Lời dạy của Bác đã thấm nhuần trong ngót 85 năm truyền thống công tác dân vận. Năm 2009, phong trào thi đua yêu nước với các mô hình “Dân vận khéo” đã được phát động rộng rãi trong toàn quốc. Tiếp đến, năm 2010, công tác dân vận lại gắn với một nhiệm vụ mới: Dân vận với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chương trình đã tạo nên một cao trào thi đua, huy động Nhân dân cùng gìn giữ và dựng xây Tổ quốc.
Lời dạy của Bác đã thấm nhuần trong ngót 85 năm truyền thống công tác dân vận. Năm 2009, phong trào thi đua yêu nước với các mô hình “Dân vận khéo” đã được phát động rộng rãi trong toàn quốc. Tiếp đến, năm 2010, công tác dân vận lại gắn với một nhiệm vụ mới: Dân vận với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chương trình đã tạo nên một cao trào thi đua, huy động Nhân dân cùng gìn giữ và dựng xây Tổ quốc.
Trong thành tựu chung của Cà Mau, công tác dân vận nói chung, mô hình Dân vận khéo nói riêng chính là “điều tạo ra sự khác biệt”. Ông Nguyễn Hoàng Thám, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh uỷ Cà Mau, khẳng định: “Mô hình Dân vận khéo, cùng với quá trình xây dựng nông thôn mới chính là điểm nhấn nổi trội của công tác dân vận trong nhiệm kỳ qua. Từ đó công tác dân vận đã có sự bứt phá, đi vào chiều sâu, tạo được sự cộng hưởng to lớn của toàn xã hội”.
Một cao trào thi đua yêu nước
Năm 2014, được đánh giá là “năm bội thu” của các mô hình “Dân vận khéo” khi có gần 1.200 mô hình đăng ký và triển khai. Sự tham gia của tất cả các cấp uỷ, hệ thống chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ tuyến tỉnh đến cơ sở đã cho thấy sức hút mạnh mẽ của phong trào này. Ông Thám thông tin: “Đây là một tín hiệu tích cực, thể hiện ý thức sâu sắc của toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác dân vận. Thiết thực hơn, dân vận phải làm lợi cho dân, được người dân đồng thuận ủng hộ, phải tạo ra được hiệu quả cụ thể, để người dân cùng góp sức vào tất cả các công việc chung”. Dân vận khéo đã khẳng định vững chắc nguyên tắc đất nước do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ.
Thực hiện lời Bác dạy “Thương binh tàn nhưng không phế”, các cấp Hội Cựu chiến binh tỉnh Cà Mau phát động nhiều phong trào thiết thực, trong đó có đẩy mạnh sản xuất đa canh, mang lại hiệu quả cao. Ảnh: NHẬT HUY |
Năm 2014 cũng đánh một dấu mốc đặc biệt quan trọng trong việc kiện toàn bộ máy làm công tác dân vận Cà Mau khi 949/949 ấp, khóm đều đã thành lập tổ dân vận. Trong đó, 50% tổ dân vận đã đi vào hoạt động, được đánh giá, xếp loại tích cực.
Điều đặc biệt hơn, ở tuyến xã, phường các ban đảng làm công tác dân vận chỉ cơ cấu thành khối vận do cán bộ địa phương kiêm nhiệm và không có trợ cấp. Nhưng cũng từ đây, bản chất tự nguyện, tự giác và xuyên suốt của công tác dân vận càng được thể hiện rõ nét. Ông Thám chia sẻ: “Với đặc thù này, chúng tôi chân thành ghi nhận sự nỗ lực của các cán bộ làm công tác dân vận cơ sở, dù không có quyền lợi về kinh tế, công việc bề bộn nhưng chưa một phút nào anh em nghỉ ngơi và than phiền”. Cũng theo lời ông Thám, chính từ những tuyến cơ sở các mô hình Dân vận khéo điển hình đã xuất hiện, những mô hình tiên phong, nhân văn, hiệu quả giúp người nông dân thoát khỏi đói nghèo, thi đua sản xuất, thực hiện được ước mơ hoài bão bao đời.
Riêng trong chương trình xây dựng nông thôn mới, Dân vận khéo đã đóng góp quan trọng cho sự thành công ở từng nơi, từng lĩnh vực. Toàn tỉnh đã có 3 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí; trên 10 tiêu chí là 32 xã và bộ phận còn lại cũng đang không ngừng quá trình xây dựng, hoàn thiện với tốc độ và chất lượng tin cậy. Sức dân đóng góp vào quá trình 4 năm xây dựng nông thôn được quy thành con số ấn tượng, trên 805 tỷ đồng (trong tổng số trên 1.800 tỷ đồng).
Để mang lại hạnh phúc cho nhân dân
Về thăm lại mảnh đất U Minh những ngày giáp Tết, chúng tôi được chị Trịnh Ngọc Dung, Phó Trưởng Ban Dân vận Huyện uỷ, chia sẻ: “Dân vận khéo của huyện được đăng ký rộng khắp ở các lĩnh vực, điều đáng mừng là những mô hình đều được triển khai với tinh thần trách nhiệm và hiệu quả cao”. Dân vận khéo, qua lời chị Dung giản dị là: “Giúp bà con hiểu để phấn đấu lao động, làm ăn có tính toán, trong tình nghĩa và sự giúp sức của địa phương và làng xóm thì cuộc sống chẳng mấy chốc sẽ khá lên”.
Anh Vũ Hà Bắc, Trưởng Khối vận xã Khánh Lâm, bộc bạch: “Địa phương đã rất cân nhắc khi lựa chọn các mô hình đăng ký. Mình đăng ký là phải làm được, làm hiệu quả và làm sao để điều kiện sống của bà con được nâng lên mọi mặt”. Khắc phục nhiều khó khăn, Khánh Lâm trong năm thực hiện 6 mô hình “Dân vận khéo”, theo lời đánh giá của chị Dung là “vừa sức, sát thực tế, hiệu quả thiết thực và nhận được sự quan tâm của người dân”.
Theo ông Phạm Công Đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Lâm, thì việc nêu gương, hoàn thiện nhân cách, phẩm chất của người cán bộ, đảng viên là nguồn gốc để làm tốt mọi việc. Công tác dân vận hay bất kỳ công tác nào khác, yếu tố quyết định vẫn là con người, ở đâu con người có nhiệt tâm, có trình độ, gần dân, hiểu dân thì việc khó đến đâu cũng có thể làm được./.
Phạm Quốc Rin