ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-4-25 12:59:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Phú Tân: Thiếu giáo viên cơ hữu

Báo Cà Mau Đã 5 năm trôi qua, giai đoạn 1 (2010-2015) đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 đã kết thúc. Với ngần ấy năm đã làm thay đổi khá nhiều trong nhận thức của người dạy lẫn người học. Mỗi lần tổ chức dạy cũng là mỗi lần kinh nghiệm thực tiễn được rút ra khiến đề án ngày càng đi vào chiều sâu. Tuy nhiên, có một thực tế tồn tại từ lâu vẫn chưa tìm được giải pháp, đó chính là những bất cập trong đội ngũ giáo viên cơ hữu.

Đã 5 năm trôi qua, giai đoạn 1 (2010-2015) đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 đã kết thúc. Với ngần ấy năm đã làm thay đổi khá nhiều trong nhận thức của người dạy lẫn người học. Mỗi lần tổ chức dạy cũng là mỗi lần kinh nghiệm thực tiễn được rút ra khiến đề án ngày càng đi vào chiều sâu. Tuy nhiên, có một thực tế tồn tại từ lâu vẫn chưa tìm được giải pháp, đó chính là những bất cập trong đội ngũ giáo viên cơ hữu.

Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) huyện Phú Tân Lê Thị Út chia sẻ: “Hiện nay, toàn trung tâm có 21 giáo viên dạy nghề. Trong đó chỉ có 6 giáo viên cơ hữu cho các nghề như: may, nấu ăn, thú y, nuôi tôm, cua, trồng màu. Lực lượng mỏng khiến công tác đào tạo nghề của huyện gặp vô vàn khó khăn”.

Thiếu giáo viên cơ hữu

Theo quy định chung của đề án, 1 ngành nghề chỉ có được 1 giáo viên cơ hữu (1 biên chế). Tuy nhiên, có những nghề mở cùng thời điểm ít nhất cũng 2-3 lớp nên bắt buộc đơn vị phải thỉnh giảng, hợp đồng bên ngoài vào dạy. Với mức hợp đồng 35.000 đồng/tiết, tương đương 16,8 triệu đồng/lớp, trung tâm phải chi hơn gấp đôi so với giáo viên cơ hữu (chỉ 8 triệu đồng/lớp).

Trung tâm GDNN huyện Phú Tân phải hợp đồng thêm giáo viên để dạy may dân dụng. Ðây là ngành nghề được đào tạo nhiều nhất.

Chị Út trần tình: “Chẳng hạn như lớp dạy nuôi cua 3 tháng sẽ kết thúc, nếu không tổ chức một lượt thì không kịp thời vụ nuôi và cũng không kịp tiến độ kế hoạch đào tạo nghề đề ra, buộc lòng phải thỉnh giảng. Nhưng điều kiện địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, muốn mời được giáo viên có trình độ cao xuống giảng dạy với mức hỗ trợ 35.000 đồng/tiết là chuyện không hề đơn giản”.

Thật vậy, hầu hết lớp dạy nghề hiện nay đều mở tại nhà dân. Phú Tân lại có địa hình sông ngòi chằng chịt, giao thông nông thôn chưa thông suốt, muốn đến được lớp phải đi đoạn đường khá xa khiến nhiều giáo viên e ngại. Cô Nguyễn Hồng Niên, giáo viên cơ hữu lớp may, Trung tâm GDNN huyện, trải lòng: “Ðã nhiều năm gắn bó nghề may, với mức lương cơ bản 2,4 triệu đồng/tháng và phụ cấp 8 triệu đồng/lớp cũng chỉ đủ để chi tiền xăng đi lại. Từ đây đến các xã, ấp xa lắm, có nơi phải đi từ 50-60 km mới đến được lớp dạy, nhiều khi còn phải đi đò vào nữa".

Cô Nguyễn Thanh Xuân, giáo viên hợp đồng lớp may, nói như than: “Hiện tôi đang đứng lớp dạy may tại xã Rạch Chèo, mỗi lượt đến lớp phải vượt đoạn đường gần 20 km. Mà đây được xem là lớp có điều kiện thuận tiện nhất”.

Cần tạo ðiều kiện truyền nghề

Một bất cập khác chính là trung tâm phải thỉnh giảng giáo viên nơi khác, trong khi lực lượng lao động tại địa phương có tay nghề cao, phù hợp với trình độ, hiểu biết của người dân, với những ngành nghề đặc thù tại địa bàn sinh sống như vá lưới, làm khô… lại không đủ điều kiện đứng lớp giảng dạy. Ðược biết, theo quy định chung, để có thể đứng lớp phải hội đủ 2 điều kiện, đó là chứng chỉ sư phạm và bằng trung cấp nghề trở lên. Tuy nhiên, điều kiện này đối với lao động địa phương thì không thể có. Chị Út cho biết: “Người địa phương dạy người tại địa phương sẽ dễ hơn, vì kinh nghiệm thực tiễn của họ nhiều, người dân dễ tiếp thu. Nhưng động viên họ đi học lấy chứng chỉ sư phạm thì không ai chịu bỏ thời gian ra cả”.

Không chỉ khó về đội ngũ giáo viên cơ hữu, hiện nay các trang thiết bị phục vụ công tác dạy nghề đã xuống cấp. Nhất là những chiếc máy may, muốn dạy được trung tâm phải sửa chữa từng món mới đáp ứng đủ số lượng máy phục vụ. Hiện toàn huyện chỉ còn 100 máy, giảm 1/2 so với số máy ban đầu đầu tư, theo đó số lượng lớp dạy may cũng hạn chế.

Ngoài ra, hộ nghèo, khó khăn tham gia các lớp học nghề khá đông. Ðơn cử như xã Tân Hải, có lớp 30 học viên đã có hơn phân nửa là hộ nghèo. Tuy nhiên, với mức hỗ trợ 30.000 đồng/người là chưa thấm vào đâu so với cuộc sống vốn khó khăn của họ. Cô Nguyễn Hồng Niên bộc bạch: “Vì nghèo quá nên họ cũng muốn học để có được cái nghề, nhưng cũng vì nghèo quá mà họ phải bỏ học vì mức hỗ trợ không đủ so với họ lao động bên ngoài trang trải cuộc sống gia đình hằng ngày. Vì thế, phần đông các lớp có hộ nghèo tỷ lệ bỏ học rất cao”.

"Ðể đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2 (2016-2020) phát huy hiệu quả, ngoài việc trang bị thêm các thiết bị dạy học, cần bổ sung đội ngũ giáo viên cơ hữu. Ðặc biệt, cần tạo điều kiện cho những người lao động có tay nghề cao tại địa phương có thể truyền nghề, như thế sẽ góp phần rất lớn vào hiệu quả lẫn chất lượng đào tạo", chị Lê Thị Út đề xuất./.

Bài và ảnh: Hồng Nhung

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.