ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 08:41:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đám giỗ vùng quê

Báo Cà Mau (CMO) Tờ mờ sáng, mưa rả rích hoà theo tiếng dế réo rắt bên tai, tôi nhỏm người dậy đã thấy mẹ khăn gói chỉnh tề nên vội hỏi: “Mẹ đi đâu đó?”. Thì ra, mẹ tôi đi gói bánh để chuẩn bị đám giỗ ông cố. Ấy vậy mà tôi lại quên mất ngày đặc biệt này.

Gói bánh ú, bánh tét, bánh ít là tục lệ không thể thiếu ở quê trong những dịp đám giỗ. Trước đó mấy ngày, ông nội tôi đã đi chặt lá chuối sau vườn. Còn bà nội thì tướt lá chuối thành từng miếng rồi lau sạch, xếp chồng lên nhau một cách thật ngăn nắp.

 Không khí đầm ấm đám giỗ quê.

Bà nội có gần chục người con dâu, kể cả mẹ tôi. Mấy thím, mấy bác, mỗi người một khâu. Người thì trút đậu xanh, người thì nhào nhân đậu, còn lại thi nhau gói bánh. Trên bộ ván ngựa dài ngoằng cũ kỹ, mọi người quây quần bên nhau. Tiếng nói cười rôm rả khi kể cho nhau nghe những câu chuyện phiếm, chuyện tiếu lâm. Một góc khác, tụi nhỏ chăm chú nghe bà nội kể về câu chuyện xa xưa và nhắc lại chuyện công đức, nết tốt của ông bà, người đã mất. Qua mỗi câu chuyện kể, bà thường gởi gắm thông điệp sống cho các cháu nhỏ.

Buổi chiều cúng tiên thường, ngày hôm sau mới là chánh giỗ nhưng không khí đã diễn ra rất rôm rã. Đấng nam nhi thì chọn việc như giết mổ gà, lợn, vịt. Còn phụ nữ thì nấu nướng, cắt tỉa rau củ…Tôi thích nhất là món lẩu ngọt thập cẩm mà đám giỗ nào bà nội cũng nấu. Trong nồi lẩu ấy, được trang trí bông hoa đẹp mắt bằng cà rốt, ớt, hành lá… và nhiều loại chả cá, lòng vịt, thịt heo, tôm… Dẫu bây giờ, tôi có đi dự tiệc nhiều nơi, được thưởng thức các món ăn khác nhau nhưng cũng không thể nào quên được mùi vị của nồi lẩu bà nấu.

Hôm cúng tiên thường, người thân xúm xít cùng nhau ăn uống, chuyện trò, những người ở xa đến thì ngủ lại để chờ đến sáng mai cúng chính. Đêm đó là dịp những người thân quyến lâu ngày gặp lại, kể cho nhau nghe chuyện đã xảy ra với mình. Theo tục lệ ngày xưa, cúng giỗ thường cúng đến đời ông bà sơ trở xuống ông bà cố, ông bà nội và cha mẹ. Đám giỗ tổ tiên không chỉ là dịp để con cháu thể hiện đạo hiếu, hướng về nguồn cội mà đó còn là dịp để thắt chặt tình làng, nghĩa xóm và giúp chúng ta hiểu hơn về bản sắc văn hoá dân tộc. Đến đám giỗ, chòm xóm chủ yếu góp công, góp sức, chớ phong tục quê tôi thì không nhận tiền cúng hay quà cáp. Người ta gọi nôm na là “làm vần công”… Vậy mà, sau khi về, chủ nhà lại không quên dúi vào tay người bà con xa bọc ni lông đựng ít bánh trái. Với chòm xóm chung quanh thì gia chủ cũng không quên chia sớt chút đồ ăn còn lại cho những ai đã góp công phụ giúp trong đám giỗ.

Mấy năm là sinh viên xa nhà, tôi nhớ da diết cái mùi vị nồi lẩu bà nấu và không khí đầm ấm của đám giỗ quê. Nhưng giờ đây, có lẽ may mắn hơn nhiều người vì mỗi dịp dòng tộc có đám giỗ tổ tiên, tôi đều có mặt để tham dự và thấm nhuần phong tục, lễ nghi, nét văn hoá này./.

 Trầm Ngọc

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).