ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 06:45:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðại biểu dân cử - Chức vị cao quý

Báo Cà Mau (CMO) Đầu năm 1946, ngay sau khi lập quốc, dù Nhà nước non trẻ đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc, nhưng một trong những công việc tối quan trọng đầu tiên mà Bác Hồ và Ðảng gấp rút tiến hành là cuộc tổng tuyển cử toàn quốc. Người Việt Nam lần đầu tiên cầm lá phiếu đi bầu cử, cũng là dấu mốc thay đổi từ thân phận nô lệ thuộc địa sang vị thế công dân của một quốc gia độc lập. Cũng từ đó, danh từ “đại biểu dân cử” xuất hiện, không đơn thuần là chức vị, mà còn là biểu tượng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Ðại biểu của dân phải là những người xứng đáng nhất, ưu tú nhất, tiêu biểu nhất, tin cậy nhất. Ðại biểu của dân phải vì lợi ích chính đáng của Nhân dân, xứng đáng với lá phiếu mà cử tri đã bỏ cho mình.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm và làm việc tại Cà Mau - tháng 11/2020.

Cả nước đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Ðây là ngày hội lớn của toàn dân, nơi thể hiện ý thức về quyền làm chủ của mỗi công dân Việt Nam. Có lẽ chưa bao giờ, hoạt động của Quốc hội và HÐND các cấp lại thu hút được sự quan tâm sâu rộng của xã hội như thời gian vừa qua. Dấu mốc thay đổi quan trọng có thể khẳng định chính là việc truyền trực tiếp nội dung phiên họp, đặc biệt là phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội, HÐND cấp tỉnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Ít người biết rằng, ý tưởng này xuất phát từ nguyên Uỷ viên BCH Trung ương Ðảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão (đã từ trần).

Xin ghi lại một đoạn tư liệu về đề xuất của ông Vũ Mão như sau: “Quốc hội ta là Quốc hội của dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chúng ta có thể tăng thêm thời lượng phát thanh và truyền hình trực tiếp để dân biết và giám sát hoạt động của các vị đại biểu Quốc hội và các thành viên Chính phủ, cụ thể như phiên chất vấn, trả lời chất vấn, giám sát tối cao tại kỳ họp, thảo luận về kinh tế - xã hội... Cần tạo điều kiện để phóng viên được tác nghiệp nhiều hơn tại hội trường, tại các uỷ ban của Quốc hội nhằm đưa thông tin hoạt động của Quốc hội đến nhanh hơn với Nhân dân và cử tri cả nước; nâng cao chất lượng ghi âm, ghi hình các phiên làm việc của Quốc hội để chúng ta có những cuốn kỷ yếu chính xác, trung thực cho đời sau...”. Sự kiện này diễn ra ngay vào những năm đầu thập niên 90, thế kỷ XX.

Cũng từ thời điểm ấy, mỗi kỳ họp của Quốc hội, Nhân dân cả nước có điều kiện dõi theo. Từ nghị trường Quốc hội, những vấn đề hệ trọng của quốc gia, dân tộc được thảo luận, bàn bạc. Cử tri biết ngành nào làm tốt, lãnh đạo nào làm tốt, và trái lại, những vấn đề nổi cộm, gai góc của đất nước cũng được mổ xẻ một cách sòng phẳng. Nghị trường ngày càng sinh động với những ý kiến xác đáng, rất “đời” của các đại biểu. Có những đại biểu Quốc hội đã tạo được “thương hiệu”, những câu nói của nhiều đại biểu gây “nổi sóng” dư luận, trở thành trend của xã hội. Lấy ví dụ như phát biểu của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải, Ðoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang: “Bò đi lạc vào nhà quan. Quan đi lạc vào hộ cận nghèo”, nói về những bất cập trong việc hỗ trợ và bình xét hộ nghèo ở một số địa phương. Câu nói ấy phổ biến đến mức, khi thấy việc hỗ trợ, bình xét hộ nghèo có vấn đề, người ta liền cảm thán “bò đi lạc vào nhà quan mất rồi”.

