ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 26-7-25 08:54:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðam mê học Lịch sử

Báo Cà Mau (CMO) Kỳ thi tốt nghiệp THPT cận kề, những ngày này, tại nhiều điểm trường, học sinh khối 12 đang gấp rút ôn tập và luyện đề. Riêng đối với bộ môn Lịch sử, học sinh rất nghiêm túc tiếp thu kiến thức, nhằm đạt kết quả cao nhất. Ðây là một trong những môn quan trọng để xét tuyển đại học.

Yêu Sử qua từng sự kiện

Ðối với những học sinh có niềm đam mê với môn Lịch sử, dù trong thời gian chạy nước rút ôn thi tốt nghiệp nhưng mỗi ngày các em đều dành khoảng thời gian riêng để đến với bộ môn yêu thích.

Em Trần Ngọc Diệp, lớp 12I, Trường THPT Hồ Thị Kỷ (Phường 2, TP Cà Mau), chia sẻ: “Ngay từ tiểu học em đã thích môn Lịch sử và những gì liên quan đến sử học".

Em Lê Ngọc Bích, lớp 12F, Trường THCS&THPT Lý Văn Lâm (TP Cà Mau), là một trong những học sinh “cháy” hết mình với môn Lịch sử. Ðiểm trung bình môn của em luôn đạt ở 9.0. Ðây là kết quả cho sự nỗ lực cố gắng học tập trong năm cuối cấp của em. Ngọc Bích cho biết: “Trong tất cả các giai đoạn, em ấn tượng nhất là lúc Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng. Với em, môn Sử không chỉ quá thú vị mà còn rất đáng để nghiên cứu. Vì đam mê bộ môn này mà em quyết định chọn nộp hồ sơ vào ngành Sư phạm Lịch sử của Trường Ðại học Cần Thơ”.

Giáo viên ra đề và cho kiểm tra, giải đề trên lớp. (Ảnh chụp tại Trường THCS&THPT Lý Văn Lâm, TP Cà Mau).

Một trong những cách truyền lửa đam mê bộ môn Lịch sử đối với học sinh chính là những giáo viên đảm trách bộ môn này, không chỉ hiểu tâm lý học sinh mà còn phải linh hoạt, sáng tạo trong từng tiết dạy.

Cô Ong Hồng Kim, giáo viên dạy sử Trường THPT Hồ Thị Kỷ, chia sẻ: “Trước hết phải làm công tác tư tưởng để học sinh biết được học Sử là để biết cội nguồn cha ông, biết sự kiện diễn ra trong quá khứ, hiểu được vì sao các em có được cuộc sống như hiện tại; từ đó trân trọng, gìn giữ những cống hiến của cha ông, của những người đi trước. Thực tiễn cho thấy, lịch sử đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm, từ đó giúp các em rút ra bài học thành công, nguyên nhân thất bại, vận dụng vào cuộc sống để sống tốt hơn”.

Trong giai đoạn này, đối với bộ môn Sử, giáo viên sẽ tiến hành ôn tập 4 tiết/tuần. Riêng đối với cô Hồng Kim, bên cạnh song hành luyện đề, sẽ tổ chức kiểm tra đánh giá, sau mỗi lần như vậy, học sinh nào có thành tích tốt sẽ được tặng những phần quà khích lệ nho nhỏ.

“Học sinh có sự chuyển biến, thay đổi tích cực ý thức tự học, tiếp thu môn Sử. Riêng tôi cảm thấy phấn khởi, thêm động lực để yêu nghề hơn”, cô Hồng Kim cho biết.

Quyết tâm cho kỳ thi cuối

Nói về những cơ hội, thách thức khi thi trắc nghiệm môn Lịch sử, cô Trần Bích Huyền, giáo viên môn Lịch Sử khối 11, 12, Trường THCS&THPT Lý Văn Lâm, chia sẻ: “Phương pháp thi trắc nghiệm đòi hỏi học sinh phải có kiến thức bao quát, sâu, nhớ dữ liệu, sự kiện nhiều. Do đó, nếu học sinh không có phương pháp ôn tập thích hợp, sẽ dễ rơi vào trường hợp chán nản, nhầm sự kiện”.

Mặc dù nắm vững kiến thức và khá tự tin với môn Lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, nhưng Ngọc Bích vẫn không chủ quan, với em, cấu trúc đề thi sẽ có sự phân biệt rạch ròi ở 4 câu hỏi nâng cao, dù chỉ chiếm 1/10 điểm, nhưng em vẫn rất chú tâm vào phần này.

Thầy Phạm Minh Nguyên, Phó hiệu trưởng Trường THCS&THPT Lý Văn Lâm, cho biết: "Ðể chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, từ đầu năm học, nhà trường bố trí thực hiện theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ đầu tháng 10 đến kết thúc học kỳ 1) tiến hành ôn tập theo từng bài của 9 môn thi tốt nghiệp với lịch 2 tiết/tuần. Giai đoạn 2 (từ đầu học kỳ 2 đến cuối học kỳ 2) vừa ôn tập củng cố vừa “cuốn chiếu” chương trình học kỳ 1, kiểm tra đánh giá qua các bài kiểm tra thường xuyên. Giai đoạn 3, Sau khi có đề minh hoạ của Bộ GD&ÐT, nhà trường họp các tổ trưởng bộ môn để phân tích cấu trúc đề minh hoạ, lập ra “ma trận đề” thành lập chuyên đề ôn tập cho học sinh".

