ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 5-2-25 15:41:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Diễn viên Lý Hải: Hy vọng phần tiếp theo có bối cảnh Ðất Mũi

Báo Cà Mau Lý Hải cho biết cinetour vừa qua đã kết nối anh và đoàn phim với khán giả Cà Mau nhiều hơn. Nam đạo diễn mong muốn, phần tiếp theo của phim sẽ có bối cảnh quay tại miền đất cực Nam Tổ quốc.

Lý Hải chụp ảnh cùng một khán giả lớn tuổi tại Cà Mau.

- Chào anh Lý Hải, vì sao phần 7 của "Lật mặt", anh chuyển sang chủ đề tình cảm gia đình và những mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái?

Lý Hải: Mỗi năm, tôi muốn thay đổi thể loại, thay đổi nội dung. Tôi ấp ủ đề tài gia đình rất lâu, xuất phát từ mẹ ruột và những đứa con của tôi. Nếu nhân vật người mẹ trong phim là Nguyễn Thị Hai thì mẹ ruột của tôi ở ngoài đời tên là Phạm Thị Hai. Tôi “bê” 90% tính cách và con người của mẹ tôi vào nhân vật bà Hai.

Những phần trước, phim của tôi đa phần cấm trẻ em dưới 16 tuổi. Khi tôi ngồi dựng phim ở nhà, các con đi học về ghé qua phòng dựng để xem, nhưng tới những phân đoạn nhạy cảm, tôi phải cho các con ra ngoài để mình làm việc. Các con tôi mới nói: “Tại sao ba không làm phim để con hay bạn bè của con thích xem phim có thể thưởng thức phim của ba?”. Từ đó, tôi ấp ủ mong muốn làm một bộ phim mà con nít cũng xem được. Ðể cả 3 thế hệ cùng xem được, thì chỉ có dòng phim gia đình.

- Phim về đề tài gia đình lên màn ảnh rộng ít khi tạo được bứt phá về doanh thu, trước khi làm đề tài này, anh và chị Minh Hà có cân nhắc không?

Lý Hải: Khi thực hiện một dự án nhưng cứ đặt nặng chuyện doanh thu, sẽ rất khó làm. Lý Hải - Minh Hà khi làm phim đều muốn kể một câu chuyện thật tốt, nhiều người đồng cảm với mình là đã thành công. Nếu ngay từ đầu làm phim mà cứ nghĩ không thành công sẽ khó cho công việc tiến hành suôn sẻ.

Lý Hải nhận quà từ khán giả Cà Mau ngay buổi giao lưu tại rạp.

- Bắt tay vào viết kịch bản cho "Lật mặt 7: Một điều ước", điều gì khó khăn và trăn trở nhất với anh?

Lý Hải: May mắn là tôi có vốn sống rộng. Khi "Lật mặt 7: Một điều ước" quay ở 5 địa điểm khác nhau, ngoài cài cắm thông điệp, còn có những nét văn hoá đặc trưng vùng miền, để khi xem phim xong, mọi người hiểu thêm về vẻ đẹp và con người nơi đó. Ðiều đặc biệt khó khăn khi tôi làm phim là, với sự phát triển chung của thị trường điện ảnh, làm sao phim hay mà không bị lai căng, vẫn giữ được nét Việt Nam. Ðây cũng là điều khiến tôi trăn trở rất nhiều. Tôi mong khán giả xem phim xong sẽ thấy đây là bộ phim không giống phim Mỹ, Hàn hay phim của một đất nước nào đó, mà là phim Việt Nam 100%.

- Những mâu thuẫn trong đề tài gia đình của phim được anh lấy từ đâu, để làm cho thật và gần nhất?

Lý Hải: Ý tưởng phim được tôi lấy từ gia đình mình, nhưng khi phát triển các nhân vật khác của phim, tôi phải tưởng tượng. Ðiều này bắt nguồn từ vốn sống. Tôi cũng may mắn, vào thời điểm chạy show ca nhạc từ Bắc chí Nam, tôi có cơ hội được sống và giao tiếp với nhiều người ở nhiều vùng miền khác nhau, nên khi bắt tay vào viết kịch bản cũng không quá khó khăn. Sau khi viết xong, tôi lại cùng ê kíp đi đến từng địa điểm thực tế như cảng cá, vườn hoa... để tìm bối cảnh gần với kịch bản nhất, sau đó quay về chỉnh sửa sao cho phù hợp và logic nhất có thể.