Trước đây, một người bà con của tôi, khi nghe thông tin về các cuộc tiếp xúc cử tri thì tỏ ra rất thờ ơ. Cái lý của ông ấy thế này: “Ði làm gì cho mệt. Vô đó chủ yếu là cán bộ xã, dân thì lựa chọn cán bộ hưu trí, lão thành cách mạng. Cả câu hỏi cũng phải đưa trước để người ta sắp xếp. Nói chung là toàn cán bộ tiếp xúc với cán bộ, chớ cử tri được mấy người”. Chưa hết, ông này còn nói thêm: “Có đề xuất, kiến nghị thì cũng hứa để đó, rồi chìm xuồng”. Tâm trạng của người bà con này không phải hoàn toàn vô lý. Nó có lý đến mức nhiều lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Quốc hội phải chấn chỉnh: “Ðừng để tiếp xúc cử tri mà bố trí thành phần toàn cán bộ”. Và sau đó là quyết tâm đổi mới, thay đổi, đã hứa với Nhân dân thì phải theo đến cùng tận vấn đề, hậu kiểm, hậu giám sát và báo cáo lại với cử tri đàng hoàng.

Vậy mà cũng người bà con ấy, dạo gần đây hăng hái đi dự các cuộc tiếp xúc - một sự thay đổi lớn. Cái lý của ông ấy nêu ra như sau: “Coi họp Quốc hội mà sướng hết cả người. Ðại biểu phải dám ăn, dám nói, dám chịu trách nhiệm và dám vì lợi ích chung như thế chớ”. Các cuộc tiếp xúc ở xã, ông ấy luôn là một trong những người có mặt sớm nhất. Ông nói rằng: “Ðại biểu HÐND của xã, của huyện, của tỉnh Cà Mau mình giờ gần dân, hiểu dân, nghe dân nói và rất uy tín, đã cam kết là có phản hồi cho cử tri”. Ông còn khoe: “Nhờ ý kiến của tao mà con lộ... mới làm, con kênh... mới nạo vét, chỗ... bớt ô nhiễm, trộm cắp bớt hoành hành”. Thật ra, có một chân lý giản dị, nếu người đại biểu làm tốt chức phận, được dân tin thì sẽ nhận được sự quan tâm, ủng hộ của cử tri. Ðại biểu có tốt thì HÐND, Quốc hội mới tốt.

Má tôi, gần 70 tuổi, trình độ lớp 4 trường làng, giỏi “tính rợ”. Trước đây, có bầu cử, má sẵn đường chở xuồng gạo ra chợ ghé chỗ bỏ phiếu mần “một cục” đại diện cho cả nhà. Cuộc mưu sinh còn chưa tính kịp, huống hồ gì coi tiểu sử ứng cử viên. Không ít người giống má tôi. Thế nên, bầu cử chỉ là chuyện cho có lệ, rồi sau đó ai trúng, ai trật cũng không ảnh hưởng đến hoà bình thế giới. Nhưng bỗng một hôm, má ngồi coi thời sự rồi nói, “mình bầu mà trúng mấy ông tham ô, tham nhũng, đục khoét của dân, mà dân trong đó có mình, là bậy rồi”. Má còn nói, “tuổi tao hổng biết còn được mấy kỳ bầu cử nữa, nhưng bây giờ đi bầu là phải lựa à”. Tâm trạng và sự thay đổi của má tôi, có lẽ cũng là tâm trạng của hầu hết cử tri hiện tại. Một điều hết sức đáng mừng.

Trước thời đại Hồ Chí Minh, danh từ “ông Hội”, “bà Hội” biểu thị cho địa vị xã hội, đặc lợi đặc quyền của một nhóm người nhỏ “ăn trên ngồi trốc” chuyên đi “đè đầu cỡi cổ” dân đen. Còn hôm nay, "đại biểu Quốc hội", "đại biểu HÐND" là những danh từ cao quý nhất mà những cá nhân xứng đáng được cử tri gởi gắm niềm tin, kỳ vọng qua lá phiếu. Ðại biểu dân cử cũng là của dân, do dân và vì dân. Ðại biểu không xứng đáng sẽ bị đào thải. Ðại biểu dân cử là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm. Làm đại biểu dân cử không phải là để hưởng phú quý, vinh quang, bổng lộc đãi ngộ, mà là để lo cho dân, cho nước./.

