ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 14:43:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Định cư nhưng… chưa an cư

Báo Cà Mau (CMO) Dù được di dời vào khu tái định cư gần 10 năm nhưng 311 hộ dân ở xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển vẫn chưa an cư vì không đất sản xuất, không việc làm ổn định nên cuộc sống rất khó khăn, phải tha hương kiếm sống.

Hình ảnh đầu tiên trước mắt chúng tôi khi tìm về khu tái định cư CWPD (Dự án tái định cư do Chính phủ Hà Lan tài trợ) là những ngôi nhà bỏ hoang phủ đầy cỏ dại, đất đai hoang tàn không sức sống. Hỏi ra mới biết, đây là xóm nghèo nhất xã Tân Ân. Người dân nơi đây sinh sống bằng việc bắt ba khía, đào sâm đất, bắt cá thòi lòi…

Khu tái định cư thành... xóm nghèo

Được biết, khu tái định cư CWPD được triển khai, xây dựng từ năm 2004, đến năm 2008 hoàn thành và đưa người dân vào sinh sống. Đối tượng được vào đây ở là những hộ dân không có chỗ ở, không có nghề nghiệp ổn định, sinh sống ven biển và khu vực rừng phòng hộ xung yếu, ngoài đê biển.

Vì mưu sinh, nhiều người vào rừng đào sâm đất, bắt ốc len để kiếm sống.

Bà Nguyễn Thị Tiến (66 tuổi, ngụ xã Tân Ân) cho biết: “Trước tôi ở xã Đất Mũi, di dời về đây cũng đã 10 năm nay. Về đây không có đất sản xuất, muốn làm gì cũng khó khăn. 2 đứa con trai đi bạn cho một ghe biển nhưng kinh tế gia đình vẫn không mấy khả quan”.

“Theo quy hoạch, dự án có 311 hộ được cấp đất và nhà ở. Trong số này chỉ có 139 hộ là có đất sản xuất, 172 hộ không có đất sản xuất. Hầu hết các hộ đều sinh sống bằng nghề làm thuê, khai thác thuỷ sản ven biển và có cuộc sống rất khó khăn”, ông Lý Thanh Hùng, công chức địa chính xã Tân Ân, thông tin.

Cũng theo ông Hùng, toàn xã Tân Ân hiện có 98 hộ nghèo nhưng tại khu CWPD đã chiếm trên 40 hộ.

“Do hộ nghèo đông lại thiếu đất sản xuất nên chính quyền địa phương gặp không ít khó khăn trong việc hỗ trợ sinh kế cho ngươi dân tại khu tái định cư này”, ông Hùng nói.

Bán nhà, tha hương kiếm sống

Cấp đất, xây nhà và hỗ trợ cả nguồn vốn để chăn nuôi với mong muốn giúp người dân được an cư, lạc nghiệp, nhưng sau khi quy hoạch người dân vào ở thì thực tế hoàn toàn ngược lại.

Khi được chọn là đối tượng vào khu tái định cư CWPD, mỗi hộ được Nhà nước cấp đất ở và một căn nhà trị giá 32 triệu đồng, hỗ trợ 4 con heo cùng với 80% giá trị thức ăn. Nhưng hiện tại trong số 311 hộ chỉ có 181 hộ ở cố định, còn 130 hộ đã bỏ đi làm ăn xa, ở các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh... mỗi năm chỉ về lại địa phương vài ngày. Thậm chí, có hộ bán cả nhà đất đi nơi khác vì ở địa phương không sống được.

Chủ tịch UBND xã Tân Ân Nguyễn Phương Nam chia sẻ: “Cứ nghĩ khi giúp người dân có chỗ ở sẽ giúp họ an cư lạc nghiệp nhưng thực tế lại không được như mong muốn. Nhiều hộ không chỉ bỏ đi mà còn đem đất, nhà được cấp bán lại cho người khác”.

Bà Hữu Thị Sang (74 tuổi, ngụ xã Tân Ân) bày tỏ: “Không có nhà ở, không nghề nghiệp ổn định, được Nhà nước lo chỗ ở, hỗ trợ vốn chăn nuôi đàng hoàng, vậy mà không biết trân trọng, bỏ đi nơi khác. Thậm chí họ còn bán đất, bán nhà. Chúng tôi sống ở đây, đời sống cũng khó khăn nhưng muốn được hỗ trợ còn không được”.

Chỉ tay về phía căn nhà đóng cửa đã lâu, anh Mai Thanh Lâm, Trưởng ấp Dinh Hạn, xã Tân Ân, nói: “Căn nhà vừa được một hộ dân ở xóm mua lại với giá 17 triệu đồng nhưng chưa thấy dọn đến ở”.

Khi được hỏi nguyên nhân vì sao người dân được cấp nhà ở đàng hoàng nhưng lại bỏ đi, ông Nguyễn Phương Nam nói: “Do cuộc sống ở địa phương rất khó khăn, số người vào tái định cư chủ yếu là những người không có việc làm ổn định, lại không sinh sống cố định một chỗ. Họ thường xuyên di chuyển để mưu sinh. Đa phần những ngôi nhà bỏ trống, những khu đất hoang nơi đây đều đã bị sang bán lại hết, giá chỉ từ 17-20 triệu đồng”./.

Trần Quốc Khải 

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.