ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 09:31:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dấu ấn tình bạn qua “My friend”

Báo Cà Mau (CMO) Kết nối tình bạn và đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, đó là những gì mà cuộc thi “My friend” mang lại. Không chỉ giúp sinh viên chuyên ngành có được sân chơi lý thú, cuộc thi còn mở ra nhiều cơ hội học tập, thử sức cho sinh viên khoa khác.

Mã Mỹ Khanh, sinh viên năm cuối ngành Tiếng Anh, Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, chia sẻ: “Vốn có lợi thế là đang theo học ngành Tiếng Anh tại trường và dạy thêm cho một trung tâm ngoại ngữ, nên đối với Mỹ Khanh, tham gia cuộc thi "My friend" khá thuận lợi. Việc còn lại chỉ là chọn đối tượng và câu từ diễn đạt thích hợp”.

Theo đó, bài viết được Khanh hoàn thành chỉ trong 45 phút, nội dung kể về tấm gương điển hình trong học tập lẫn tham gia phong trào, là người bạn thân thiết cũng là lớp trưởng của Mỹ Khanh.

“Ðây là cuộc thi đánh dấu kỷ niệm khi còn là sinh viên đang ngồi trên giảng đường, hơn hết còn là dấu ấn cho tình bạn tốt đẹp. Bài viết của tôi đoạt giải Ba, khâu khó nhất vẫn là chọn lọc từ để diễn đạt. Từ vựng Việt Nam khá phong phú và bóng bẩy, tuy nhiên, khi chuyển sang Tiếng Anh khá khó khăn, vừa chọn từ thích hợp, vừa đúng ngữ nghĩa”, Khanh cho biết thêm.

Khác với bài thi của các bạn kể, viết về cá nhân, bạn thân thiết, Lê Thành Bình An, sinh viên năm cuối ngành Tiếng Anh, lại chọn tập thể lớp mình làm đối tượng. Bình An chia sẻ, vì là lớp trưởng nên An có sự quan sát, hiểu biết nhất định về tính cách của mỗi thành viên trong lớp, do đó đã tạo nên màu sắc mới cho cuộc thi.

Bình An bộc bạch: “Phải mất 1 tuần để lên ý tưởng, chọn đặc điểm nổi bật của các bạn để viết và mất 1 ngày để thể hiện bài viết của mình. Với tôi, "My friend" không chỉ là cuộc thi mà là kỷ niệm đáng nhớ trong quãng đời sinh viên. Bài viết là hành trang đúc kết sau thời gian dài gắn bó cùng các bạn. Mong sẽ có nhiều hoạt động tương tự để các bạn cùng nhau sáng tạo và thể hiện cảm xúc. Riêng với sinh viên ngành Tiếng Anh sẽ có cơ hội rèn luyện kiến thức, đa dạng hoá những bài học trên giảng đường”.

Bài dự thi của Bình An trang trí, minh hoạ phá cách, sống động.

Không chỉ thu hút sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh tham gia, cuộc thi còn nhận được sự quan tâm của những sinh viên khoa khác. Cuộc thi phân thành 2 nhóm, nhóm chuyên và nhóm không chuyên để đánh giá xếp hạng Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích cho mỗi nhóm.

Ban tổ chức giữ nguyên văn bài viết đăng lên fanpage của Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau để bình chọn. Giải đặc biệt là suất học bổng chứng chỉ A2 tiếng Anh miễn phí tại trường.

Sinh viên năm nhất Nguyễn Thị Mãi, ngành Quản trị kinh doanh, thú nhận: “Bài viết với độ dài trọn vẹn trang A4, tôi viết về người bạn thân tên Trúc Giang. Ở Giang có sự kiên cường và nỗ lực học tập, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, đáng để nhiều bạn học tập cả về ý chí lẫn nghị lực vươn lên”.

Dù không phải là thế mạnh, nhưng Mãi rất sẵn lòng tham gia, vì đây là cuộc thi khá thú vị, thể hiện tình cảm đối với bạn bè đồng trang lứa, nhất là có thể biểu lộ được cảm xúc, tình cảm với người bạn thân thiết. Bài viết của Mãi đoạt giải Nhì (nhóm không chuyên). Sau khi bài viết được đăng tải, chính người bạn Trúc Giang đã có bài viết phản hồi trên trang cá nhân đầy xúc động. Giữa lúc dịch bệnh, những bài viết về tình bạn đơn thuần như xua đi mệt mỏi, nặng nề, giúp mọi người lạc quan, yêu đời, quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, để trở lại cuộc sống bình thường, có thể vô tư gặp mặt, chuyện trò cùng nhau.

Thầy Phạm Văn Tráng, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, cho biết: “Cuộc thi thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Ban tổ chức đã chọn 20 bài tốt nhất và đạt yêu cầu, gửi ban giám khảo là những thầy cô chuyên môn Tiếng Anh tại trường chấm. Sinh viên tất cả các ngành đều tham gia nhưng chỉ có sinh viên các ngành sau đủ điều kiện để ban giám khảo chấm điểm xếp loại: Giáo dục mầm non, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin và Tiếng Anh. Cơ bản các bài viết gửi về đều có sự đầu tư nhất định, được ban giám khảo đánh giá cao, có kiến thức thực tế và sử dụng văn viết khá tốt”.

Hầu hết sinh viên đều cảm thấy thú vị với sân chơi "My friend", mong muốn sắp tới sẽ có những cuộc thi tương tự, không chỉ tạo cho sinh viên tâm thế phấn khởi giữa những ngày giãn cách mà còn là cách truyền năng lượng tích cực, sẵn sàng cho năm học mới; thể hiện tinh thần hội nhập của tuổi trẻ, thông qua các hoạt động Ðoàn - Hội./.

 

Yến Nhi

 

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

416 học sinh đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau, Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 có 416 em đạt giải ở 7 môn thi.

Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính cũng như chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Ðể giúp các em hình thành những quan điểm đúng đắn về sức khoẻ sinh sản và cung cấp thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, giáo dục giới tính cho học sinh là điều hết sức cần thiết trong môi trường học đường.

Ðể con em đồng bào tiếp cận giáo dục

Ðể đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Cà Mau có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trọng tâm là tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ mới, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động đưa con em đến với nền giáo dục chính quy, hiện đại, đúng độ tuổi.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Sáng 2/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có chuyến khảo sát thực tế tại 2 trường THCS - THPT trên địa bàn huyện Thới Bình để đầu tư nâng cấp hướng đến đạt chuẩn quốc gia.

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.