ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 24-9-24 05:29:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý giáo dục

Báo Cà Mau (CMO) Trích tham luận của Tiến sĩ Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025

...Toàn ngành hiện có 508 cơ sở giáo dục công lập từ mầm non đến các cấp học phổ thông, 78 cơ sở giáo dục ngoài công lập, chủ yếu là cấp học mầm non và tiểu học. Giáo dục nghề nghiệp có 3 cơ sở, có 2 chi nhánh trường đại học trên địa bàn. Quy mô học sinh, sinh viên ở các cấp học hiện nay trên 260.000, nếu tính cả số sinh viên được đào tạo ngoài tỉnh, mỗi năm có khoảng 5.000 sinh viên ra trường, bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cho tỉnh.

Những năm qua, GD&ĐT Cà Mau không ngừng phát triển về quy mô, chất lượng giáo dục toàn diện. Đến nay, mạng lưới giáo dục phủ khắp các địa phương trong tỉnh, mỗi xã đều có trường mầm non, tiểu học và THCS. Một số xã có trường THPT. Cùng với giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn có nhiều tiến bộ, đầu tư cho giáo dục đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của người dân. Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển theo hướng chuẩn hoá và hội nhập. Trường chuẩn quốc gia mức độ 1 đạt 59,45%, trong đó có 9 trường đạt chuẩn mức độ 2. Học sinh đỗ tốt nghiệp THPT chất lượng nâng lên theo từng năm, cao hơn bình quân chung của cả nước...

Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu đạt được có thể thấy, chất lượng giáo dục có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng; giữa dạy chữ và dạy người; chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá chậm đổi mới; quản lý Nhà nước về giáo dục còn bất cập; giáo dục nghề nghiệp còn nhiều hạn chế. Cách thức tổ chức phân luồng học sinh còn lúng túng. Chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Nội dung chương trình ở các cấp học thay đổi nhiều nhưng thiếu tính ổn định, nặng về lý thuyết, chưa phù hợp với nhu cầu và khả năng học tập của học sinh và yêu cầu phát triển chung của xã hội. Phương pháp dạy học về cơ bản vẫn theo lối truyền thụ một chiều, đòi hỏi người học phải ghi nhớ thuộc lòng, điều kiện, hiệu quả giáo dục kỹ năng thực hành, trải nghiệm, khả năng vận dụng còn hạn chế. Một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Các chế độ chính sách đối với nhà giáo chưa tạo được sự khuyến khích. Cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật phục vụ giảng dạy, học tập còn thiếu, chưa đồng bộ, nhìn chung là còn lạc hậu.

Những năm qua, ngành GD&ĐT Cà Mau không ngừng phát triển về quy mô và chất lượng.Ảnh: Minh Tấn

Nguyên nhân của thực trạng trên là do nội dung chương trình chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Giữa học lý thuyết với kỹ năng thực hành, trải nghiệm ở giáo dục phổ thông còn chênh nhau; giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa đảm bảo tính liên thông, đào tạo chưa gắn với cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; nguồn lực ngân sách và xã hội đầu tư cho giáo dục còn thấp so với nhu cầu.

Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục khó khăn, hạn chế nêu trên, ngành GD&ĐT đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác quản lý giáo dục. Cần có những chủ trương, chế định nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục. Trước yêu cầu hiện nay, một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là tiếp tục rà soát, sắp xếp, phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập; đổi mới tư duy, tăng cường phân cấp, phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp và mỗi cơ sở giáo dục; đề xuất tuyển chọn, đào tạo giáo viên theo địa chỉ, sắp xếp đúng vị trí việc làm; giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn đặt ra, những vấn đề xã hội quan tâm trong quá trình đổi mới giáo dục; tăng cường sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền và giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trên các phương diện giáo dục.

Thứ hai, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học từ mầm non, phổ thông đến giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả lộ trình Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, thiết thực, phù hợp; đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng mở, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Chú trọng xây dựng trường học 2 buổi/ngày, trường bán trú, đầu tư điểm trường chính và xây dựng một số trường chất lượng cao...

Thứ ba, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, trung thực,chú trọng giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. Mục tiêu của giáo dục và đào tạo nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Xây dựng môi trường nhà trường lành mạnh giúp học sinh rèn luyện, trưởng thành, góp phần hình thành lý tưởng cách mạng, đạo đức cao đẹp, lối sống nghĩa tình, tuân thủ pháp luật, từng bước hoàn thiện nhân cách. 

Thứ tư, phát triển giáo dục ngoài công lập hài hoà với giáo dục công lập. Mô hình đào tạo ngoài công lập đang mang lại nhiều nét tươi mới trong hệ thống giáo dục của tỉnh. Ngành giáo dục sẽ tiếp tục nghiên cứu đề xuất cấp thẩm quyền tạo cơ chế, chính sách, ưu đãi giao đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, miễn tiền thuê đất và hưởng mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo điều kiện vay vốn, chuyển đổi cơ sở vật chất công lập để thu hút mạnh mẽ hơn các nguồn lực đầu tư, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để tỉnh là điểm đến hấp dẫn lĩnh vực GD&ĐT. 

Thứ năm, đa dạng hoá nguồn lực tài chính, nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục. Đảm bảo nguồn lực vật chất, công nghệ thông tin - truyền thông cho việc nâng cao chất lượng GD&ĐT. Tiếp tục rà soát, đề xuất cấp thẩm quyền ban hành chính sách học phí phù hợp từng giai đoạn; đa dạng hoá các loại hình trường lớp, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, tạo điều kiện để người học có nhiều cơ hội lựa chọn./.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.

Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng chất lượng dạy học

Xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học là hết sức cần thiết và là xu thế tất yếu, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Trường THPT Thái Thanh Hoà, huyện Ðầm Dơi, đã có nhiều cố gắng trong ứng dụng CNTT vào việc dạy học, công tác quản trị nhà trường.

Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Năm học 2023-2024, tỉnh Cà Mau có 99,31% học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Nhằm phấn đấu 100% HSSV tham gia BHYT năm học 2024-2025, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các trường học trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh, để đảm bảo tất cả HSSV, bất kể điều kiện kinh tế hay hoàn cảnh gia đình, đều có cơ hội nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết.

Ðảm bảo chất lượng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Chia sẻ về nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học 2024-2025, ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), cho biết, toàn ngành sẽ tập trung quán triệt phương châm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong mọi hoạt động giáo dục: "Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, làm chủ thể - thầy cô giáo làm động lực - nhà trường làm bệ đỡ - gia đình làm điểm tựa - xã hội làm nền tảng".