Sau khi có công văn hoả tốc của UBND tỉnh, bắt đầu từ ngày 11-25/5, đối với các khối lớp từ 6-11, nhà trường sẽ chuyển sang hình thức dạy học Online, để kết thúc chương trình. Riêng khối 12 vẫn tổ chức giảng dạy trực tiếp để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, nếu phải giãn cách xã hội thì nhà trường vẫn không bị động, sẽ thực hiện ngay các phương án đã dự phòng từ trước, tức là chia nhỏ lớp ôn tập, mỗi lớp 20 học sinh và thực hiện dạy trực tuyến khi cần thiết. Riêng trong thời gian này vẫn khuyến khích học sinh đeo khẩu trang trong suốt quá trình lên lớp./.

 

Ngô Nhi

 

Học mà chơi - chơi mà học

Dịp hè, các lớp dạy năng khiếu diễn ra sôi động tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Cà Mau, được nhiều phụ huynh lựa chọn đăng ký cho con em theo học, qua đó giúp con vừa giải trí, vừa phát triển năng khiếu và hạn chế tiếp xúc các thiết bị điện tử.

"Trái ngọt" gọi tên vùng đất khó

Không nằm ở trung tâm, không sở hữu nhiều điều kiện học tập lý tưởng, nhưng Trường THPT Võ Văn Kiệt (xã Phước Long) và Trường THPT Ninh Quới (xã Ninh Quới) vẫn giữ vững thành tích 100% học sinh đậu tốt nghiệp THPT năm 2025. Giữa vùng khó đầy thử thách, 2 ngôi trường như mạch nguồn bền bỉ nuôi dưỡng khát vọng, vun bồi cây tri thức kết thành trái ngọt. Đó là tâm huyết, hành trình vượt khó, không ngơi nghỉ của cả thầy và trò. 

Hành trình chinh phục đỉnh cao tri thức của hai nam sinh Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển

Những ngày qua, hai nam sinh Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển: Nguyễn Ngọc Gia Bảo (lớp 12 chuyên Hóa) và Lê Trọng Nguyễn (lớp 12C3) đã mang về niềm tự hào cho gia đình, nhà trường và ngành giáo dục Cà Mau khi cùng đạt thành tích cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Những người bền bỉ "gieo chữ"

Không chỉ vững chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, cô Lê Thị Anh Thư và cô Lã Thị Thu Hương, giáo viên Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển (phường An Xuyên) còn là những tấm gương điển hình về lòng yêu nghề, sự tận tâm với học trò. Mới đây, cả hai vinh dự đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2025.

Thủ khoa Đất Mũi và hành trình mang ước mơ gửi vào màu áo lính

Võ Trương Gia Huấn, nam sinh Trường THPT chuyên Bạc Liêu (phường Bạc Liêu) không chỉ là thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của tỉnh Cà Mau với tổng điểm 37,5 mà còn đồng thời là thủ khoa khối A00 của tỉnh (Toán 10, Lý 10, Hóa 9,75). Phía sau thành tích đáng nể ấy là câu chuyện đẹp của một chàng trai tự học bền bỉ, sống chân thành, và có ước mơ giản dị: “Phục vụ đất nước trong màu áo Quân nhân”.

Thủ khoa duy nhất toàn quốc khối B00, quê Cà Mau

Em là Trần Đức Tài, nam sinh quê hương Sông Đốc, tỉnh Cà Mau, xuất sắc trở thành thủ khoa duy nhất toàn quốc khối B00 (Toán – Hóa – Sinh) trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Là học sinh Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến, TP Hồ Chí Minh, Đức Tài đạt điểm 10/10 ở cả ba môn, với tổng điểm 30 tuyệt đối.

Cà Mau: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 2025 trên 99%

Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa được công bố vào lúc 8 giờ sáng nay. Năm nay, tỉnh Cà Mau (cũ) có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,26%, tỉnh Bạc Liêu (cũ) có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,56%. Tỷ lệ tốt nghiệp của tỉnh Cà Mau (mới) đạt 99,37%.

Tỉnh Cà Mau có Tạp chí Khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tính điểm

Chiều 15/7, Trường Đại học Bạc Liêu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bạc Liêu (tạp chí in và tạp chí điện tử) và bổ nhiệm Tổng Biên tập.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh theo cha mẹ về Cà Mau công tác

Sau sáp nhập đơn vị hành chính, ngành giáo dục Cà Mau khẩn trương bố trí trường lớp cho hơn 450 học sinh theo cha mẹ từ tỉnh Bạc Liêu (cũ) chuyển về, với phương châm "vướng đâu gỡ đó", đảm bảo không để học sinh nào bị gián đoạn trước thềm năm học mới 2025-2026.

Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai quyết định về công tác cán bộ

Chiều 11/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ.