ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 7-1-25 22:39:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Da diết giai điệu “Nhà tôi”

Báo Cà Mau Hôm được Nhựt Tân, một người bạn làm bên Trung tâm Văn hoá - Thông tin tỉnh Cà Mau, cho nghe bài hát “Nhà tôi” của Nghệ sĩ Ưu tú - Nhạc sĩ Lê Hoàng Bửu mà Tân mới thu âm, trong tôi, những kỷ niệm tuổi thơ nơi kinh Ông Đơn chợt ùa về.

Hôm được Nhựt Tân, một người bạn làm bên Trung tâm Văn hoá - Thông tin tỉnh Cà Mau, cho nghe bài hát “Nhà tôi” của Nghệ sĩ Ưu tú - Nhạc sĩ Lê Hoàng Bửu mà Tân mới thu âm, trong tôi, những kỷ niệm tuổi thơ nơi kinh Ông Đơn chợt ùa về.

“Rừng xưa, nhà tôi ở đó, có con sông nước chảy hai đầu. Rừng xưa, nhà tôi ở đó, có tiếng mẹ năm tháng ầu ơ! Tiếng hát trôi theo nước ròng nước lớn, bìm bịp kêu bên khóm cây già. Rừng xưa, nhà tôi ở đó, mái lá đơn sơ ấm chiều bếp khói, ánh lửa bập bùng bên câu hát chị tôi, nhớ bữa cơm nghèo thương quá đi thôi…”.  Từng lời của bài hát vừa lạ lại vừa quen, bỗng dưng tôi nhớ về quê ngoại, kinh Ông Đơn (thuộc ấp Phú Quý, xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi), vùng quê giàu truyền thống cách mạng, nơi người dân luôn đoàn kết, gắn bó trong lao động, sản xuất.

MH: MT

Mẹ tôi thường kể, lúc mẹ còn trẻ, ở kinh Ông Đơn, đất rộng bao la nhưng không có nhiều nóc gia và gần như tất cả đều là bà con họ hàng với nhau. Thời kháng chiến, cả xóm cùng theo cách mạng, thanh niên thì ra tiền tuyến, phụ nữ tham gia giao liên, những người ở lại tổ chức che giấu, nuôi chứa các tổ chức cách mạng hoạt động tại địa phương… Địch thường xuyên dội bom, bố ráp, bắt bớ… Kinh Ông Đơn không có ngày yên ổn. Nhưng người dân nơi đây vẫn luôn bám trụ, một lòng theo Đảng.

  “Bến sông, nước ngập tràn bờ, hiu hiu gió bấc lạnh bầm thịt da!..”, nghe gió bấc tôi lại nhớ lời cậu kể về Tết quê thời đó. Từ lúc đưa ông Táo về trời thì cả xóm bắt đầu chộn rộn kéo dài đến tận đêm giao thừa. Cuộc sống nghèo khó nhưng tiếng cười luôn rộn rã. Thanh niên thì đi chài, giăng lưới để bắt cá, tôm về làm khô, hoặc rọng lại để ăn trong mấy ngày Tết. Phụ nữ tính toán làm các loại bánh khéo. Vui nhất là quết bánh phồng. Để quết được ổ bánh cần người có sức khoẻ và sự phối hợp nhịp nhàng nên công việc này là do thanh niên đảm nhiệm. Và thường khi quết bánh phồng, nhiều gia đình liên kết vần công.

Cậu tôi bảo, khoảng đầu tháng Chạp là lúa, nếp đã chín vàng, trĩu hạt. Sau khi thu hoạch đem phơi se nhỏ rồi giê (dùng chiếu để tạo gió) cho thật  sạch, cho vào cối xay lấy hạt. Tiếp theo là đổ hạt vào cối đá dùng chày giã sạch, mang đi ngâm trước khi nấu thành xôi để quết bánh phồng.

Lúc đầu, xôi còn nóng dính cối nên người vùa (thường là những phụ nữ đứng tuổi có kinh nghiệm) phải dùng nước đậu xanh thấm tay, đảo liên tục. Lúc xôi đã được giã nhuyễn thì cho nước đường thắng, nước đậu xanh vào đến khi thấy bột bánh đạt yêu cầu, người bắt bánh nhanh chóng vo thành từng viên tròn rồi đưa sang cho người cán bánh. Công đoạn này phải được thực hiện nhanh tay, nếu không bánh bị nguội, cán không ra phải hấp lại, vừa tốn công mà lại ăn không ngon. Cuối cùng, những chiếc bánh phồng tròn xoe được trải lên chiếu lát hoặc mê bồ sạch và đem đi phơi.

Đến chiều 30 Tết, nhà nào cũng đỏ lửa ở một góc sân, trai, gái, trẻ nhỏ cùng quây quần canh chừng nồi bánh tét và chờ thưởng thức chiếc bánh phồng được mẹ nướng. Bánh chín căng phồng, xốp, ngọt, thấm đậm hương vị đồng quê.

Đoạn kết bài hát “Nhớ! Bầy còng gió trên bãi phù sa, với lũ bống sao bên dòng sông cạn. Dòng sông tôi tắm mát ngày nào…”, càng khiến tôi nhớ về vùng quê, nơi tôi được sinh ra trong thời điểm chiến tranh khốc liệt (mùa hè khói lửa 1972). Tôi theo gia đình rời khỏi kinh Ông Đơn khi lên 10 tuổi, tính đến nay đã hơn 30 năm và cũng ngần ấy thời gian phải lo học hành, bận bịu mưu sinh nên tôi chưa có dịp về trở lại nơi chôn nhau cắt rốn.

