ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:35:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðiểm tựa yêu thương

Báo Cà Mau “Mẹ đỡ đầu” là chương trình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam triển khai thực hiện. Chương trình mang đến sự kết nối, tình yêu thương giữa các mẹ đỡ đầu với trẻ mồ côi đang thiếu thốn sự che chở, đùm bọc của những người thân trong gia đình. Tại xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi, Hội LHPN xã đã và đang lan toả tình cảm ấm áp của những người mẹ đỡ đầu đến với các con thơ kém may mắn trong cuộc sống.

Thấu hiểu những bất hạnh, thiệt thòi của trẻ mồ côi, ngay từ khi chương trình mới phát động, cán bộ, hội viện Hội LHPN xã Thanh Tùng tích cực hưởng ứng và thực hiện nhiều hoạt động thiết thực. Hiện nay, hội đang nhận đỡ đầu, chăm sóc 3 trẻ mồ côi hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã (trong đó có 2 trẻ là người dân tộc Khmer). Ngoài hỗ trợ về vật chất, các mẹ đỡ đầu còn thường xuyên thăm hỏi, động viên tinh thần, hướng dẫn các con học tập, chỉ dẫn những điều cơ bản trong cuộc sống, cách chăm sóc bản thân... Sự quan tâm, chăm chút tỉ mỉ ấy của các mẹ vừa xoa dịu những thiệt thòi, mất mát của các con, vừa là điểm tựa để trẻ vững bước trên con đường tương lai.

Em Sơn Văn Phúc (dân tộc Khmer), sinh năm 2016, ấp Thanh Tùng, rất đáng thương. Mẹ bỏ đi từ khi em còn nhỏ, cha lập gia đình khác nên em sống cùng ông bà nội đã lớn tuổi, hoàn cảnh khó khăn. Hằng ngày, sau giờ học, Phúc cùng ông nội lặn ngụp dưới sông mò ốc, chem chép bán kiếm tiền trang trải cuộc sống. Nhờ sự hỗ trợ, vận động mạnh thường quân từ những người mẹ đỡ đầu ở Hội LHPN xã, gia đình cất được căn nhà mới vững chắc hơn, Phúc được hỗ trợ chi phí để an tâm học tập.

Tình yêu thương của các mẹ đỡ đầu đã giúp Phúc (mặc đồng phục thể dục, đứng giữa) tiếp tục đến trường và có tuổi thơ hạnh phúc hơn.Tình yêu thương của các mẹ đỡ đầu đã giúp Phúc (mặc đồng phục thể dục, đứng giữa) tiếp tục đến trường và có tuổi thơ hạnh phúc hơn.

Em Chung Ý Nguyện, sinh năm 2012, ấp Phú Hiệp A, hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Cha em là người khuyết tật nặng, nhà không đất sản xuất, chỉ có mẹ là lao động chính. Thu nhập gia đình không ổn định, việc học tập của Nguyện vì thế cũng vất vả trong khi nhiều năm liền em là học sinh giỏi. Chia sẻ những khó khăn của em, Hội LHPN xã đã nhận đỡ đầu em vào đầu năm 2024. Ngoài hỗ trợ cố định hằng quý, đầu năm học 2024-2025 này, Hội vận động mạnh thường quân hỗ trợ Nguyện suất học bổng 2 triệu đồng và 300 ngàn đồng hằng tháng để em tiếp tục đến trường.

Ngoài Nguyện và Phúc, Hội LHPN xã Thanh Tùng còn nhận đỡ đầu em Lâm Ý Nhi (dân tộc Khmer), sinh năm 2015, ấp Tân Ðiền B. Mẹ bỏ đi từ khi em mới lọt lòng, cha bị động kinh không có khả năng lao động, Ý Nhi và cha được người bác cưu mang. Hội đã hỗ trợ em làm giấy khai sinh và một phần chi phí sinh hoạt, học tập.

Chị Nguyễn Hồng Dậm, Chủ tịch Hội LHPN xã Thanh Tùng, là mẹ đỡ đầu trực tiếp chăm lo các em. Ðối với chị, mẹ đỡ đầu không đơn thuần là chương trình cấp trên giao, mà còn là tình yêu thương chị dành cho các con. Dù công việc bận rộn, nhưng chị không để các con cảm thấy tổn thương hay thiếu thốn. Sau khi rà soát, nhận đỡ đầu 3 trường hợp trên, chị Dậm cùng chị em trong Hội LHPN xã Thanh Tùng đã dốc toàn lực giúp các em có cuộc sống tốt đẹp hơn và được tiếp tục đến trường. Ngoài quan tâm, chăm sóc, động viên về mặt tinh thần; hỗ trợ tập sách, quần áo đến trường thì mỗi quý, Hội hỗ trợ mỗi em 300 ngàn đồng trang trải chi phí sinh hoạt.

Chị Nguyễn Hồng Dậm là người mẹ trực tiếp chăm sóc các bé được nhận đỡ đầu. Mỗi quý và cuối năm, các con được mẹ đỡ đầu mua quần áo mới, trích từ Quỹ “Ngôi nhà xanh”.Chị Nguyễn Hồng Dậm là người mẹ trực tiếp chăm sóc các bé được nhận đỡ đầu. Mỗi quý và cuối năm, các con được mẹ đỡ đầu mua quần áo mới, trích từ Quỹ “Ngôi nhà xanh”.

