ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 7-5-25 21:28:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dân phản đối vì xây công viên che mất mặt tiền

Báo Cà Mau (CMO) Theo bà con ở đây, khoảng năm 1994, chợ Thới Bình lần đầu tiên được chỉnh trang lớn. Xây nhà lồng mới, ngay ngã ba sông Trẹm là dãy ki-ốt 2 lớp, phía trên mặt tiền là con đường trung tâm chợ (nay là đường Hồ Thị Kỷ, Khóm 8, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình), phía dưới hướng ra sông, lấy bến sông làm mặt tiền.

Những ki-ốt phía dưới ngay ngã ba sông, mùa này gió Nam từng hồi thốc thẳng vào cửa chính. Hơn 20 năm nay, năm nào mấy hộ sống dưới mé sông này cũng bỏ công be bờ, xịa cây để giữ bờ sông khỏi lở. Hơn 20 năm, họ như những con ong cần mẫn bồi đắp, người khá thì bồi được nhiều, người ít tiền hơn thì bỏ công gìn giữ, sao cho ngôi nhà của mình không sụp lún vì triền sông sạt lở.

Từ khi bán cho các hộ dân này dãy ki-ốt cặp ngã ba sông Trẹm để họ buôn bán, các cơ quan quản lý Nhà nước ở huyện Thới Bình hầu như "quên" luôn diễn tiến tự phát tại khu vực này. Để chống sạt lở, che chắn gió Nam mỗi mùa mưa, bà con nơi đây mỗi người một cách, dần dần lấn sông, cơi nới mặt tiền. Việc làm của dân nơi đây chưa hề được một cơ quan quản lý Nhà nước nào điều chỉnh. Hơn 20 năm qua, chưa hề có một hộ dân nào bị lập biên bản về hành vi lấn chiếm mặt nước sông hoặc cơi nới nhà trái phép.

Nhưng gần đây, 14 hộ dân dãy ki-ốt dưới mé sông, đoạn từ Đội Quản lý thị trường đến tiệm vàng ông Sến, nhận được quyết định về việc tháo dỡ công trình, nhà ở lấn chiếm đất công, khiến người dân sống trong tình trạng bất an vì sắp tới việc buôn bán, kinh doanh, an cư của nhiều nhà sẽ bị đảo lộn. 

UBND huyện muốn đặt một công viên nhỏ tại đây. Chủ các ki-ốt cặp mé sông đang phản đối kịch liệt bởi công viên sẽ chắn mất mặt tiền, sau này họ không buôn bán được. 

Ông Nguyễn Trung Sơn, người dân sinh sống tại đây hơn 30 năm, cho biết: “Năm 1994, gia đình tôi cũng như những hộ dân nơi đây, được Nhà nước bán lại ki-ốt trên đất có diện tích dài 4 m, ngang 3,5 m. Đất này nay đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lúc đó phía trước mặt dãy nhà này là sông nước, năm tháng trôi qua bờ sông sạt lở ngày càng nhiều nhưng lúc ấy địa phương không quan tâm đến vấn đề này. Năm 1997, bão số 5 làm tốc mái, gây sạt lở, ảnh hưởng nặng nề. Lúc này bà con nơi đây tự bỏ tiền, công sức ra để làm bờ kè chống sạt lở, cất nhà kiên cố 2,5 m và bồi đắp thêm ra sông hơn 8 m. Nay UBND huyện Thới Bình đòi lấy hết diện tích mặt bằng mà chúng tôi đã bỏ công bồi đắp”.

Chị Võ Thuỳ Trang phản ánh: “Khi chúng tôi xây dựng nhà kiên cố trên đất tự mình bồi đắp, địa phương không xuống lập biên bản ngay từ lúc đầu. Đến năm 2016, Nhà nước làm bờ kè và lót gạch làm đường đi bộ, đến năm 2017 thì gởi thông báo yêu cầu tháo dỡ nhà cửa đúng theo khuôn khổ ki-ốt trước đây. Nếu như vậy phải bồi thường tổn thất, công bồi đắp để chúng tôi xây dựng lại nhà để ở”. 

