ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 2-2-25 19:08:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Diện mạo mới Tân Hưng

Báo Cà Mau (CMO) Xuất phát điểm còn nhiều khó khăn, nhưng vùng đất Tân Hưng, huyện Cái Nước, giờ đây sức sống mới hiển hiện trong từng ngõ xóm, đường làng. Nhiều mô hình mới, không chỉ vực dậy đời sống người dân mà còn mở ra hướng đi bền vững.

HTX nuôi tôm năng suất cao Tân Hưng là mô hình điểm đột phá, hàng năm xuất ra thị trường lượng lớn sản phẩm, ngoài ra còn đi đầu về ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong canh tác tôm.

Ở tuổi 64, nhưng nông dân Nguyễn Văn Khảm, ngụ ấp Bào Vũng, xã Tân Hưng, vẫn miệt mài làm kinh tế. Ông thường xuyên nghiên cứu, học hỏi áp dụng những mô hình mới vào sản xuất để tăng thu nhập cho gia đình. Ông Khảm bộc bạch: “Trước đây ngoài nuôi tôm, gia đình còn nuôi chồn và cua đinh. Hơn một năm nay thì lấn sân sang trồng cây kiểng. Tận dụng khoảng sân trống trước nhà, tôi trồng hơn 300 gốc bông trang giống Ðài Loan và Mỹ. Ai qua lại cũng khen khuôn viên sạch và xanh, hạn chế cỏ dại và rác. Riêng tôi cũng thoả thú vui tuổi già, chiều ra chăm sóc và tưới cây coi như tập thể dục; mô hình này cũng hướng tới xây NTM ngày càng văn minh, tiến bộ”.

Lộ tiếp lộ, cầu bê tông rộng rãi nối liền đôi bờ nên đường sá thuận tiện đi lại. Ðặc biệt, tại Tân Hưng, những năm gần đây phong trào nuôi tôm phát triển khá mạnh, không chỉ giúp người dân thoát nghèo, vươn lên khá giả mà còn liên kết thành lập HTX. Ðó là HTX nuôi tôm năng suất cao Tân Hưng (ấp Cái Giếng) với 45 thành viên, trong đó 11 thành viên hoạt động trong lĩnh vực nuôi tôm.

Anh Nguyễn Văn Trực, Giám đốc HTX nuôi tôm năng suất cao Tân Hưng, chia sẻ: “Không chỉ hỗ trợ các thành viên về con giống, tiêu thụ sản phẩm, mà từ năm 2018, toàn bộ hệ thống điện, kỹ thuật nuôi tôm bước sang trang mới khi lắp đặt hệ thống chống giật, an toàn cho người nuôi. Cũng từ đó giúp tiết kiệm mức tiêu thụ điện năng, giảm chi phí về điện, một trong những yếu tố quan trọng và đóng vai trò quyết định trong nuôi tôm”.

Một trong những người phất lên nhờ con tôm hay được nhắc đến là anh Huỳnh Xuân Diện (ấp Bào Vũng). Tôi đã có dịp biết đến anh Diện từ trước, nay trở lại, câu chuyện về kinh tế xoay quanh con tôm như: cung cấp tôm giống, nuôi tôm, bán thức ăn cho tôm, lắp ráp máy móc nuôi tôm... được anh chia sẻ rất hào hứng. Không chỉ miệt mài làm kinh tế, anh Diện còn luôn đau đáu, đồng hành trong những sự kiện lớn nhỏ, nhất là chăm lo cho người nghèo, người già, học sinh, các vấn đề về an sinh xã hội.

Ðược biết, lợi nhuận từ con tôm, mỗi năm anh Diện trích một khoản để làm thiện nguyện. Khi thì hỗ trợ vật liệu xây dựng để làm cầu, đường; khi thì mua quà, mua gạo tặng người nghèo những dịp lễ, Tết... Anh làm từ thiện không vì danh tiếng hay lợi nhuận, mà để làm gương cho các con của mình, sống tử tế và tình cảm với mảnh đất quê hương.