- Ðể giữ vững thương hiệu "Lật mặt" được tạo dựng nhiều năm qua, anh nghĩ bản thân đã làm được điều gì?

Lý Hải: Ðể tạo nên thương hiệu phim dài đến phần 7 như thế này, không phải một mình tôi có thể làm được. Ðầu tiên, đứng sau lưng tôi là bà xã Minh Hà phải hỗ trợ 100%. Thứ hai là ê kíp hàng trăm người cùng nhau tạo nên sản phẩm tốt. Mỗi cá nhân trong ê kíp đều góp từng chút, xây từng viên gạch cho thương hiệu "Lật mặt". Ðây là thành quả lao động của cả tập thể, chứ không là của riêng tôi.

Nam diễn viên luôn vui vẻ chụp ảnh và trả lời câu hỏi của các khán giả trẻ ở Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh...

- "Lật mặt" phần tiếp theo có khiến anh đau đầu, vì mỗi ngày khán giả cần cái mới và thương hiệu phim của anh cũng cần món ăn mới cho khán giả?

Lý Hải: Năm nào cũng thế, tôi đều muốn thay đổi thể loại, thay đổi chủ đề để bản thân không bị giậm chân tại chỗ. Xã hội đang vận hành và phát triển, thế nên phải luôn học hỏi, tìm hiểu sự phát triển chung của xã hội đã đi đến đâu, để không bị tụt hậu. Tôi cũng phải phấn đấu, xem khán giả sắp tới cần gì để đáp ứng.

- Lần đến Cà Mau này, anh có cảm nhận gì?

Lý Hải: Cinetour đến miền Tây, trong đó có Cà Mau, là cơ hội để tôi trực tiếp gặp mặt khán giả. Những khán giả trực tiếp này đã nói với tôi rất nhiều tâm tư, nguyện vọng, những gì thật nhất sau khi họ xem phim, hơn là những bình luận trên mạng xã hội. Khi tôi đứng phía trong quan sát khán giả xem phim, tôi để ý khán giả cảm động đoạn nào, để sau đó hỏi ý kiến trực tiếp. Các khán giả Cà Mau dễ thương vô cùng. Các cô chú, anh chị, các em, các con hiểu sâu sắc câu chuyện mà tôi truyền tải. Nhiều bạn trẻ ở Cà Mau nói với tôi, sau khi xem phim xong đã có sự thay đổi trong góc nhìn với gia đình, đặc biệt là tình cảm con cái dành cho cha mẹ. Nhiều bạn trẻ đã biết dẫn mẹ đi xem phim, đi ăn... tức là đã biết quan tâm đến mẹ. Có bạn còn nói muốn chụp một tấm hình tập thể với gia đình, vì sau khi xem phim xong đã phát hiện ra đã bao nhiêu năm mình chưa có tấm hình gia đình nào. Tôi thấy trong rạp có những bé mới 4, 5 tuổi xem và hiểu, cười và khóc như những người lớn.

- Khán giả Cà Mau mong anh có thể chọn nơi đây làm bối cảnh trong phần mới của "Lật mặt", anh nghĩ sao?

Lý Hải: Mỗi năm, mỗi phần phim, tôi đều quan tâm đến nội dung trước, sau đó mới tìm bối cảnh. Tôi không hứa trước có thể quay ở Cà Mau không, mặc dù khán giả ở đây lúc nào cũng dễ thương và lần nào xuống cũng tặng quà tự tay làm, khiến tôi xúc động vô cùng. Tôi chỉ hy vọng, phần tiếp theo của phim sẽ có những bối cảnh liên quan đến Ðất Mũi Cà Mau để đoàn phim có thể về quay và kết nối với người Cà Mau nhiều hơn.

