từ thuở thanh xuân, từng bị tù đày, mang trên người nhiều vết thương nhưng hàng chục năm nay, cô du kích ngày nào vẫn sống trong nghèo khó. Không những không được hưởng chế độ chính sách mà cô Thái Cẩm Dân, ấp Rau Dừa C, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước còn bị cho là khai man hồ sơ để hưởng chính sách thương binh.

Hiện bà Dân đang sống cùng cha, ông Thái Văn Thiệt, người được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Trong nhà bà Dân đồ đạc chẳng có gì đáng giá, ngoài bộ ván cũ kỹ và chiếc giường xập xệ. “Tài sản quý giá nhất của gia đình tôi là tấm huân chương của cha và bằng liệt sĩ của anh Hai tôi (Liệt sĩ Thái Quốc Quân, hy sinh năm 1969), nhưng do nhà dột nên vào mùa mưa tôi phải đem gởi nhờ nhà hàng xóm”, bà Dân bộc bạch.

Gia đình bà Dân phải sống trong căn nhà dột nát, vào mùa mưa bão có thể sập bất cứ lúc nào.

Được biết, sau khi Báo Cà Mau online ngày 11/5/2018 đăng bài viết “Du kích xã bị cho là khai man hồ sơ để hưởng chính sách thương binh”. Cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xem xét nội dung bài báo phản ánh nêu trên, giải quyết theo thẩm quyền và báo cáo UBND tỉnh trong tháng 5/2018.

Theo đó, ngày 28/5, Sở LĐ-TB&XH có báo cáo đến UBND tỉnh việc bà Thái Cẩm Dân khai tham gia du kích xã Hưng Mỹ bị thương trong trường hợp bao vây đồn Cái Múi là không có căn cứ và kết quả kiểm tra, xác minh của Phòng LĐ-TB&XH huyện Cái Nước là có cơ sở.

Tuy nhiên, khi xác minh, Sở LĐ-TB&XH không tìm hiểu rõ nguyên nhân ban đầu mà bà khai sót vết thương (bà Dân khai sót vết thương là do ở xã hướng dẫn bà khai ngắn gọn, bà Dân chỉ là người làm theo hướng dẫn của xã). Hơn nữa, bà Dân đã được cán bộ xã, ông Nguyễn Văn Tuấn, viết giấy xác nhận như sau: “Bà Thái Cẩm Dân có tham gia cách mạng, bà có bị nhiều vết thương, trước đây bà làm hồ sơ nhiều lần mà không làm được, sau đó tôi có hướng dẫn cho bà làm hồ sơ ngắn gọn, đừng khai nhiều cho nhanh”. Giấy xác nhận là vậy nhưng khi đi xác minh thì Thanh tra Sở LĐ - TB&XH đã bỏ qua chi tiết này.

Trong báo cáo xác minh của Sở LĐ-TB&XH, ông Lý Văn Phú trình bày: “Thời điểm năm 1969, ông là tiểu đội trưởng du kích ấp Lộ Xe, xã Ba Mới (Hưng Mỹ), ông không cùng đơn vị với bà Dân do bà là du kích tập trung của xã. Trường hợp bà Dân bị thương ông không trực tiếp nhìn thấy mà chỉ nghe nói, lại”. Còn ông Trần Văn Bé thì nói, thời điểm bao vây đồn Cái Múi ông giữ chức vụ Trung đội phó, Trung đội 2, Địa phương quân huyện Cái Nước. Đơn vị ông cùng phối hợp với du kích địa phương bao vây đồn Cái Múi, ông Bé biết có người bị thương là nữ nhưng do trời tối không biết ai, người bị thương đi lại được nhưng phải có người dìu. Đến khi về đơn vị mới, nghe nói lại là bà Dân, ông không biết bà bị thương bao nhiêu vết và ở vị trí nào.

Mặc dù không chứng kiến tận mắt bà Dân bị thương trong trận bao vây đồn Cái Múi, nhưng khi về đơn vị cả 2 nhân chứng đều nghe nói lại người bị thương là bà Thái Cẩm Dân. Do “không nhìn thấy rõ vết thương” và "nghe nói lại" bà Dân bị thương mà Sở LĐ-TB&XH cho rằng cả ông Phú và ông Bé đều không đủ điều kiện làm chứng.

Thiết nghĩ, chiến tranh ác liệt, sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tất, hầu hết những trận bao vây đồn giặc thường đột kích vào ban đêm thì làm sao nhìn rõ mặt nhau? Làm sao nhìn rõ được vết thương? Hơn nữa, lực lượng được huy động từ những đơn vị lân cận thì làm sao biết hết mặt nhau. Còn những người lãnh đạo trực tiếp bà Dân cũng đã hy sinh. Liệt sĩ Trịnh Khắc Nhơn (Sáu Bến), năm 1968 làm Bí thư Đảng uỷ xã Hưng Mỹ (Chính trị viên), chỉ huy mũi Cái Múi tham gia bao vây đồn Đầm Cùng. Ông hy sinh ngày 10/4/1969 tại đất ông Tư Niên, gần đập Cái Múi; Liệt sĩ Trần Văn Xem, Tiểu đội trưởng du kích xã Hưng Mỹ đã hy sinh năm 1968; Liệt sĩ Nguyễn Văn Tho, du kích xã Hưng Mỹ, hy sinh năm 1969.

Đau xót trước sự việc bà Dân bị cho là “khai man hồ sơ”, những người từng là đồng đội, từng được gia đình bà nuôi, bao bọc, chở che đã nói lên sự thật về vấn đề này. Bà Nguyễn Tuyết Nga, Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh Cà Mau, đã viết bức thư tay đầy cảm động trình bày quan điểm của bà đối với sự việc của bà Dân gửi lãnh đạo huyện, mong lãnh đạo xem xét cấp giấy chứng nhận bổ sung thêm vết thương cho bà Dân.

Bà Nguyễn Tuyết Nga cho biết, trước đây bà công tác chung với cha bà Dân (ông Thái Văn Thiệt), lúc này bà Nga là Xã uỷ viên phụ trách ấp Kinh Tư, cha bà Dân là Bí thư chi bộ ấp, nhiều lần chạy giặc bà Nga vào nhà bà Dân trú ẩn. Bà Nga khẳng định, bà Dân bao vây đồn Cái Múi cùng với những người du kích (ông Bé, ông Phú) đã xác nhận cho bà Dân là sự thật./.

Hồng Phượng

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).