Nguồn quỹ thực hiện chương trình "Mẹ đỡ đầu" tại xã Thanh Tùng được sự giúp sức từ mạnh thường quân và kinh phí Hội. Ðặc biệt, phần lớn kinh phí được trích từ mô hình “Ngôi nhà xanh” của Hội LHPN xã. Nguồn quỹ từ mô hình này không chỉ hỗ trợ các em được đỡ đầu mà còn hỗ trợ các em hoàn cảnh khó khăn thông qua Chương trình “Áo mới cho em”, được Hội duy trì từ năm 2022. Vào dịp cuối năm, chương trình sẽ tặng quà, mua quần áo mới cho trẻ được đỡ đầu và tất cả các em hoàn cảnh khó khăn, con hội viên đau ốm bệnh tật trên địa bàn xã.

Ðáp lại tình cảm của các mẹ đỡ đầu, các em rất ngoan, có ý chí vươn lên và đều có thành tích học tập tốt. Em Sơn Văn Phúc chia sẻ: “Con được mẹ Dậm và các mẹ ở xã yêu thương, giúp đỡ, con rất vui. Con hứa sẽ cố gắng học giỏi và chăm ngoan để không phụ lòng các mẹ”.

Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng của cán bộ, hội viên phụ nữ xã. Chương trình đã có những hiệu quả thiết thực, tạo sự lan toả lớn trong cộng đồng, góp phần chung tay chia sẻ, hỗ trợ, chăm sóc nhiều trẻ em mồ côi, khó khăn, tiếp thêm cho các em nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Cũng từ tình thương của các mẹ đỡ đầu đã bù đắp những thiệt thòi của các em, cho các em tuổi thơ vui tươi, hạnh phúc hơn.

Chị Nguyễn Hồng Dậm cho biết, thời gian tới Hội sẽ tiếp tục rà soát để kịp thời tiếp nhận đỡ đầu thêm các trẻ mồ côi nếu có và các trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đẩy mạnh thực hiện những mô hình hiệu quả tốt như "Ngôi nhà xanh", vừa bảo vệ môi trường, vừa có thêm kinh phí thực hiện Chương trình "Mẹ đỡ đầu". Hội sẽ vận động mạnh thường quân để có nhiều phần hỗ trợ hơn cho các em. "Hiện tại, với 3 trường hợp đang nhận đỡ đầu, hội sẽ cố gắng động viên và giúp đỡ để các con học hết cấp 2. Nếu các con tiếp tục học cấp 3, Hội sẽ tạo điều kiện để các con được học tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, sẽ giảm bớt chi phí. Tôi tin rằng, sự yêu thương của tôi và các mẹ trong Chương trình "Mẹ đỡ đầu" sẽ tiếp thêm động lực cho các con trên con đường phía trước”, chị Dậm chia sẻ./.

 

Vân Anh

 

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Hạnh phúc là sự sẻ chia

Phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, hoạt động an sinh xã hội, từ thiện được các tổ chức, cá nhân và mạnh thường quân trên địa bàn huyện Ðầm Dơi quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức.

Lan toả nghĩa cử đẹp

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân ái của mỗi người đối với cộng đồng khi một phần máu tốt của mình có thể cứu sống người bệnh. Thời gian qua, phong trào HMTN trên địa bàn TP Cà Mau luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực không chỉ của lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, mà còn nhận được sự tham gia của đông đảo người dân.

Ấm áp gian hàng 0 đồng của áo xanh tình nguyện

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, các đoàn viên, thanh niên đã và đang chung tay tạo nên những gian hàng 0 đồng hoạt động liên tục để trợ giúp cuộc sống của người lao động chân tay, người nghèo bớt nỗi nhọc nhằn.

Đoàn doanh nghiệp và đại diện Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi hỗ trợ Cà Mau hơn 2 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo

Chiều 2/4, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức tiếp đoàn các doanh nghiệp và đại diện Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, TP Hồ Chí Minh đến thăm, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại tỉnh.

Cộng đồng chung tay chăm lo cho gia đình 2 người mất do tai nạn giao thông

Liên quan đến vụ việc chồng chở vợ đi khám thai bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong cả 2 trên tuyến Quốc lộ 1, những ngày qua, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, thông qua vận động của xã hội đã giúp gia đình lo hậu sự, yên lòng người ra đi.

Chàng trai trẻ thích làm việc thiện

Với tâm niệm góp sức nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, suốt 7 năm qua, chàng trai trẻ Võ Trọng Hữu, 29 tuổi, ở Ấp 7, xã Nguyễn Phích, tích cực thực hiện các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ bà con nghèo, khó khăn, bệnh tật như: xây dựng nhà ở, hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm; chia sẻ với các gia đình khó khăn không may có người thân qua đời; hỗ trợ địa phương xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn.

Trao 55 xe lăn cho nạn nhân da cam và người khuyết tật

Qua rà soát nhu cầu và nguyện vọng của bà con có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Thới Bình, có 55 đối tượng là thương bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) và người khuyết tật cần xe lăn để thuận tiện hơn trong sinh hoạt hằng ngày.