ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 28-7-25 04:29:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vùng dân tộc đổi thay nhờ chính sách

Báo Cà Mau Thời gian qua, nhờ thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giúp bộ mặt nông thôn và đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer trên địa bàn huyện Trần Văn Thời không ngừng được cải thiện.

Toàn huyện Trần Văn Thời có trên 2.190 hộ đồng bào dân tộc Khmer, tập trung nhiều ở 3 xã: Khánh Hưng, Khánh Bình Tây và Trần Hợi. Trong đó, Khánh Hưng là xã có đông đồng bào dân tộc Khmer nhất, với 416 hộ, chiếm 9,37% dân số toàn xã.

Những năm qua, nhờ được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng các công trình cầu, lộ nông thôn, lưới điện, công trình nước sạch, trường học, trạm y tế; dạy nghề, đào tạo nghề; hỗ trợ xây cất nhà, vốn sản xuất, tạo sinh kế, nên đời sống hầu hết bà con đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn huyện có bước phát triển khá, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, nhất là hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn.

Lộ bê tông thông thoáng ở ấp Kinh Ðứng B, xã Khánh Hưng.

Gia đình ông Huỳnh Lộc, dân tộc Khmer, ấp Kinh Ðứng B, xã Khánh Hưng, có 4 nhân khẩu, trước đây thuộc diện hộ nghèo. Vợ chồng ông cùng lao động nhưng do thiếu vốn, ít đất sản xuất nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Sau khi được Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hỗ trợ cho vay 50 triệu đồng, vợ chồng ông đầu tư cải tạo đất, trồng các loại hoa màu để bán. Thời gian rảnh, ông Lộc đi làm thuê để kiếm thêm thu nhập. Nhờ đó, cuộc sống gia đình ngày một khởi sắc. Vợ chồng ông cất được căn nhà trị giá hơn 200 triệu đồng; có điều kiện chăm lo cho 2 con học hành chu đáo và thoát nghèo vào tháng 10/2022.​

Từ chính sách ưu đãi, hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế, nhiều hộ dân tộc Khmer đã tự lực vươn lên. Ðiển hình như ông Huỳnh Mác, 66 tuổi, ấp Kinh Ðứng B, xã Khánh Hưng. Sau khi được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm các mô hình sản xuất, ông mạnh dạn đầu tư vốn, lên liếp 5 công đất thực hiện mô hình sản xuất đa cây, đa con kết hợp.

Trên bờ liếp, ông trồng các loại cây ăn trái như: mãng cầu, mít, xen canh đậu bắp, dưa gang. Dưới mương, ông thả nuôi các loại cá ao hồ, cá đồng. Ông còn chăn nuôi thêm heo, gà, vịt để lấy ngắn nuôi dài. Hằng năm, ông trồng lúa 2 vụ trên diện tích 2,5 ha. Từ mô hình sản xuất đa cây, đa con kết hợp này, mỗi năm trừ các khoản chi phí, gia đình còn lãi trên 100 triệu đồng. Sau nhiều năm tích luỹ, năm 2021, vợ chồng ông Mác đã xây dựng được căn nhà khang trang trị giá trên 1 tỷ đồng. Ông Huỳnh Mác còn được tín nhiệm làm Trưởng ban Quản trị chùa Tam Hiệp, xã Trần Hợi.

Từ mô hình sản xuất đa cây, đa con kết hợp, mỗi năm trừ các khoản chi phí, gia đình ông Huỳnh Mác lãi trên 100 triệu đồng.

Triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn I: 2021-2025, huyện Trần Văn Thời đã thực hiện được nhiều dự án quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; tiểu dự án các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, với số vốn hàng chục tỷ đồng.

Nhờ những chính sách đầu tư ưu tiên, diện mạo vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện đang thay đổi từng ngày.

Ông Huỳnh Mác nhìn nhận: “Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, bà con ý thức hơn trong việc giữ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp, tích cực thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, làm ăn phát triển hơn mấy năm trước. Có được sự sung túc, phát triển này cũng nhờ các chính sách của Ðảng, Nhà nước đã hỗ trợ đồng bào dân tộc, nhất là về đất ở, nhà ở, vốn, giống, kỹ thuật sản xuất nên cuộc sống bà con đồng bào dân tộc Khmer ngày một khá lên”./.

 

Hà Phương

 

Phát huy vai trò Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, đóng góp lớn cho kinh tế

“Là trung tâm, trái tim công nghiệp của tỉnh, Cụm công nghiệp Khí - Điệm - Đạm Cà Mau cần tiếp tuc phát huy xứng đáng kết quả đạt được, theo kịp xu thế phát triển, đóng góp tích cực và nhiều hơn cho ngân sách và xã hội địa phương”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Chí Nguyện nêu tại buổi đến khảo sát, làm việc tại Cụm công nghiệp Khí - Điện - Đam Cà Mau (xã Khánh An).

Bất cập quản lý thiết bị bay không người lái

Những năm gần đây, drone hay còn gọi là máy bay không người lái trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên cũng đặt ra không ít thách thức cho công tác quản lý. 

 “Kết nối giá trị – Lan tỏa thành công”

Đây cũng chính là chủ đề của buổi họp mặt xúc tiến đầu tư và thương mại do Câu lạc bộ Doanh nghiệp Cà Mau (CDCM) tổ chức tối 18/7, nhằm tăng cường kết nối, chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác phát triển bền vững trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh nhà.

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh ký kết phối hợp với các hội, đoàn thể

Chiều 18/7, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động uỷ thác 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

Mô hình tiền triệu giữa lòng đô thị hóa

Không chỉ là vùng đất ven đô đang đô thị hoá nhanh chóng, phường Lý Văn Lâm (TP Cà Mau cũ) còn nổi bật với những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Trong đó, trồng dưa hấu trái vụ đang mở ra hướng đi mới, giúp nông dân nâng cao thu nhập, thích ứng linh hoạt với thị trường và biến đất trống thành đất sinh lời.

Xanh những mùa rau màu, ấm những mái nhà

Mùa bắp ngọt trên đất Phước Long

Từ trung tâm tỉnh Cà Mau, men theo tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, qua cầu Hoà Bình, thuộc ấp Mỹ I, xã Phước Long là đến xứ sở của bắp. Những ngày này, trên vùng đất ngọt hóa ấy, bắp đang vào vụ rộ. Những cánh đồng trải dài ngút mắt, xanh non đang “phất cờ” ngậm sữa, chuẩn bị cho một mùa thu hoạch trĩu quả.

Khởi đầu tiềm năng bán tín chỉ carbon 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tạo ra giá trị mới từ việc bán tín chỉ carbon. Với diện tích rừng rộng lớn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ (Công ty U Minh Hạ) đang có lợi thế rất lớn để tham gia vào thị trường này. 

Rau má được mùa

Khoảng 2 tuần nay, rau má tại các khu vực trồng rau màu của xã Vĩnh Thanh, tỉnh Cà Mau đang được thương lái thu mua với giá từ 16-18 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân rất phấn khởi vì sản xuất có lợi nhuận khá cao.

Cà Mau lần đầu có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.