- Cảm ơn anh về buổi trò chuyện này!

 

Hồng Thắm thực hiện

 

Mâm cơm ngày Tết

Quê tôi ở Bạc Liêu, giáp bán đảo Cà Mau của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tôi thấy mâm cơm ngày Tết quê mình cứ hằn sâu trong tâm khảm, đi đâu, làm gì cũng nhớ khi mấy ngọn gió chớm xuân len lỏi kéo về.

Về nơi phù sa

Mẫn nói với tôi, trong người thấy âm u quá, muốn đi đâu đó xa xa "chữa lành". Người đầu tiên nó nghĩ đến là tôi, bởi trong đầu đã ghim sâu cái ấn tượng “nghe nói Cà Mau xa lắm”. Tôi và Mẫn học cùng khoá ngành du lịch, sau khi tốt nghiệp thì cùng vào làm một công ty lữ hành. Cho đến thời điểm dịch bùng phát, mọi thứ đảo lộn. Tôi nghiệm ra chân lý, không đâu bằng quê mình, thế là về Cà Mau phụ tía má làm điểm homestay nho nhỏ. Còn Mẫn vẫn mải miết với những chuyến đi.

Nhớ thời diễn hài ở Miền Tây

Hài là món ăn tinh thần không thể thiếu của khán giả nói chung và người dân miền Tây nói riêng vào thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Thế nên, cứ đến tết Nguyên đán, bà con lại mong ngóng các đoàn về quê biểu diễn, với những tên tuổi nghệ sĩ nổi tiếng, để ngày Tết được cười “thả ga”.

Khơi nguồn cảm hứng

Trong thế giới đầy biến động của nghệ thuật, có những nghệ sĩ không chỉ chinh phục trái tim công chúng bằng những tác phẩm tuyệt vời mà còn góp phần truyền cảm hứng mạnh mẽ đến những người xung quanh. Một trong số đó là Hoạ sĩ Lý Cao Tấn.

Khai mạc Hội thi lân - sư - rồng và biểu diễn võ thuật mừng xuân Ất Tỵ

Sáng 26/1, tại sân quần vợt Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch khai mạc Hội thi lân - sư - rồng và biểu diễn võ thuật mừng xuân Ất Tỵ năm 2025. Đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các huyện, TP Cà Mau, các doanh nghiệp, các đội lân sư rồng, các câu lạc bộ võ thuật trong tỉnh và hơn 800 người dân đến xem và cổ vũ.

Bé vui Tết xưa

Những ngày giáp tết Nguyên đán, tại các trường mầm non, không gian ngập tràn sắc xuân với hình ảnh đặc trưng của phiên chợ quê như: thúng, nia, bánh chưng, bánh tét, dưa hấu, cành mai, cành đào, câu đối đỏ...

Xuân Quê hương 2025-Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước

Tối 19/1, Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt Xuân Quê hương 2025 với chủ đề “Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" - chương trình thường niên thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trên toàn thế giới đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Danh hài Hồng Tơ - Nhớ thời hoàng kim tấu hài Tết

Danh hài Hồng Tơ không giấu sự tiếc nuối khi thời hoàng kim của tấu hài qua đi, khiến cái Tết cũng đôi phần vơi bớt không khí rộn ràng.

KHI THÁNG CHẠP VỀ

Ai thả chút nắng mềm lên tháng Chạp Mà ngày như chìm giữa khoảng trời đông Sương sớm vẫn ngủ vùi trong ngọn bấc Cho người còn khoe áo lạnh cuối năm

Giao thoa tín ngưỡng dân gian

Văn hoá dân gian, trong đó có tín ngưỡng dân gian từ bao đời nay như những mạch nguồn dồi dào trong dòng chảy không ngừng của văn hoá. Nó có sức sống và đầy hấp dẫn. Do tồn tại trong những điều kiện lịch sử cụ thể, từng thời điểm, từng địa phương cũng có những khác biệt khó lẫn lộn, cũng như từ sự phong phú đó đã dựng nên những màu sắc đặc thù gắn liền với vùng đất được khai phá và xây dựng.