 

Phạm Quốc Rin

 

Sách lý luận chính trị bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Sách lý luận chính trị được ví như cẩm nang của cán bộ, đảng viên, chuyên cung cấp hệ thống tri thức về lĩnh vực chính trị, kết quả hoạt động nghiên cứu lý luận và thực tiễn chính trị qua từng giai đoạn lịch sử, có tính kế thừa và phát triển. Sách lý luận chính trị rất “kén” người đọc, bởi nội dung còn khô khan. Song, giá trị của sách lý luận chính trị vô cùng to lớn, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng.

Phụ nữ khẳng định tầm quan trọng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Phụ nữ có vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Vì phụ nữ vừa là lực lượng trực tiếp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, vừa là đối tượng mà các thế lực thù địch nhắm tới hòng thực hiện âm mưu chống phá Ðảng, Nhà nước và chế độ ta. Ðể bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng phải đặc biệt quan tâm đến phụ nữ và công tác phụ nữ trong tình hình mới.

Ðảng viên lan toả thông tin tích cực

Với phương châm lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, việc thường xuyên chia sẻ, lan toả thông tin tích cực khi sử dụng mạng xã hội của đội ngũ đảng viên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng hiện nay.

Báo chí khẳng định vai trò trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng - Bài cuối: Xứng đáng hơn nữa trên mặt trận tư tưởng

Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là công việc của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò quan trọng của báo chí. Nhận thức được trọng trách là công cụ đắc lực, vũ khí sắc bén của Ðảng trên mặt trận tư tưởng, các cơ quan báo chí cần phát huy hơn nữa những mặt tích cực; khắc phục những hạn chế, khó khăn; đề ra và thực hiện những giải pháp tối ưu, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền trong tình hình mới.

Báo chí khẳng định vai trò trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng - Bài 1: Báo chí đồng hành cùng thời đại

Trong từng giai đoạn lịch sử của dân tộc, báo chí luôn đóng vai trò quan trọng, là vũ khí, công cụ đắc lực của Ðảng trên mặt trận văn hoá, tư tưởng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ðảng ta luôn đề cao vai trò báo chí từ buổi sơ khai của công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đến thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng. Nhất là trong giai đoạn cả hệ thống chính trị ra sức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, thì vai trò của báo chí càng được đặc biệt quan tâm.

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết bảo vệ Ðảng, bảo vệ chế độ

Thời gian qua, các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân ngày càng nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết số 43-NQ/TW (Nghị quyết số 43), ngày 24/11/2023, của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khoá XIII về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, đã tiếp tục kế thừa, khẳng định đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, mở rộng đối ngoại.

Tuổi trẻ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những năm qua, đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) thị trấn Cái Ðôi Vàm luôn là lực lượng tiên phong trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Qua đó, góp phần cùng cấp uỷ, chính quyền bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, đồng thời xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên trong thời đại mới.

Nhận diện và đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc trên không gian mạng

Ðấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, phản động để bảo vệ Ðảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ đất nước và Nhân dân là nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi người con đất Việt, đó cũng chính là bảo vệ sự ổn định và phát triển của đất nước và dân tộc ta. Tinh thần đoàn kết, gắn bó keo sơn của dân tộc ta tạo thành khối đại đoàn kết mà hạt nhân lãnh đạo là Ðảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động sẽ chiến thắng mọi kẻ thù, các thế lực phản động.

Sức sống xanh của tuổi trẻ

Ðể bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, hơn ai hết, thanh niên phải được xác định là một trong những lực lượng nòng cốt, tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ này.

Rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và coi trọng sự nghiệp “trồng người”, đặc biệt là người hiền tài, đức độ. Người khẳng định: “Có tài phải có đức” [1] và “Ðức phải có trước tài” [2]. Bởi “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.