Tết này, tôi sẽ về thăm quê. Nghe nói, kinh Ông Đơn giờ đây đã chuyển dịch cơ cấu sản xuất, “rừng xưa, mùi đồng cỏ non, liếp chuối, bờ ao, cây dừa toả bóng” và cả bông bồn bồn bung trắng đồng bưng theo mùa gió bấc... đã không còn. Đời sống người dân được nâng lên, “mái lá đơn sơ ấm chiều bếp khói, quê nghèo mấy bận gieo neo…” được thay thế bằng những căn nhà tường kiên cố, lộ thẳng tắp nối liền với trung tâm huyện lỵ Đầm Dơi. Tất cả đã thay đổi so với ký ức ngày xưa của tôi, nhưng chắc một điều, tình làng nghĩa xóm sẽ không phai nhạt theo thời gian, con người nơi đây vẫn sáng ngời truyền thống cách mạng, tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết trên bước đường xây dựng nông thôn mới./.

Xuân Huyền

Tám Nhanh làm giàu

(CMO) Thực ra gọi ông là Tám Nhanh là theo thứ bên vợ, bà Tám Nhã (Trần Thị Nhã). Ông Tám Nhanh sinh năm 1963, là con duy nhất của Liệt sĩ Võ Văn Năm. Cha ông hy sinh khi bà Nguyễn Thị Dẽ đang mang thai ông.

Nét chấm phá từ bức tranh giảm nghèo

(CMO) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,76%, vượt kế hoạch đề ra, tương đương với 687 hộ đã vươn lên thoát nghèo. Đời sống của người dân đang từng ngày khởi sắc, bức tranh kinh tế - xã hội huyện nhà có nhiều thay đổi. Năm nay, bà con huyện Ngọc Hiển đón cái Tết ấm no, sung túc hơn.

50 năm - vọng mãi bản anh hùng ca

(CMO) Tết này nữa là tròn 50 năm cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Trong khí thế hừng hực của cách mạng miền nam, ngày ấy quân và dân Cà Mau đã thấy hoà bình, thống nhất đang đến thật gần.

Năm mới thắng lợi mới

(CMO) Năm 2017, trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song, với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tỉnh nhà tiếp tục chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Đây là nỗ lực lớn, là tiền đề quan trọng để Cà Mau thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ của năm bản lề 2018.

Vững tâm bước vào năm mới

(CMO) Là tỉnh cách xa trung tâm chính trị, kinh tế của vùng và cả nước, điều kiện đi lại hết sức khó khăn; là "đứa con út chót" ở nơi cuối cùng Tổ quốc giữ gìn biên cương lãnh thổ nên Cà Mau được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước.

Cho ngày xuân bình yên

(CMO) Không khí xuân đã tràn ngập trên các nẻo đường, người người, nhà nhà nô nức xuống phố hoà vào lễ hội của mùa xuân. Hoà trong dòng người ngược xuôi, tấp nập là hình ảnh các lực lượng làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự. họ luôn căng mình, túc trực 24/24, giữ bình yên cho ngày xuân.

Trao nông dân cơ hội làm giàu

(CMO) Năm 2017, huyện Thới Bình mạnh dạn tổ chức và liên kết thực hiện nhiều mô hình sản xuất mới, cách làm hay mang lại hiệu quả thiết thực, được nhiều nông dân quan tâm áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả cao.

Chó "độc nhãn"

(CMO) Quê tôi, mùng Ba Tết là ngày mặc định ai có con "gửi" thầy cúng đều mang nhang, đèn, gà thả vườn đến vái lạy, thay tom. Nhà tôi hơn mười năm trở lại đây cũng được cái vinh hạnh gần giống vậy. Người nhờ vả, người đồn đại theo hướng tôn vinh nhưng sau trước gì cũng vẹn tình, quà cáp hoặc phong thư... Có điều, họ không "thần tượng" tôi mà là con chó “độc nhãn”.

Trên dòng kinh Tám Khệnh

(CMO) Dòng kinh Tám Khệnh hôm nay trong tiết trời se se lạnh bỗng trở nên nhộn nhịp lạ thường. Những chiếc ghe chở cá tươi nối đuôi nhau cập bến. Không cần đợi lệnh phân công của ông chủ, lần lượt nhóm thanh niên khuân vác cá lên bờ, còn nhân công làm thuê thì bắt tay vào công việc thường nhật: phân loại cá, làm cá, phơi cá. Tiếng trò chuyện, tiếng nói cười huyên náo cả một khúc sông.

Động lực giảm nghèo

(CMO) Đảng viên giúp đỡ hộ nghèo là việc làm không mới đối với huyện Phú Tân và trở thành một trong những tiêu chí đánh giá đảng viên, tổ chức Đảng hằng năm. Song, cái mới ở đây là sự phối hợp chặt chẽ thực hiện các giải pháp đồng bộ, từ đó, tạo động lực, niềm tin để hộ nghèo phấn đấu tự vươn lên, không trông chờ, ỷ lại.