ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 29-6-24 12:15:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðề phòng cúm gia cầm lây sang người

Báo Cà Mau Tình hình bệnh cúm gia cầm lây sang người ngày càng diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan trong cộng đồng rất cao. Người dân cần nâng cao ý thức chủ động các biện pháp phòng bệnh.

Ngay từ đầu năm, Sở Y tế đã có kế hoạch phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau triển khai công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người, trong đó, tập trung vào các bệnh như: cúm A (H5N1), bệnh dại, bệnh liên cầu khuẩn lợn, bệnh than, bệnh xoắn khuẩn vàng da... Ðồng thời, đưa ra phương án ứng phó khi có dịch xảy ra trên địa bàn.

Thực tế, vẫn còn bộ phận những người chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ gia cầm chưa áp dụng các biện pháp dự phòng như đeo khẩu trang, găng tay... khi tiếp xúc gần với gia cầm.

 Người giết mổ gia cầm không thực hiện các biện pháp bảo hộ phòng bệnh.

Bác sĩ Ðoàn Văn Nam, Phó khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - Kiểm dịch y tế quốc tế - Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau, cho biết: “Trước tình hình bệnh cúm gia cầm diễn biến phức tạp tại một số địa phương, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào trong tỉnh rất cao. Hiện nay, chúng tôi đang tăng cường giám sát dịch tễ, điều tra các ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh xác định để cách ly và điều trị kịp thời. Ðồng thời thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch, không để lây lan thành dịch lớn”.

Trạm Y tế và Phòng khám Ða khoa khu vực xã, phường, thị trấn phối hợp với nhân viên thú y truyền thông để người dân cảnh giác, chủ động phòng bệnh cúm gia cầm. Trong đó, tập trung hướng dẫn người dân thực hiện tốt vệ sinh, bảo hộ lao động trong quá trình giết mổ gia cầm; giám sát để phát hiện sớm và xử lý ổ dịch.

Cộng tác viên y tế Ấp 5, xã Khánh An, huyện U Minh hướng dẫn người dân phòng bệnh cúm gia cầm.

Chị Trần Thị Thu Em, cộng tác viên y tế Ấp 5, xã Khánh An, huyện U Minh, cho biết: “Tôi đến các hộ nuôi gia cầm tuyên truyền người dân khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang, găng tay, vệ sinh chuồng, trại và không sử dụng thực phẩm gia cầm bị chết. Báo cho chính quyền địa phương khi thấy gia cầm bị cúm để có hướng xử lý”.

Ngoài chủ động phòng, chống dịch, Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh cập nhật kiến thức chuyên môn và điều trị cho nhân viên y tế, trang bị đầy đủ thuốc, hoá chất, nhân lực và cách ly để sẵn sàng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân. Củng cố đội cấp cứu ngoại viện để hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới khi cần thiết.

Bác sĩ Ðoàn Văn Nam cho biết thêm: “Tại tỉnh Cà Mau chưa ghi nhận ca mắc bệnh cúm trên người, tuy nhiên thời gian tới, nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm phát triển và lây lan rất cao, nếu không chủ động phòng bệnh. Hiện nay, chúng tôi tiếp tục phối hợp với nhân viên thú y địa phương kiểm tra, giám sát để phát hiện sớm ổ dịch. Phối hợp với các cơ sở điều trị kịp thời cách ly đối với những ca nghi ngờ hay ca mắc bệnh cúm. Ðồng thời, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống dịch, khi người dân nâng cao ý thức thì công tác phòng bệnh cúm gia cầm mới mang lại hiệu quả”./.

 

Minh Khang

 

Tăng cường các giải pháp phòng, chống bệnh không lây nhiễm

Thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay, bệnh không lây nhiễm là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, là nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn tất cả các nguyên nhân khác cộng lại. 

Chọn lựa thực phẩm an toàn

Nói đến thực phẩm an toàn là nói đến những loại thực phẩm “sạch”, không có dư lượng chất kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật; không có nhiều chất tẩm ướp hay chất bảo quản; được nuôi, trồng ở những nơi có môi trường đất và nước không bị ô nhiễm; thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được bảo quản tốt, không gây nguy hại đến sức khoẻ người tiêu dùng trong cả quá trình chuẩn bị chế biến và ngay cả sau khi sử dụng.

8 loại ung thư do thuốc lá

Ung thư đã thật sự trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, bởi ngoài sự tàn phá về sức khoẻ, thể trạng con người, rút ngắn tuổi thọ…, thì sự kiệt quệ về kinh tế không những cho hiện tại mà thậm chí còn có thể kéo dài cho những thế hệ tiếp theo, do chi phí điều trị quá lớn.

Phơi ruốc, cá cơm trên đường - Mất an toàn giao thông và vệ sinh thực phẩm

Ruốc là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc chế biến, phơi ruốc ngay trên đường khiến nhiều người không khỏi bất an về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ngày càng tăng

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế năm 2019, tử vong do bệnh tim mạch chiếm đến 39,5%; trong đó, bệnh mạch máu não (55,4%), bệnh tim thiếu máu cục bộ (32%), bệnh tim do tăng huyết áp (6,9%) và bệnh tim mạch khác (5,7%). Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, cũng như tại Việt Nam.

Bệnh ung thư sẽ chữa khỏi nếu được phát hiện sớm

Bác sĩ Châu Tấn Đạt, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau. chia sẻ: “Thật ra, khi mắc phải căn bệnh ung thư cũng không có nghĩa là sẽ chết, bởi thực tế có tới trên 80% số ca mắc ung thư có thể được chữa khỏi, nếu phát hiện vào giai đoạn sớm. Giới chuyên môn đã xác định, những người được điều trị thành công ung thư và không bị tái phát trong vòng 5 năm thì được xem là điều trị khỏi”.

Tích cực kiểm soát nguồn thực phẩm tươi sống

Vấn đề ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng hiện đang rất đáng báo động. Đáng chú ý, có những vụ ngộ độc tập thể lên đến hằng trăm người như ở tỉnh Khánh Hoà, Đồng Nai, Bình Dương… Trong số đó đã có những ca tử vong.

Ðảm bảo an toàn sức khoẻ người tiêu dùng

Thời gian qua, công tác đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm (VSATTP) được huyện Trần Văn Thời chú trọng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, đảm bảo an toàn sức khoẻ người dân.

Vì ánh mắt trẻ thơ

Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII Ngô Thanh Tân, Phó giám đốc Bệnh viện Mắt - Da liễu Cà Mau, cho biết, bệnh lác (lé), sụp mí ở trẻ em, nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời đều gây nên tình trạng nhược thị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, thậm chí dẫn đến mù loà. Trẻ bị mắt lé, sụp mí thường tự ti, ngại giao tiếp vì diện mạo của mình.

Khám sàng lọc sụp mí, lé miễn phí cho 180 trẻ em tỉnh Cà Mau

Trong 2 ngày, 27 và 28/5, Bệnh viện Mắt - Da liễu Cà Mau phối hợp với Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, cùng đoàn y bác sĩ là các chuyên gia đến từ các bệnh viện TP Hồ Chí Minh tổ chức khám sàng lọc sụp mí, lé cho trẻ dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Cà Mau.