"Thời gian qua, sự đoàn kết, đồng lòng của cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên và Nhân dân ngày càng cao, nhất là trong quá trình xây dựng NTM. Sự đầu tư và đóng góp của người dân không hề nhỏ, đặc biệt trong việc mở rộng các tuyến đường 1 m, dưới 1 m để thông thương thuận lợi với các xã, huyện lân cận. Trên địa bàn xã có 5/6 điểm trường đạt chuẩn quốc gia, đây là niềm vui lớn, từng bước nâng chất giáo dục, đó là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Ðời sống người dân ngày càng khởi sắc, ý thức và hành động được nâng lên rõ rệt. Ðặc biệt, nhiều người đi làm ăn xa, khi thành công đều trở về quê hương tổ chức nhiều chuyến từ thiện, giúp đỡ bà con, đó là điều tự hào, cũng là truyền thống tốt đẹp của người dân Tân Hưng”, ông Nguyễn Văn Hắng, Chủ tịch UBND xã Tân Hưng, chia sẻ./.

 

Yến Nhi

 

Ðất lạ hoá quê hương

Có nhiều lý do đưa họ đến với Cà Mau - mảnh đất cực Nam của Tổ quốc. Song, điều khiến họ gắn bó là do đất lành mang đến cuộc sống ấm no và tình người ấm áp. Trên quê hương thứ hai, họ góp sức khai phá, dựng xây, biến vùng đất hoang sơ thuở nào trở thành vùng đất trù phú, đa dạng về cách phát triển kinh tế.

Tiềm năng tín chỉ carbon

“Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cũng như các hướng dẫn về tín chỉ carbon vẫn chưa đầy đủ, các địa phương cũng chỉ dừng lại ở việc tập huấn, nâng cao nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm, mời gọi các tổ chức để khảo sát, nghiên cứu và thực hiện các bước chuẩn bị. Mặc dù vậy, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đang rất quan tâm vấn đề này, qua đó tiếp tục tăng cường công tác trồng, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng, để đến khi hoàn thiện thể chế, có thể sẵn sàng tham gia thị trường tín chỉ carbon”, ông Phan Hoàng Vũ thông tin.

Những 'điểm sáng' an sinh năm 2024

Lao động, việc làm năm 2024 có nhiều điểm sáng, đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đem lại những hiệu quả lớn.

Hội thi “Bánh chưng xanh” người lính biển

Trong 2 ngày 26-27/1 (nhằm 27-28 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức Hội thi “bánh chưng xanh” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Xuân về phum sóc

Mùa xuân mới đang điểm tô rực rỡ từ thành thị đến từng làng quê, phum sóc, nhà nhà háo hức đón chào năm mới. Bộ mặt nông thôn đang được thay áo mới, những tuyến đường hoa, hàng rào cây xanh chạy dài theo các tuyến lộ bê tông. Những cánh hoa tươi thắm khoe sắc như điểm tô cho mùa xuân no ấm, sum vầy.

Tròn đầy yêu thương

Dù không phải là nhà, nhưng ngày Tết ở những nơi đặc biệt như Trung tâm Bảo trợ xã hội, Làng trẻ em SOS, không khí vẫn rộn ràng, ấm áp, tràn đầy tình yêu thương.

Mùa vui ở vùng đồng bào dân tộc

Những ngày này, về vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Trần Văn Thời, U Minh, sẽ thấy cảnh đồng bào Khmer nơi đây đang tất bật thu hoạch lúa, hoa màu và sản xuất các mặt hàng truyền thống bán dịp Tết.

Hương tết quê nhà

Chiều 26/1/2025 (nhằm 27 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Bảo tàng tỉnh Cà Mau tổ chức Chương trình “Hương tết quê nhà” trong không khí ấm áp của những ngày giáp tết. Đây là sự kiện đặc biệt, không chỉ mang lại cho mọi người những trải nghiệm thú vị về tết cổ truyền, mà còn là dịp để mọi người cùng nhau ôn lại những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là những phong tục, tập quán ngày tết tại vùng đất Cà Mau.

600 phần quà tết ấm lòng người khiếm thị và người khó khăn

Ngày 26/1/2025 ( nhằm ngày 27 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Thiền viện Trúc Lâm Cà Mau tổ chức trao 600 phần quà cho người khiếm thị, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao 200 suất quà cho hội viên nông dân nghèo

Sáng 26/1, tại huyện Thới Bình, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do đồng chí Phan Như Nguyện, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao 200 suất quà cho hội viên nông dân tỉnh Cà Mau.