Cà Mau được đầu tư 178 tỷ đồng cho các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu; Năm 2015 sẽ hoàn thành 9 tuyến đường ô tô về trung tâm các xã; Cấp bằng Cao cấp Lý luận chính trị cho 51 học viên là những tin tức nổi bật trên trang 2.
Cà Mau được đầu tư 178 tỷ đồng cho các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu; Năm 2015 sẽ hoàn thành 9 tuyến đường ô tô về trung tâm các xã; Cấp bằng Cao cấp Lý luận chính trị cho 51 học viên là những tin tức nổi bật trên trang 2.
Mục Vấn đề cần quan tâm trên trang 2 có bài Thu mua tạm trữ lúa gạo - Doanh nghiệp không tiếp cận nguồn vốn, nông dân chịu thiệt. Bài viết thông tin, Chương trình thu mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa quy gạo của Chính phủ từ ngày 1/3-15/4 sắp hết thời gian, nhưng đến nay tỉnh Cà Mau chưa triển khai thực hiện được. Theo ông Dương Việt Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Cà Mau, Cà Mau được phân bổ chỉ tiêu thu mua 2.400 tấn lúa quy gạo.
Ngay sau khi nhận được chỉ tiêu, công ty đã chủ động liên hệ với các ngân hàng thương mại được chỉ định cho vay, nhưng do công ty không đáp ứng được điều kiện cho vay; bên cạnh đó, tình hình tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn, không có vốn để tổ chức thu mua lúa gạo tạm trữ theo chương trình của Chính phủ nên chương trình đến nay chưa thực hiện được. Điều này đã gây khó khăn cho nông dân về vốn cho tái đầu tư sản xuất vụ mùa.
Theo số liệu thống kê của Ðiện lực Ðầm Dơi, trong năm 2014, điện lực phối hợp với các ngành có liên quan kiểm tra phát hiện và xử lý 22 vụ vi phạm trộm cắp điện, với 132.000 kWh, tương ứng số tiền gần 360 triệu đồng. Riêng 3 tháng đầu năm 2015, xảy ra 2 vụ trộm cắp điện nuôi tôm công nghiệp quy mô lớn với 33.000 kWh, tương ứng số tiền 92 triệu đồng. Tình trạng trộm cắp điện không chỉ gây tổn thất điện năng, thiệt hại tài sản của Nhà nước mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Bài Báo động nạn trộm cắp điện, trên trang 4.
Cà Mau là tỉnh đồng bằng ven biển, chưa có nguồn nước ngọt cung cấp bổ sung vào mùa khô. Vì thế, để có nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, những hộ dân ở nông thôn phải khoan giếng, bơm hút nước ngầm lên sử dụng. Theo kết quả điều tra của Sở Tài nguyên và Môi trường, toàn tỉnh hiện có khoảng 14.000 giếng khoan nước ngầm, mật độ trung bình gần 30 giếng/km2, lưu lượng nước khai thác trung bình hơn 373.000 m3/ngày, đêm. Bên cạnh đó, có hơn 2.000 giếng khoan nước ngầm bị hư hỏng, bỏ hoang nhiều năm do khai thác quá mức hoặc bị nhiễm phèn, mặn không sử dụng được.
Tình trạng khai thác nước tràn lan không tuân thủ quy hoạch và việc bỏ hoang không trám lấp các giếng khoan hư hỏng làm cho tầng nước ngầm đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm nặng nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Vấn đề trên được phản ánh qua bài Cạn kiệt nguồn nước ngầm, trên trang 9.
Huyện Phú Tân có hơn 37 km bờ biển với ngư trường khai thác rộng lớn và đầy tiềm năng. Theo đó là dãy rừng phòng hộ, rừng sản xuất với trên 5.000 ha, có thể phát triển đa dạng các loại hình nuôi thuỷ sản dưới tán rừng, thậm chí có thể khai thác du lịch sinh thái rừng biển. Rừng vàng, biển bạc là vậy, song người dân trên đất rừng biển vẫn loay hoay với cái nghèo. Bởi ở đây, nhiều tiềm năng vẫn chưa được vực dậy. Chi tiết trong bài Nghèo trên đất giàu, trên trang 11.
Ngoài ra, Báo Cà Mau số 2763, phát hành thứ sáu, 3/4/2015, còn nhiều tin, bài về chuyên đề Nông nghiệp - Nông thôn và nhiều tin, bài thời sự khác, mời quý vị và các bạn cùng đón đọc.