ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 09:17:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðổi thay kênh xáng Minh Hà

Báo Cà Mau Kênh xáng Minh Hà dài khoảng 30 km, thuộc 2 huyện: Trần Văn Thời và U Minh. Kênh bắt nguồn từ sông Ông Ðốc (đoạn Tắc Thủ) đổ ra cửa Sào Lưới. Tên con kênh được đặt từ sự kết nghĩa giữa 2 tỉnh Minh Hải (nay là 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu) và tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Ninh Bình và Nam Ðịnh).

Khu vực tuyến kênh xáng Minh Hà xưa kia là vùng kinh tế mới rất khó khăn, hầu hết người dân nơi đây đến từ Ninh Bình và Nam Ðịnh. Với khối óc và bàn tay lao động, sự cần cù, lam lũ, chịu thương chịu khó của người Hà Nam Ninh đã biến vùng đất hoang sơ, phèn mặn của vùng U Minh Hạ thành làng quê trù phú. Với lúa cao sản 2 vụ/năm, kinh tế rừng phát triển, vườn hoa màu và cây trái tốt tươi... đời sống của Nhân dân ngày càng phát triển.

Không những thế, hiện nay, dọc kênh xáng Minh Hà có nhiều điểm du lịch: Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Ðiểm Du lịch sinh thái Cà Mau (Cà Mau - ECO), Ðiểm Du lịch sinh thái Mười Ngọt... làm thay đổi diện mạo quê hương và đời sống Nhân dân ngày càng khá giả.

Sự trù phú của khu vực kênh xáng Minh Hà.

 

Người dân sống dọc tuyến kênh Minh Hà phát triển mạnh nghề trồng màu, đặc biệt là bí đỏ và các loại rau, củ, quả.

 

Minh Hà là con kênh huyết mạch vận chuyển hàng hoá của bà con nơi đây.

 

Thương lái khắp nơi đổ về kênh xáng Minh Hà thu mua nông sản.

 

Cầu bắc qua kênh Minh Hà thuộc địa bàn ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tạo điều kiện cho người dân giao thương dễ dàng.

 

Dọc tuyến kênh Minh Hà có nhiều điểm du lịch. (Trong ảnh: Ðiểm Du lịch sinh thái Cà Mau).

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Ấm áp mùa thi

Trong hai ngày 25-26/6, tại 17 điểm thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh, hơn 1.600 lượt tình nguyện viên từ 34 đội hình “Tiếp sức mùa thi” đã đồng hành, sẻ chia, lan toả yêu thương bằng những hành động thiết thực và đầy cảm xúc.

Đồng hành cùng sĩ tử

Ngày 26/6, cùng với hơn 1,1 triệu thí sinh cả nước, tỉnh Cà Mau có hơn 11.100 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

  “Trải nghiệm để trưởng thành”

Từ ngày 24 - 27/6, Nhà Thiếu nhi tỉnh tổ chức hành trình “Trải nghiệm để trưởng thành” với sự tham gia của 50 em thiếu nhi, diễn ra tại Nhà Thiếu nhi tỉnh và Khu du lịch Nhà Mát (Bạc Liêu).

Cà Mau qua góc nhìn nhà báo - nghệ sĩ nhiếp ảnh

Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam tỉnh Cà Mau hiện có 21 hội viên, trong đó có nhiều hội viên đồng thời cũng là nhà báo. Dù hiện đã nghỉ hưu hay vẫn đang công tác tại các cơ quan báo chí, trong cả quá trình dài làm nghề, các nhà báo - NSNA đã đóng góp công sức to lớn cho sự trưởng thành của phong trào nhiếp ảnh trong tỉnh và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí địa phương.

Thầm lặng hậu kỳ

Vinh dự tác nghiệp ở Trường Sa

Điều vinh dự và thiêng liêng nhất của người làm báo có lẽ là được tác nghiệp trên quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1, không chỉ dâng trào niềm tự hào về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, mà còn là một trải nghiệm vô cùng đặc biệt.

Nâng cao năng lực xét nghiệm

Nâng cao năng lực xét nghiệm không chỉ góp phần quan trọng cho khám và điều trị bệnh, mà còn giữ vai trò không thể tách rời trong phòng, chống dịch ở cộng đồng. Chính vì thế, thời gian qua, hoạt động xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh không ngừng được đầu tư, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu kiểm soát dịch bệnh cũng như điều trị cho người dân địa phương.

Tạo động lực phát triển từ các công trình trọng điểm

“Bên cạnh nguồn vốn đầu tư công được phân bổ hằng năm và vốn của địa phương, những năm gần đây, nguồn đầu tư Trung ương thực hiện các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Cà Mau rất lớn, được đánh giá sẽ tạo nền tảng, động lực cho tăng trưởng đột phá, nhảy vọt của kinh tế - xã hội địa phương trong tương lai gần”, ông Trần Công Khanh, Phó Giám đốc Sở Tài chính, cho biết.

Về với miền quê

Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, có một nơi vẫn giữ vẹn nguyên vẻ đẹp mộc mạc, bình dị nhưng lại mang sức hút kỳ lạ, đó chính là những miền quê của Cà Mau.

Ươm giống trồng rừng

Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ lâm sản trên thị trường rất lớn, nhất là thị trường xuất khẩu. Nắm bắt cơ hội này, người dân trên đất rừng U Minh Hạ mạnh dạn phát triển nghề ươm giống keo lai, không những đáp ứng việc trồng rừng ở địa phương, mà còn xuất bán đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với số lượng lớn, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động.