ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 09:23:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đảng bộ Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu: Không ngừng phát huy hiệu quả mô hình “Xây dựng thư viện học tập và làm theo Bác”

Báo Cà Mau

 

Thời gian qua, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu đã ban hành Nghị quyết 30 về “Xây dựng thư viện học tập và làm theo Bác” với mục tiêu: phát huy tối đa kết quả sáng tạo, trí tuệ của tập thể nhằm nâng cao hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; hình thành nền nếp văn hóa học đường, khơi dậy văn hóa đọc trong toàn trường và xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng, giao thoa văn hóa...

Cắt băng khánh thành công trình thư viện học tập và làm theo Bác.

TẠO RA GIÁ TRỊ VĂN HÓA

Mô hình “Xây dựng thư viện học tập và làm theo Bác” được xây dựng trên cơ sở thư viện trường với tổng diện tích 500m2, gồm: không gian tưởng niệm về Bác, phòng trưng bày tư liệu về Bác và phòng đọc sách về Bác.

Để triển khai, huy động nguồn lực thực hiện mô hình, BCH Đảng bộ nhà trường đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp theo tinh thần Nghị quyết 30 của Đảng ủy trường. Qua đó tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa và đề cao vai trò, trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng cùng học sinh, sinh viên (HS-SV) về việc xây dựng thư viện học tập và làm theo Bác; huy động toàn thể đảng viên, HS-SV của nhà trường và cộng đồng tham gia xây dựng mô hình.

Cụ thể, toàn thể đảng viên trong nhà trường tham gia đóng góp đúc tượng đồng chân dung Bác và huy động đảng viên, HS-SV, cộng đồng đóng góp sách cho thư viện với số đầu sách hiện tại là gần 500 cuốn sách viết về Bác. Cùng với đó là các việc làm rất cụ thể như: BCH Đảng bộ và Chi bộ Hành chính - Quản trị xây dựng “Không gian tưởng niệm về Bác”; Chi bộ Đào tạo xây dựng “Phòng trưng bày tư liệu về Bác” và Chi bộ Công tác học sinh xây dựng “Phòng đọc sách về Bác”…

Mô hình “Xây dựng thư viện học tập và làm theo Bác” được BCH Đảng bộ trường triển khai từ năm 2023 và đến nay không ngừng phát huy kết quả. Đó là duy trì thường xuyên hoạt động đọc sách, báo, tư liệu về Bác gắn với từng chuyên đề cụ thể, nhằm phát triển văn hóa đọc trong nhà trường, tạo giá trị văn hóa Hồ Chí Minh trong môi trường giáo dục. Đồng thời, đây còn là nơi tổ chức sinh hoạt chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với sinh hoạt chuyên môn, học thuật thiết thực, hiệu quả, sát với tình hình thực tiễn của nhà trường. Qua đó góp phần làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự thấm sâu trong nhận thức, tình cảm, trách nhiệm và trở thành lối sống, nếp nghĩ, cách làm thường xuyên, thiết thực của từng đảng viên, viên chức trong nhà trường, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng, năng lực chuyên môn, học thuật của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Chưa dừng ở đó, thư viện cũng đã tạo lập môi trường sinh hoạt học thuật, trau dồi giá trị văn hóa truyền thống, đạo đức và giá trị về chuẩn mực văn hóa con người Việt Nam. Trở thành điểm đến thân thiện, gần gũi của đội ngũ nhà giáo và HS-SV, góp phần nâng cao ý thức học tập của HS-SV trong toàn trường. Đặc biệt, mô hình đã tạo nên tính bền vững và sức lan tỏa lớn thông qua xây dựng không gian tưởng niệm về Bác trở thành điểm đến thường xuyên để học tập và làm theo Bác trong đội ngũ nhà giáo, HS-SV trong nhà trường và cộng đồng. Mặt khác, mô hình còn trở thành Trung tâm học tập cộng đồng, giao thoa văn hóa với các địa phương. Đồng thời, lan tỏa văn hóa đọc, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác. Đến nay, mô hình đã lan tỏa và trở thành mô hình để gần 70 trường trong Hiệp hội các trường cao đẳng, trung cấp kinh tế - kỹ thuật Việt Nam học tập và xây dựng…

Tọa đàm về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân Ngày sinh nhật Bác. Ảnh: L.D

MÔ HÌNH SÁNG TẠO

Tính mới và sáng tạo của mô hình chính là thiết kế, xây dựng không gian tưởng niệm Bác trở thành điểm nhấn trong thư viện trường với lối kiến trúc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại gắn với nét trang trọng mang sắc thái văn hóa tâm linh của nơi thờ tự tôn nghiêm thân thiện, đặc trưng theo văn hóa Nam Bộ, với các câu đối trưng bày bên trong thư viện gần gũi như: “Học tập - Noi gương - Tưởng nhớ Bác Hồ”, “Gương Bác thanh cao khai tâm trí” - “Tổ quốc thiêng liêng rạng giống nòi”; “Học theo Bác tâm trong trí sáng” - “Làm theo Bác ích nước lợi dân”.

Bên cạnh đó, không gian trưng bày đã hệ thống toàn bộ tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác bằng bản họa đồ tư duy với công trình nghiên cứu tổng thuật minh họa về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của đồng chí Trần Công Chánh - Bí thư Đảng bộ nhà trường.

