ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 8-1-25 21:29:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Điểm sáng trong đổi mới giáo dục

Báo Cà Mau Giờ thì Trường Tiểu học xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn được đánh giá là ngôi trường thực hiện chương trình Seqap (học sinh học 2 buổi/ngày) thành công nhất ở Cà Mau. Với những giáo viên gắn bó với trường từ ngày “mới ra riêng” từ Trường THCS Hàm Rồng, thành quả này là điều họ chưa nghĩ tới bởi lúc đó cơ sở vật chất phục vụ dạy và học rất thiếu thốn.

Giờ thì Trường Tiểu học xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn được đánh giá là ngôi trường thực hiện chương trình Seqap (học sinh học 2 buổi/ngày) thành công nhất ở Cà Mau. Với những giáo viên gắn bó với trường từ ngày “mới ra riêng” từ Trường THCS Hàm Rồng, thành quả này là điều họ chưa nghĩ tới bởi lúc đó cơ sở vật chất phục vụ dạy và học rất thiếu thốn. 

Định hình trên vùng quê nghèo khó, mỗi con nước lớn, khuôn viên Trường Tiểu học xã Hàm Rồng phải chịu lầy lội với cảnh ngập úng. “Khi đó, cả dãy phòng học và khu vực sân tại điểm chính hiện nay luôn sánh lớp sình và nước mặn. Những điểm lẻ cũng chung cảnh khó”, cô Nguyễn Thị Kim Khoa, Hiệu trưởng nhà trường, nhớ lại.

Vượt khó thành công

Sau nhiều năm vật lộn với khó khăn, từng bước trường hoàn thiện về cơ sở vật chất, thiết bị và nhân lực. Đến tháng 10/2011, trường chính thức lấy tên Tiểu học xã Hàm Rồng và được đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Trường Tiểu học xã Hàm Rồng hiện có 29 giáo viên, 408 học sinh. Trường có 22 phòng học, phòng chức năng, đảm bảo nhu cầu giảng dạy theo chương trình đổi mới giáo dục. “Đây là trường tiểu học đầu tiên trong huyện đạt chuẩn quốc gia; đồng thời là lá cờ đầu, điểm sáng cho ngành giáo dục huyện nhà”, ông Lê Văn Đức, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Năm Căn, cho biết.

Lớp học ngoại khoá giáo dục truyền thống lịch sử của học sinh Trường Tiểu học xã Hàm Rồng, tham quan Bia kỷ niệm Ban Ấn loát Tây Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp tại xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn.       Ảnh: T.QUANG

Không dừng lại ở đó, nhà trường tiếp tục bắt tay áp dụng những chương trình giáo dục mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó Chương trình Seqap đã và đang trở thành "thương hiệu" cho ngôi trường vùng khó khăn này.

“Giảng dạy ở bậc học được đánh giá là giáo dục nền tảng cho cả đời người, chúng tôi không được phép thoả mãn những gì mình đạt được. Từ nhận thức này, cả tập thể giáo viên cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn tranh thủ, kề vai vượt qua những khó khăn nhất định. Đạt chất lượng giáo dục cao đã khó, khi bắt tay thực hiện Seqap (dạy 2 buổi/ngày) ở ngôi trường vùng nông thôn càng khó. Nhất là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà xa... phụ huynh các em phải nhọc nhằn với việc đưa rước và lo bữa ăn trưa cho con. Bởi đây là hình thức học tập hoàn toàn mới lạ đối với phụ huynh và học sinh nông thôn”, cô Khoa không nén được băn khoăn.

Khi khơi gợi ý định lập bếp ăn bán trú tại trường, tất cả phụ huynh đồng lòng và cùng nhà trường xây dựng bằng chính công sức của họ. Chỉ trong thời gian ngắn, trường di dời, tận dụng cơ sở vật chất, vật liệu của 1 điểm lẻ (sau khi gom về điểm chính) xây dựng khu vực bếp ăn và khu nghỉ ngơi cho học sinh.

Lúc bấy giờ, trường có số lượng học sinh người dân tộc, học sinh nghèo, cận nghèo, học sinh xa trường chiếm gần 40%. Năm học 2010-2011, trường tiến hành áp dụng dạy 2 buổi/ngày. Và đầu năm học 2012-2013, trường thực hiện bếp ăn bán trú.