Chị Trang bức xúc: "Nói là đất công thì không đúng vì đất dưới sông nước, chúng tôi kè lên thành bờ, thành nền thì không nằm trong sổ bộ của địa chính. Trong khi đó, ở các địa phương khác chính quyền cho lấn sông, lấn biển để dân ở, còn nơi chúng tôi đang sống yên ổn mấy chục năm rồi lại tháo dỡ, như vậy thiệt thòi cho chúng tôi". 

Ông Nguyễn Long than: “Gia đình tôi sinh sống và buôn bán, kinh doanh tại đây trên 24 năm. Tôi sang lại ki-ốt này do có mặt tiền là sông để buôn bán, nay huyện có chủ trương lấy lại làm công viên, đặt công viên chình ình chắn mất mặt tiền làm sao tôi buôn bán đây. Gia đình tôi chưa chấp hành quyết định thu hồi đất do chờ chính quyền giải toả trắng để đi nơi khác làm ăn. Đất mặt tiền bị thu hồi sẽ bế tắc lối đi ra vào vận chuyển hàng hoá, không thể kinh doanh".

“Chúng tôi rất đồng thuận với chủ trương của Đảng, Nhà nước nhưng mong cơ quan chức năng xem xét lại cho người dân chúng tôi đúng theo quy định của pháp luật, thấu tình đạt lý, hài hoà lợi ích của các bên. Chúng tôi muốn UBND huyện xem xét thấu đáo những yêu cầu của dân chúng tôi nơi đây qua các cuộc họp dân, đối thoại về vấn đề này”, ông Long mong mỏi. 

Ông Lê Tiến Phong, Chủ tịch UBND thị trấn Thới Bình, cho biết: “Khi họp dân họ có mong muốn được mua thêm phần đất đó, UBND thị trấn cũng đã ghi nhận ý kiến, nhưng sau này UBND huyện đã gửi văn bản không thống nhất, trước đây Nhà nước bán bao nhiêu thì sử dụng bấy nhiêu”.

“Việc thực hiện tháo dỡ công trình, nhà ở này là do UBND huyện chỉ đạo, địa phương chỉ làm công tác phối hợp. Chúng tôi đã vận động xuyên suốt nhưng nhiều hộ chưa thông, một dãy 14 hộ, nhưng nay mới có 4 hộ thực hiện. Sắp tới địa phương sẽ áp dụng hình thức xử phạt hành chính vì đã nhiều lần thông báo”.

Việc tháo dỡ công trình, nhà ở trên đất mà dân đã có công bồi đắp, gìn giữ qua hàng chục năm để làm công viên, nhưng không có phương án hỗ trợ, của huyện Thới Bình còn nhiều ý kiến trái chiều. Thiết nghĩ, UBND huyện Thới Bình cần tổ chức đối thoại lại, thống nhất với dân trên tinh thần trách nhiệm, chia sẻ lợi ích, hài hoà, đảm bảo cho người bị thu hồi đất có chỗ nơi kinh doanh, sinh sống tốt, bởi khi mua ki-ốt, mục đích chính của họ là để buôn bán chứ không phải để nghỉ dưỡng./.

Kim Liếu

Liên kết hữu ích

Ðẩy mạnh cải cách hành chính song hành sắp xếp bộ máy

Phát huy kết quả đạt được đã qua trong công tác CCHC, bước sang năm 2025, Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh đổi mới thể chế, sắp xếp bộ máy tinh gọn gắn với xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, hướng đến kiến tạo một nền hành chính hiện đại, thân thiện và tận tâm phục vụ Nhân dân.

Khánh Thuận sáng kiến cải cách hành chính

Mô hình tổng đài cải cách hành chính (CCHC), thiết lập tài khoản Zalo hỗ trợ người dân tiếp cận kê khai giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện hiệu quả công tác CCHC, chuyển đổi số tại địa phương.

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.