Ngoài ra, mô hình còn gắn kết không gian tưởng niệm Bác với phòng đọc, phòng trưng bày giới thiệu hình ảnh, tư liệu về Bác đã khắc sâu làm phong phú, sinh động các chủ đề học tập và làm theo Bác trong thư viện trường…

Thời gian tới, BCH Đảng bộ Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu tăng cường đầu tư đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt, học tập và làm theo Bác gắn với việc hình thành văn hóa đọc, phát triển văn hóa học đường, kiến tạo môi trường học tập, làm việc tích cực học tập và làm theo Bác thường xuyên trong nhà trường. Phát huy thư viện học tập và làm theo Bác, duy trì chế độ làm việc, tổ chức hoạt động trở thành không gian sinh hoạt, học thuật thường xuyên  của các thành viên trong nhà trường cũng như cộng đồng. Đề cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nhà trường đối với việc gìn giữ, phát huy giá trị, ý nghĩa của thư viện học tập và làm theo Bác bằng những phần việc có ý nghĩa, sự đóng góp có giá trị thiết thực cho sự không ngừng phát triển thư viện nhà trường. Tiếp tục đầu tư trang thiết bị, điều kiện phục vụ, học tập, nghiên cứu cho bạn đọc, nhất là thầy, cô giáo, cán bộ, viên chức, HS-SV tạo ra không gian mở, môi trường sinh hoạt học thuật, đoàn đến sinh hoạt, giao thoa văn hóa trong nhà trường với cộng đồng, bạn bè gần xa. Tiếp tục đầu tư đổi mới nội dung, hình thức, phương thức hoạt động, chế độ sinh hoạt gắn với quản trị cung cấp một số dịch vụ thiết thực phục vụ cho nhu cầu bạn đọc, đáp ứng yêu cầu là nơi đến học tập và làm theo Bác một cách thường xuyên cho các thành viên trong và ngoài nhà trường. Tiếp tục mở rộng không gian tưởng niệm về Bác trở thành thư viện học tập và làm theo Bác theo mô hình thư viện mở (kết hợp truyền thống với kiến trúc hiện đại) tạo ra không gian sinh hoạt, học tập và làm theo Bác gắn với các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp cho thầy cô giáo, HS-SV cùng với bạn đọc và cộng đồng đến với nhà trường.

Tăng cường đầu tư điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tiện ích phục vụ cho bạn đọc có nơi sinh hoạt thân thiện, nghỉ ngơi tiện ích, vừa có điều kiện để học tập và nghiên cứu cho đông đảo các đối tượng bạn đọc gần xa. Kết nối, liên thông phát huy không gian thư viện mở gồm nơi tưởng niệm Bác, phòng đọc sách về Bác, nơi trưng bày hình ảnh, tư liệu về Bác với trung tâm sinh hoạt, học tập của HS-SV, trở thành điểm đến ghi đậm dấu ấn đối với mọi thành viên trong và ngoài nhà trường…

TRẦN VĂN

Tỉnh Cà Mau có Tạp chí Khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tính điểm

Chiều 15/7, Trường Đại học Bạc Liêu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bạc Liêu (tạp chí in và tạp chí điện tử) và bổ nhiệm Tổng Biên tập.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh theo cha mẹ về Cà Mau công tác

Sau sáp nhập đơn vị hành chính, ngành giáo dục Cà Mau khẩn trương bố trí trường lớp cho hơn 450 học sinh theo cha mẹ từ tỉnh Bạc Liêu (cũ) chuyển về, với phương châm "vướng đâu gỡ đó", đảm bảo không để học sinh nào bị gián đoạn trước thềm năm học mới 2025-2026.

Đảm bảo công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 diễn ra thuận lợi

Sau khi vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp, ngành giáo dục Cà Mau giữ ổn định toàn bộ phương án tuyển sinh, không gây xáo trộn để bảo đảm quyền lợi cho học sinh, phụ huynh.

Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai quyết định về công tác cán bộ

Chiều 11/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ.

Phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong tuyển sinh đầu năm học mới

Năm học mới đang cận kề, tuy nhiên nhiều trường học trên địa bàn phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng học sinh theo cha mẹ chuyển về khu vực trung tâm hành chính tỉnh Cà Mau ngày càng tăng, dẫn đến lượng hồ sơ nhập học giảm mạnh. Tình trạng này gây khó khăn cho việc tổ chức lớp học, sắp xếp giáo viên và ổn định công tác giảng dạy.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Đảm bảo được tính nghiêm túc

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Bạc Liêu đã khép lại với sự an toàn, nghiêm túc. Dù thời tiết mưa nắng thất thường gây ít nhiều trở ngại, nhưng các thí sinh (TS) vẫn đến điểm thi đúng giờ, nỗ lực hoàn thành tốt từng môn thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Quyết tâm đảm bảo an toàn, nghiêm túc tối đa

​Với tính chất quan trọng, liên quan trực tiếp đến tương lai của hàng ngàn thí sinh, nên các cấp lãnh đạo, các ban, ngành của Bạc Liêu, nhất là ngành Giáo dục đang nỗ lực với quyết tâm rất cao để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 một cách an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.

Ông Nguyễn Văn Nguyên - Quyền Giám đốc Sở GD-ĐT: Bạc Liêu đã sẵn sàng cơ sở vật chất, nhân sự cho kỳ thi tốt nghiệp

​Chỉ còn 2 ngày nữa là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức diễn ra. Để tổ chức kỳ thi thành công, vai trò của ngành Giáo dục là rất lớn.

Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu: Tự hào và tỏa sáng

​Năm 2024 vừa qua được xem là mốc son lịch sử trong hành trình 40 năm xây dựng và phát triển của Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật (KT-KT) Bạc Liêu. Cũng ngần ấy năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường đã không ngừng khẳng định thương hiệu và tỏa sáng toàn diện.

Thí sinh Bạc Liêu đã sẵn sàng cho “trận đánh lớn”

Sức nóng của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang lan tỏa khi chỉ còn vài ngày nữa là thời khắc “điểm hỏa” chính thức bắt đầu.