Đột phá trong đổi mới

Cùng với những cố gắng của tập thể nhà trường, Ban Dự án huyện Năm Căn hỗ trợ 50 triệu đồng, nhà trường tận dụng cây, tấm lợp cũ trị giá khoảng 40 triệu đồng... Đồng thời, vận động phụ huynh ủng hộ hàng trăm ngày công để xây cất bếp ăn bán trú. Bếp ăn của trường rộng 200 m2, gồm khu nhà bếp, nơi rửa chén, khu vực ăn và nơi cho các em ngủ nghỉ.

Chỉ sau 1 tuần áp dụng, các em bắt đầu làm quen với điều kiện học tập và sinh hoạt trong môi trường mới. Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bữa ăn tại Trường Tiểu học xã Hàm Rồng đáp ứng phần nào nhu cầu chăm sóc thể chất cho các em, đặc biệt tạo thuận lợi cho những phụ huynh không có nhiều thời gian chăm sóc con em tại nhà.

Nhiều năm qua, Trường Tiểu học xã Hàm Rồng luôn đi đầu trong các hoạt động giáo dục tại địa phương.

Đến thời điểm này, Trường Tiểu học xã Hàm Rồng có 100% học sinh học 2 buổi/ngày (mỗi tuần 4 ngày thực hiện 2 buổi/ngày), chất lượng dạy và học năm sau đều cao hơn năm trước. Nhà trường tổ chức thành công dạy theo Chương trình T35 (35 tiết/tuần), với số lượng 90/408 học sinh ăn và nghỉ trưa tại trường.

“Hơn 16 năm gắn bó với bục giảng nhà trường, ít nhiều cảm nhận được sức vươn dậy của nó. Từ cơ sở vật chất khó khăn ban đầu, những ai lạc quan nhất cũng chưa nghĩ tới thành quả của trường hôm nay. Nay trường đã là ngôi trường đi đầu của huyện Năm Căn về chất lượng giáo dục; là trường đầu tiên của 267 trường tiểu học trong tỉnh thực hiện hiệu quả Chương trình Seqap và tổ chức bếp ăn bán trú. Càng nghĩ, chúng tôi càng trân trọng”, cô Nguyễn Thị Thảo, giáo viên Trường Tiểu học xã Hàm Rồng, tâm sự.

Toàn tỉnh có 267 trường tiểu học, trong số đó đã có 105 trường đạt chuẩn quốc gia. Bậc giáo dục tiểu học đã và đang triển khai thực hiện nhiều chương trình: SEQAP, VNEN, TV1-CGD, Ngoại ngữ, Tin học... Đến cuối năm học 2013-2014, toàn tỉnh có 36 trường tiểu học thực hiện T30, 14 trường thực hiện T35 với 789 lớp, 20.280 học sinh. Có 50 trường triển khai cho học sinh ăn trưa, bán trú. Ngoài ra, các huyện, thành phố còn có 14 trường thực hiện mô hình thí điểm trường học mới Việt Nam (VNEN), chương trình thí điểm tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục (TV1-CGD) cho học sinh vùng khó khăn.

Năm Căn là huyện có tỷ lệ trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia cao nhất so với các địa phương khác trong tỉnh Cà Mau. Đến nay, huyện có  trên 71% trường đạt chuẩn.

“Kinh phí Chương trình Seqap hỗ trợ 2 bữa ăn bán trú 1 tuần. Nghĩ tới cảnh khó của phụ huynh và học sinh phải chạy vạy đóng tiền cho 2 bữa ăn còn lại mà xót xa. Ban Giám hiệu và Hội đồng Sư phạm nhà trường kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh vận động nhà hảo tâm hỗ trợ 2 bữa ăn còn lại, một lần nữa chúng tôi đã thành công. Đến nay, bếp ăn bán trú của trường đảm bảo cho 90 học sinh tham gia suốt 4 ngày học, đạt hiệu quả cao”, cô Nguyễn Thị Kim Khoa khoe.

Bên cạnh quản lý chặt chẽ việc học tập, ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi của học sinh, trường còn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập, sinh hoạt của học sinh như: hệ thống điện chiếu sáng, quạt máy, nước sạch.

Nhờ tăng cường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nên trường làm tốt công tác huy động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số chuyên cần, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Sau 4 năm thực hiện Seqap, chất lượng giáo dục đã có chuyển biến. Học sinh giỏi tăng đều và duy trì mức 71,86%; trường tổ chức và phối hợp tổ chức được nhiều hoạt động giáo dục thiết thực, phong phú, xây dựng thêm được phòng học, phòng đa năng, nhà vệ sinh, bếp ăn tập thể cho học sinh. Nhà trường và ngành giáo dục huyện Năm Căn đang tiếp tục nỗ lực phấn đấu cùng trường tiếp tục duy trì, nâng chuẩn để hướng đến đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 sau năm 2015./.

Bài và ảnh: Lê Phong Phú

Tám Nhanh làm giàu

(CMO) Thực ra gọi ông là Tám Nhanh là theo thứ bên vợ, bà Tám Nhã (Trần Thị Nhã). Ông Tám Nhanh sinh năm 1963, là con duy nhất của Liệt sĩ Võ Văn Năm. Cha ông hy sinh khi bà Nguyễn Thị Dẽ đang mang thai ông.

Nét chấm phá từ bức tranh giảm nghèo

(CMO) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,76%, vượt kế hoạch đề ra, tương đương với 687 hộ đã vươn lên thoát nghèo. Đời sống của người dân đang từng ngày khởi sắc, bức tranh kinh tế - xã hội huyện nhà có nhiều thay đổi. Năm nay, bà con huyện Ngọc Hiển đón cái Tết ấm no, sung túc hơn.

50 năm - vọng mãi bản anh hùng ca

(CMO) Tết này nữa là tròn 50 năm cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Trong khí thế hừng hực của cách mạng miền nam, ngày ấy quân và dân Cà Mau đã thấy hoà bình, thống nhất đang đến thật gần.

Năm mới thắng lợi mới

(CMO) Năm 2017, trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song, với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tỉnh nhà tiếp tục chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Đây là nỗ lực lớn, là tiền đề quan trọng để Cà Mau thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ của năm bản lề 2018.

Vững tâm bước vào năm mới

(CMO) Là tỉnh cách xa trung tâm chính trị, kinh tế của vùng và cả nước, điều kiện đi lại hết sức khó khăn; là "đứa con út chót" ở nơi cuối cùng Tổ quốc giữ gìn biên cương lãnh thổ nên Cà Mau được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước.

Cho ngày xuân bình yên

(CMO) Không khí xuân đã tràn ngập trên các nẻo đường, người người, nhà nhà nô nức xuống phố hoà vào lễ hội của mùa xuân. Hoà trong dòng người ngược xuôi, tấp nập là hình ảnh các lực lượng làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự. họ luôn căng mình, túc trực 24/24, giữ bình yên cho ngày xuân.

Trao nông dân cơ hội làm giàu

(CMO) Năm 2017, huyện Thới Bình mạnh dạn tổ chức và liên kết thực hiện nhiều mô hình sản xuất mới, cách làm hay mang lại hiệu quả thiết thực, được nhiều nông dân quan tâm áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả cao.

Chó "độc nhãn"

(CMO) Quê tôi, mùng Ba Tết là ngày mặc định ai có con "gửi" thầy cúng đều mang nhang, đèn, gà thả vườn đến vái lạy, thay tom. Nhà tôi hơn mười năm trở lại đây cũng được cái vinh hạnh gần giống vậy. Người nhờ vả, người đồn đại theo hướng tôn vinh nhưng sau trước gì cũng vẹn tình, quà cáp hoặc phong thư... Có điều, họ không "thần tượng" tôi mà là con chó “độc nhãn”.

Trên dòng kinh Tám Khệnh

(CMO) Dòng kinh Tám Khệnh hôm nay trong tiết trời se se lạnh bỗng trở nên nhộn nhịp lạ thường. Những chiếc ghe chở cá tươi nối đuôi nhau cập bến. Không cần đợi lệnh phân công của ông chủ, lần lượt nhóm thanh niên khuân vác cá lên bờ, còn nhân công làm thuê thì bắt tay vào công việc thường nhật: phân loại cá, làm cá, phơi cá. Tiếng trò chuyện, tiếng nói cười huyên náo cả một khúc sông.

Động lực giảm nghèo

(CMO) Đảng viên giúp đỡ hộ nghèo là việc làm không mới đối với huyện Phú Tân và trở thành một trong những tiêu chí đánh giá đảng viên, tổ chức Đảng hằng năm. Song, cái mới ở đây là sự phối hợp chặt chẽ thực hiện các giải pháp đồng bộ, từ đó, tạo động lực, niềm tin để hộ nghèo phấn đấu tự vươn lên, không trông chờ, ỷ lại.